Giáo án Toán 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

Giáo án Toán 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kỹ năng.

- Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định;mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.

- Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.

2. Về năng lực phẩm chất

- Rèn luyện được năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (phát biểu các mệnh đề toán học ).

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:

Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, phần mềm Geogebra, GSP

2. Học liệu:

 Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, dụng cụ vẽ parabol,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC.

HĐ1: Trải nghiệm(Khởi động)

 

doc 224 trang Phan Thành 05/07/2023 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 10 (Sách cánh diều) - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Tuấn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TOÁN 10 CÁNH DIỀU (HỌC KÌ 1_)
BÀI 1 (4 Tiết): MỆNH ĐỀ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kỹ năng.
- Nhận biết, thiết lập và phát biểu được các mệnh đề toán học, bao gồm: mệnh đề phủ định;mệnh đề đảo; mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương; mệnh đề có chứa kí hiệu ; điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
- Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề toán học trong những trường hợp đơn giản.
2. Về năng lực phẩm chất
- Rèn luyện được năng lực mô hình hóa toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (phát biểu các mệnh đề toán học ).
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu, phần mềm Geogebra, GSP 
2. Học liệu:
 Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, dụng cụ vẽ parabol, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC.
HĐ1: Trải nghiệm(Khởi động)
Mục tiêu: Tạo tình huống cho học sinh làm quen với mệnh đề qua việc xác định các phát biểu đúng sai.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
TH1: a) Câu “Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của Khoa là đúng.
b) Câu “Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của An là sai.
c) Câu “Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ?” là câu không xác định được tính đúng sai.
TH2: “b)” là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.
- Gv trình chiếu hình ảnh và đưa ra TH1.
TH1: Trong các câu ở tình huống mở đầu:
a) Câu nào đúng?
b) Câu nào sai?
c) Câu nào không xác định được tính đúng sai?
- Gv trình chiếu tình huống số 2 đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận
TH2: Phát biểu nào sau đây là câu khẳng định về một sự kiện trong toán học
a) Hà Nội là thủ đô của Việt Nam
b) Số là một số hữu tỉ
c) có phải là một nghiệm của phương trình không?
Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.
- Mong muốn Hs 
TH1: a) Câu “Có 6 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của Khoa là đúng.
b) Câu “Có 5 con vật xuất hiện trong hình vẽ” của An là sai.
c) Câu “Có bao nhiêu con vật xuất hiện trong hình vẽ?” là câu không xác định được tính đúng sai.
TH2: “b)” là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.
 Dẫn dắt vào bài mới: Vậy nhưng câu khẳng định đúng, sai trong TH1 và câu khẳng định về một sự kiện trong toán học được gọi là gì? Ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Phát triển kiến thức thu được từ hoạt động trải nghiệm, học sinh nhận thức được khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học. Nhận biết những câu không phải mệnh đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
I - Mệnh đề toán học
VD1: P là mệnh đề đúng
Q là mệnh đề sai
1, Mệnh đề.
- Mệnh đề là câu khẳng định có tính đúng hoặc sai.
+ Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai 
+ Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
Chú ý: “Những câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến không phải là mệnh đề”
2. Mệnh đề toán học: Là một mệnh đề khẳng định về một sự kiện trong toán học.
+ Khi mệnh đề toán học là đúng, ta gọi mệnh đề đó là một mệnh đề đúng.
+ Khi mệnh đề toán học là sai, ta gọi mệnh đề đó là mệnh đề sai.
Chú ý: - Khi không sợ nhầm lẫn, ta thường gọi tắt mệnh đề toán học là mệnh đề.
- Người ta thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, để biểu thị các mệnh đề.
GV đưa thêm VD1 và hướng dẫn học sinh đưa ra được khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học.
VD1: Trong hai mệnh đề toán học sau đây, mệnh đề nào là một khẳng định đúng? Mệnh đề nào là một khẳng định sai?
P:”Tổng hai góc đối của một tứ giác nội tiếp bằng ”;
Q:” là số hữu tỉ”.
TH1: a); b) là một mệnh đề.
TH2: b) là mệnh đề toán học.
? Gv Từ hai tình huống và VD1 các em hãy đưa ra khái niệm mệnh đề, mệnh đề toán học.
HĐ3: Củng cố kiên thức.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết mệnh đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
7p
VD2: Câu a) đúng do phương trình có 1 nghiệm nguyên ,
Câu b) sai. Do đó câu a), câu b) là những mệnh đề.
Câu c) là câu hỏi; câu d) là câu cảm thán, nêu lên ý kiến của người nói. Do đó không xác định được tính đúng sai. Vậy câu c), d) không phải là một mệnh đề.
VD3: 
A là một mệnh đề đúng.
B là một mệnh đề sai vì 1 không phải là số nguyên tố.
? Gv trình chiếu 2 ví dụ.
VD2: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề? Câu nào không phải là mệnh đề?
a) Phương trình có nghiệm nguyên;
b) ;
c) Có bao nhiêu dấu hiệu nhận biết hai tam giác đồng dạng?;
d) Đây là cách xử lý khôn ngoan!
VD3: Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A:” Tam giác có ba cạnh”.
B:”1 là số nguyên tố”
- Hs thảo luận nhóm tìm câu trả lời
- Mong đợi 
VD2: mệnh đề đúng là a), mệnh đề sai b). Không phải mệnh đề c), d).
VD3:
hs xác định được mệnh đề A đúng và B sai.
HOẠT ĐỘNG 2: MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN.
HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: Học sinh nắm nhận biết được mệnh đề chứa biến.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
II. Mệnh đề chứa biến
Xét câu “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên.
Ta chưa khẳng định được tính đúng sai của câu này, do đó nó chưa phải là một mệnh đề.
Tuy nhiên, với mỗi giá trị cụ thể của biến n, câu này cho ta một mệnh đề toán học mà ta có thể khẳng định được tính đúng sai của mệnh đề đó.
Ta nói rằng câu “n chia hết cho 3” là một mệnh đề chứa biến.
Chú ý: Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến n là P(n); mệnh đề chứa biến x, y là P(x,y); 
GV đưa ra tình huống.
TH3: Xét câu “ chia hết cho 3” với là số tự nhiên.
a) Ta có thể khẳng định được tính đúng sai của câu trên không?
b) Với thì câu “21 chia hết cho 3” có phải là một mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?
c) Với thì câu “10 chia hết cho 3” có phải là một mệnh đề toán học hay không? Nếu là mệnh đề toán học thì mệnh đề đó đúng hay sai?
- Hs thảo luận theo nhóm đưa ra câu trả lời
- Mong muốn hs chỉ ra được câu b), c) là mệnh đề và a) không phải là mệnh đề.
HĐ2: Củng cố, luyện tập kiến thức mới.
Mục tiêu: Học sinh nắm nhận biết được mệnh đề chứa biến, phân biệt được mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
VD4: 
a) “18 chia hết cho 9” không phải mệnh đề chứa biến.
Câu này là một mệnh đề vì 18 chia hết cho 9 là một khẳng định đúng.
b) “3n chia hết cho 9” là mệnh đề chứa biến.
Bài 1: Câu trả lời trên bảng của học sinh.
? Gv đưa ra VD
VD4: Trong các câu sau câu nào là mệnh đề chứa biến.
a) 18 chia hết cho 9;
b) 3n chia hết cho 9.
? Gv đưa ra bài tập luyện tập
Bài 1: Nêu 2 ví dụ về mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn hs chỉ ra được.
VD4: “3n chia hết cho 9” là mệnh đề chứa biến.
Bài 1: Học sinh nêu được ví dụ về mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
HOẠT ĐỘNG 3: MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH.
HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được mối quan hệ giữa hai mệnh đề, tính đúng sai của hai mệnh đề. Học sinh nắm được cách phủ định một mệnh đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
III. Phủ định của một mệnh đề.
1.Tình huống
Cường: “23 không là số nguyên tố”
Phát biểu của Kiên là mệnh đề đúng, của Cường là mệnh đề sai.
2. Phủ định của một mệnh đề.
Cho mệnh đề . Mệnh đề “không phải ” được gọi là mệnh đề phủ định của mệnh đề và kí hiệu là 
Chú ý: - Để phủ định một mệnh đề , người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề .
- Mệnh đề đúng khi sai.
- Mệnh đề sai khi đúng.
Gv đưa ra tình huống 
TH4: Hai bạn Kiên và Cường tranh luận với nhau.
Kiên nói: “23 là số nguyên tố”
Cường không đồng ý với ý kiến của Kiên.
a) Hãy phát biểu ý kiến của Cường dưới dạng mệnh đề.
b) Em có nhận xét gì về hai câu phát biểu của Kiên và Cường?
- Hs thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn học sinh đưa ra được mệnh đề
“23 không phải là số nguyên tố”
Và chỉ ra được mệnh đề.
Phát biểu của Kiên là mệnh đề đúng, của Cường là mệnh đề sai.
 HĐ2: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: Học sinh biết cách phát biểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề cho trước.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
7P
VD5:
: “16 không là bình phương của một số nguyên” là mệnh đề sai.
: “Số 25 chia hết cho 5” là mệnh đề đúng.
Bài 2:
: “5,15 không là số hữu tỉ” là mệnh đề sai;
: “2023 không là số chẵn” là mệnh đề đúng.
?GV đưa ra ví dụ.
VD5: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.
A: “16 là bình phương của một số nguyên”;
B: “Số 25 không chia hết cho 5”.
?GV đưa ra bài tập.
Bài 2: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.
P: “5,15 là một số hữu tỉ”;
Q: “2023 là số chẵn”
Hs thảo luận nhóm đưa ra đáp án.
- Mong muốn:
VD5
: “16 không là bình phương của một số nguyên” là mệnh đề sai;
: “Số 25 chia hết cho 5” là mệnh đề đúng.
Bài 2:
: “5,15 không là số hữu tỉ” là mệnh đề sai;
: “2023 không là số chẵn” là mệnh đề đúng.
HOẠT ĐỘNG 3: DẶN DÒ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ. (1p)
Học sinh về nhà làm bài tập 1, 2 SGK và đọc phần mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo. Mệnh đề tương đương.
Ghi chú những phần chưa hiểu ra giấy nháp, cố gắng làm các hoạt động luyện tập theo hướng dẫn “ví dụ”.
BÀI 1 (4 Tiết): MỆNH ĐỀ (Tiết 2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỆNH ĐỀ KÉO THEO.
HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết, thiết lập được mệnh đề kéo theo. Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
10p
IV- Mệnh đề kéo theo.
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu .
Mệnh đề sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
Chú ý: Tùy theo nội dung cụ thể đôi khi ta còn phát biểu mệnh đề là “P kéo theo Q”hay “P suy ra Q” hay “Vì P nên Q” 
* Nhận xét: Các định lý toán học là các mệnh đề đúng và thường được phát biểu ở dưới dạng mệnh đề kéo theo . 
Khi đó ta nói
P là giả thiết, Q là kết luận của định lý, hay P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.
?Gv TH1.
Xét hai mệnh đề:
P: “Số tự nhiên chia hết cho 6”;
Q: “Số tự nhiên chia hết cho 3”.
Xét mệnh đề R: “Nếu số tự nhiên chia hết cho 6 thì số tự nhiên chia hết cho 3”. 
a) Mệnh đề R có dạng phát biểu như thế nào?
b) Mệnh đề R là mệnh đề đúng hay sai.
? GV
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC. Xét hai mệnh đề:
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng ”;
Q: “Tam giác ABC đều”.
Hãy phát biểu mệnh đề và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề đó.
- Hs thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn học sinh nhận ra R: “Nếu P thì Q”
R là mệnh đề đúng.
-Hs thảo luận trả lời câu hỏi.
- Mong muốn:
: “Nếu tam giác ABC có hai góc bằng thì tam giác ABC đều”.
Là mệnh đề đúng.
HĐ2: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: Học sinh thực hành cách phát biểu mệnh đề kéo theo. Xác định được tính đúng, sai của mệnh đề kéo theo.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
10p
Ví dụ 1:
: “Nếu tam giác ABC có hai góc bằng thì tam giác ABC đều”
Là một mệnh đề đúng.
Bài 3: 
Câu trả lời của học sinh.
? GV 
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC. Xét hai mệnh đề:
P: “Tam giác ABC có hai góc bằng ”;
Q: “Tam giác ABC đều”.
Hãy phát biểu mệnh đề và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề đó.
? GV 
Bài 3: 
Hãy phát biểu một định lý toán học ở dạng mệnh đề kéo theo .
-Hs thảo luận nhóm trả lời ví dụ.
- Mong muốn:
: “Nếu tam giác ABC có hai góc bằng thì tam giác ABC đều”.
Là mệnh đề đúng.
-Hs thảo luận nhóm trả lời ví dụ.
- Mong muốn học sinh đưa ra được một số định lý.
HOẠT ĐỘNG 2: Mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
HĐ1: Trải nghiệm, hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách phát biểu mệnh đề đảo từ mệnh đề cho trước. Xác định được tính đúng sai của hai mệnh đề đó. Học sinh nắm được cách phát biểu mệnh đề tương đương.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
13p
2. Mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
- Mệnh đề gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề được.
- Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu .
* Nhận xét: Mệnh đề có thể phát biểu ở những dạng như sau:
- “P tương đương Q”;
- “P là điều kiện cần và đủ để có Q”;
- “P khi và chỉ khi Q”;
- “P nếu và chỉ nếu Q”.
* Chú ý: - Mệnh đề đảo của mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.
- Trong toán học, những câu khẳng định đúng phát biểu ở dưới dạng “” cũng được coi là một mệnh đề toán học, gọi là mệnh đề tương đương.
?Gv TH2
Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề dạng như sau: “Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC có ”. 
Phát biểu mệnh đề và xác định tính đúng, sai của hai mệnh đề và .
!GV 
Gợi ý về mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
- Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn học sinh phát biểu được mệnh đề : “Nếu tam giác ABC có thì tam giác ABC vuông tại A”.
+ và là mệnh đề đúng.
HĐ2: Củng cố, luyện tập.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được mệnh đề tương đương và luyện tập cách phát biểu mệnh đề tương đương. Học sinh vận dụng các kiến thức đã biết và lập luận logic để xác định tính đúng sai của một mệnh đề và mệnh đề đảo của nó.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
11p
Ví dụ 2:
Theo định lý Pythagore, hai mệnh đề và đều đúng. Do đó hai mệnh đề P và Q là tương đương và có thể phát biểu như sau: “Tam giác ABC vuông tại A khi và chỉ khi tam giác ABC có ”.
Bài 4:
a) : “Nếu Tam giác ABC đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
: “Nếu Tam giác ABC cân và có một góc bằng thì tam giác ABC đều”.
 và là hai mệnh đề đúng.
b) : “Tam giác ABC đều nếu và chỉ nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
? GV 
Ví dụ 2:
Trong hoạt động TH2, cho biết hai mệnh đề P và Q có tương đương hay không. Nếu có, hay phát biểu mệnh đề tương đương đó.
? GV 
Bài 4: Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề:
P: “Tam giác ABC đều”,
Q: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
a) Hãy phát biểu hai mệnh đề và và xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó.
b) Nếu cả hai mệnh đề trên đều đúng hãy phát biểu mệnh đề tương đương.
- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn:
Ví dụ 2: 
 và là mệnh đề đúng.
Bài 4:
: “Nếu Tam giác ABC đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng ”.
: “Nếu Tam giác ABC cân và có một góc bằng thì tam giác ABC đều”.
+ và là mệnh đề đúng.
+ “Tam giác ABC đều nếu và chỉ nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng ”
HOẠT ĐÔNG 3: DẶN DÒ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ. (1p)
Học sinh về nhà làm bài tập 3, 4 SGK và đọc tìm hiểu phần mệnh đề có chứa kí hiệu . Xem kĩ ví dụ và hoạt động luyện tập trong SKG. Tìm hiểu về hai nhà toán học Aristotle và Georgle Boole liên quan đên nội dung bài học.
BÀI 1 (4 Tiết): MỆNH ĐỀ (Tiết 3)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỆNH ĐỀ CHỨA KÍ HIỆU .
HD1: Trải nghiệm
Mục tiêu: Học sinh nhận thấy được từ mệnh đề chứa biến, nếu ta phát biểu kèm thêm lượng từ “với mọi”, “tồn tại” thì sẽ thu được các mệnh đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
5p
- GV đưa ra tình huống
Cho mệnh đề chứa biến “n chia hết cho 3” với n là số tự nhiên.
a) Phát biểu “với mọi số tự nhiên n, n chia hết cho 3” có phải là mệnh đề không?
b) Phát biểu “tồn tại số tự nhiên n, n chia hết cho 3” có phải là mệnh đề không?
- Học sinh thảo luận theo nhóm đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn học sinh chỉ ra được 
a) Đây là câu khẳng định sai vì với n=2 không chia hết cho 3 nên phát biểu trên là một mệnh đề toán học. 
b) Đây là khẳng định đúng vì với n=3 chia hết cho 3 nên phát biểu trên là một mệnh đề toán học.
HD2: Mệnh đề chứa kí hiệu .
Mục tiêu: Học sinh biết cách phát biểu mệnh đề chứa lượng từ “với mọi”, “tồn tại” và cách dùng kí hiệu “”, “”. Học sinh biết cách chứng minh một mệnh đề chứa kí hiệu “”, “” là đúng hay sai.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
5p
III-Kí hiệu .
1. Mệnh đề chứa kí hiệu .
+ Câu “với mọi số tự nhiên n, n chia hết cho 3” là một mệnh đề. Có thể viết mệnh đề này như sau:
P: “, n chia hết cho 3”.
+ Câu “tồn tại số tự nhiên n, n chia hết cho 3” là một mệnh đề. Có thể viết mệnh đề này như sau:
Q: “, n chia hết cho 3”.
+ Ở đó kí hiệu đọc là với mọi. Kí hiệu đọc là tồn tại.
Gv từ câu trả lời tình huống của học sinh gv hướng dẫn học sinh phát biểu mệnh đề chứa lượng từ “với mọi”, “tồn tại”.
-Hs chú ý phát biểu lĩnh hội kiến thức.
HD 3: Củng cố kiến thức
Mục tiêu: Học sinh biết cách dùng kí hiệu “”, “” trong phát biểu mệnh đề có chứa lượng từ “với mọi”, “tồn tại”. Học sinh biết cách chứng minh một mệnh đề chứa kí hiệu “”, “” là đúng hay sai.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
12p
VD7:
P: “, ” là mệnh đề đúng.
Xét tùy ý, ta có . Vậy P là mệnh đề đúng.
Q: ““, chia hết cho 6” là mệnh đề sai.
Chọn ta có, không chia hết cho 6. Vậy Q là mệnh đề sai.
VD8:
M: “, ” là mệnh đề đúng.
Chọn x=-2 ta có . Vậy M là mệnh đề đúng.
N: ““, ” là mệnh đề sai.
Với tùy ý ta có không chia hết cho 2 nên . Vậy N là mệnh đề sai.
* Chú ý: Cách làm ở ví du7, 8 cho ta phương pháp chứng minh một mệnh đề có chứa kí hiệu là đúng hoặc sai.
Gv trình chiếu ví dụ 7, 8.
Chia 2 nhóm làm ví dụ 7, 2 nhóm làm ví dụ 8.
VD7: Sử dụng kí hiệu “” để viết mỗi mệnh đề sau và xét xem mệnh đề đó là đúng hay sai, giải thích vì sao.
a) P: “Với mọi số thực x, ”;
b) Q: “Với mọi số tự nhiên n, chia hết cho 6”.
VD8: Sử dụng kí hiệu “” để viết mỗi mệnh đề sau và xem xét mỗi mệnh đề đó là đúng hay sai, giải thích vì sao.
a) M: “Tồn tại số thực x sao cho ”;
b) N: “Tồn tại số nguyên sao cho ”.
- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
- Mong muốn hs 
P: “, ” là mệnh đề đúng.
Q: ““, chia hết cho 6” là mệnh đề sai.
M: “, ” là mệnh đề đúng
N: ““, ” là mệnh đề sai.
HOẠT ĐỘNG 2: PHỦ ĐỊNH CỦA MỆNH ĐỀ CHỨA KÍ HIỆU .
HĐ1: Trải nghiệm
Mục tiêu: Học sinh nhận thấy được sự đối lập trong tình huống, từ đó nhận ra cách phủ định 1 mệnh đề chứa lượng từ .
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
5p
Gv đưa ra tình huống.
Bạn An nói: “Mọi số thực đều có bình phương là một số không âm”.
Bạn Bình phủ định lại câu nói của bạn An: “Có một số thực mà bình phương của nó là một số âm”.
a) Sử dụng kí hiệu để viết mệnh đề của bạn An.
b) Sử dụng kí hiệu để viết mệnh đề của bạn bình.
Hs thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn:
a) An: “ là một số không âm”.
b) Bình: “ là một số âm”.
HĐ2: Phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu .
Mục tiêu: Học sinh nắm được cách phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa lượng từ .
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm).
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
5p
2. Phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu .
An: “ là một số không âm”.
 PĐ 
Bình: “ là một số âm”.
Cho mênh đề “”. 
* Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
* Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
Gv từ tình huống hướng dẫn học sinh cách phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa lượng từ .
- Hs chú ý đặt câu hỏi lĩnh hội kiến thức.
HĐ3: Củng cố kiến thức.
Mục tiêu: Học sinh nắm vững cách phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa lượng từ .
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm).
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
VD:
a) Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
b) Phủ định của mệnh đề “” là mệnh đề “”.
Gv đưa ra ví dụ củng cố.
VD: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau.
a) “”.
b) “”.
Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn hs sinh đưa ra được.
a) “”.
b) “”.
HĐ3: Luyện tâp.
Mục tiêu: Giúp học sinh thực nắm vững cách phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa lượng từ .
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm).
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
6p
Bài tập:
a) Phủ định của mệnh đề “, n chia hết cho 3” là mệnh đề ““, n không chia hết cho 3”;
b) Phủ định của mệnh đề “ số thập phân đều viết được dưới dạng phân số”. là mệnh đề “số thập phân không viết được dưới dạng phân số”.
GV đưa ra bài tập luyện tập
Bài tập: Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:
a) Tồn tại số nguyên chia hết cho 3;
b) Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số.
Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Mong muốn.
a) “Mọi số nguyên đều không chia hết cho 3”;
b) “Tồn tại số thập phân không viết được dưới dạng phân số”.
HOẠT ĐỘNG 3: Dặn dò hướng dẫn hoạt động ở nhà.(1p)
Hs về nhà làm bài tập 5, 6, 7 SGK.
BÀI 1 (4 Tiết): MỆNH ĐỀ (Tiết 4)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG.
HĐ1: Luyện tập mệnh đề, mệnh đề phủ định.
Mục tiêu: Củng cố và nâng cao kỹ năng phát biểu một mệnh đề phủ định của một mệnh đề cho trước và xác định tính đúng sai của mệnh đề.
Sản phẩm: Câu trả lời của hoc sinh.
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
12p
Bài 1: Mệnh đề toán học là.
a) Tích hai số thực trái dấu là một số thực âm.
b) Mọi số tự nhiên đều là số dương.
Không phải mệnh đề tóa học là.
c) Có sự sống ngoài trái đất.
d) Ngày 1 tháng 5 là ngày quốc tế lao động.
Bài 2: 
a) : “ không là một phân số” Sai
b) : “Phương trình không có nghiệm” Sai
c) : “” Đúng
d) : “Số 2025 không chia hết cho 15” Sai.
!GV: Phân công nhiệm vụ quan sát hướng dẫn hs.
- Nhóm 1, 2: Làm bài 1, bài 2 ý a, b SGK.
- Nhóm 3, 4: Làm bài tập 1, bài 2 ý c, d SGK.
- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác quan sát nhận xét.
HĐ2: Luyện tập mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
Mục tiêu: Học sinh luyện tập cách phát biểu mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. Học sinh vận dụng các kiến thức toán học đã biết cùng lập luận logic để xác định tính đúng sai của các mệnh đề trên.
Sản phẩm: Câu trả lời của hoc sinh.
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
17p
Bài 3:
: “Nếu n là một số tự nhiên chia hết cho 16 thì n là một số tự nhiên chia hết cho 8” là mệnh đề đúng.
: “Nếu n là số tự nhiên chia hết cho 8 thì n là số tự nhiên chia hết cho 16” là mệnh đề sai.
Bài 4: 
- : “Tam giác ABC cân khi và chỉ khi tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau”.
- : “Tam giác ABC cân nếu và chỉ nếu tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau”.
- : “Tam giác ABC cân là điều kiện cần và đủ để tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau”.
: “Tam giác ABC cân tương đương với tam giác ABC có hai đường cao bằng nhau”.
!GV: Phân công nhiệm vụ quan sát hướng dẫn hs.
- Nhóm 1, 2: Làm bài 3 SGK.
- Nhóm 3, 4: Làm bài tập 4 SGK.
- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác quan sát nhận xét.
- Kết quả học sinh trình bày trên bảng.
HĐ3: Luyện tập mệnh đề chứa kí hiệu .
Mục tiêu: Học sinh luyện tập cách phát biểu mệnh chứa lượng từ và cách phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu . Học sinh vận dụng các kiến thức toán học đã biết cùng lập luận logic để xác định tính đúng sai của các mệnh đề trên.
Sản phẩm: Câu trả lời của hoc sinh.
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm)
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
15p
Bài 5:
a) “, n không chia hết cho n”;
b) “, ”.
Bài 6:
a) “Với mọi số thực ,”;
b) “Tồn tại số thực , ”.
Bài 7: Mệnh đề phủ định
a) “, ”;
b) “, ”;
c) “,”;
d) “,”;
!GV: Phân công nhiệm vụ quan sát hướng dẫn hs.
- Nhóm 1, 2: Làm bài 5, 6 SGK.
- Nhóm 3, 4: Làm bài tập 7 SGK.
- Hs thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày, nhóm khác quan sát nhận xét.
- Mong muốn
- Kết quả học sinh trình bày trên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2: DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ.(1P)
BÀI 2: TẬP HỢP, CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về tập hợp (tập con, 2 tập hợp bằng nhau, tập rỗng) và biết sử dụng các kí hiệu cũng như vẽ biểu đồ Ven.
- Nắm vững cách cho một tập hợp và xác định được các phần tử của tập hợp.
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu 1 số tập con thường dùng của tập số thực và biểu diễn được các tập con đó trên trục số.
- Giải quyết được 1 số vấn đề thực tiễn gắn với phép toán trên tập hợp.
B. MỤC TIÊU
Năng lực
Biểu hiện cụ thể của năng lực toán học thành phần gắn với bài học
Năng lực toán học thành phần
Sử dụng phương pháp lập luận, quy nạp để đưa ra khái niệm tập hợp. Biết cách cho một tập hợp.
Biết cách xác định tập con của một tập hợp và chỉ ra hai tập hợp bằng nhau.
Tư duy và lập luận toán học.
Giao tiếp toán học.
Biết mô hình hóa tập hợp bằng biểu đồ Ven để giải quyết bài toán thực tiễn.
Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề.
Biết tóm tắt các khái niệm bằng ngôn ngữ toán học
Giao tiếp toán học.
Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tập hợp, qua đó giải quyết được các bài toán thực tiễn về tập hợp và hình thành kiến thức nền cho một số kiến thức khác.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong bài tập hợp.
- Trung thực trong hoạt động động nhóm và giải quyết vấn đề.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phấn, thước kẻ, máy chiếu,....
2. Học liệu:
 Học sinh hoàn thành phiếu học tập, bảng nhóm, bài tập sgk.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
Mục tiêu: Ôn tập về tập hợp đã học ở lớp 6 và vào bài mới “Tập Hợp”.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Cách thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân
Phương tiện dạy học: Trình chiếu câu hỏi
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS
05 phút
-Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và đời sống. Nêu 1 ví dụ về tập hợp?
Câu hỏi: 
-Cho tập hợp là học sinh lớp .
-Cho tập hợp là học sinh nữ của lớp .
Làm thế nào để diễn tả quan hệ giữa tập hợp và tập hợp ? 
-Trình chiếu câu hỏi
- Đưa ra 1 câu hỏi để dẫn dắt HS đến bài học
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
Trả lời : 
-Ví dụ về tập hợp là .
- Tập là tập con của tập .
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1 : TẬP HỢP
Hoạt động 2.1. Nhắc lại các kiến thức về tập hợp
Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm tập hợp, biết quan hệ phần tử thuộc hoặc không thuộc một tập hợp.
- Biết cách xác định một tập hợp bằng cách liệt kê phần tử, nêu tính chất đặc trưng các phần tử và biết dùng biểu đồ Ven để minh họa tập hợp.
- Hiểu được khái niệm và ký hiệu của tập rỗng.
Sản phẩm: Các kiến thức cơ bản về tập hợp
Tổ chức thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân
Thời gian
Tiến trình nội dung
Vai trò của GV
Nhiệm vụ của HS
05 phút
I. Tập hợp
1. Định nghĩa
a.Đ/n: Tập hợp là một nhóm các sự vật, sự việc có chung một tính chất, cách biểu diễn Những đối tượng trong tập hợp ta gọi là phần tử.
b. Biểu diễn: Người ta minh họa tập hợp bởi một vòng kín, mỗi phần tử của tập hợp được biển diễn bởi một chấm bên trong vòng kín, còn phần tử không thuộc tập hợp đó được biểu diễn bởi một chấm bên ngoài vòng kín. Cách minh họa tập hợp như vậy gọi là biểu đồ Ven. 
Ngoài ra, các phần tử thuộc ta kí hiệu bởi dấu và các phần tử không thuộc ta kí hiệu bởi dấu .
c. Cách cho một tập hợp
Có hai cách cho 1 tập hợp đó là: Liệt kê các phần tử của tập hợp đó và chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Chú ý: Một tập hợp có thể có 1 phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
-Tập không có phần tử nào gọi là tập rỗng. Kí hiệu .
H1? Nêu ví dụ về tập hợp?
H2? Viết tập hợp trong hình 1 bằng cách liệt kê các phần tử của nó?
H3? Chỉ ra các phần tử không thuộc ?
H4? Cho các mệnh đề:
A: “ là một số nguyên”
B: ” không phải là một số hữu tỉ”
Hãy viết lại mệnh đề bằng các ký hiệu và ?
H5? Cho tập hợp gồm các số tự nhiên chẵn có một chữ số.
Viết tập hợp theo hai cách là liệt kê các phần tử của tập hợp và chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của ?
H6? Nêu số phần tử của mỗi tập hợp sau?
; ; 
- Tìm câu trả lời
- HS làm việc cặp đôi theo bàn.
-Mong

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_10_sach_canh_dieu_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_ma.doc