Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Phân tích được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

2. Thái độ.

- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.

3. Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.

4. Định hướng phẩm chất và năng lực: Tự học và tự chủ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tái hiện và nhận thức lịch sử; Yêu nước và trách nhiệm.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh, Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.

- Giáo án điện tử thiết kế trên phần mềm Powerpoint.

- Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 10, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSTG),.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm những câu chuyện về nguồn gốc loài người.

- Chuẩn bị phương án thuyết trình.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP

A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP

1. Mục tiêu:

- Học sinh trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

2. Phương thức

- Quan sát hình ảnh dưới đây: (trình chiếu Powerpoint)

+ Trả lời câu hỏi sau: Hình ảnh trên phản ánh điều gì về sự tiến hóa của con người thời nguyên thủy? Sự tiến hóa đó đã làm cho xã hội thay đổi ra sao?

- GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi.

3. Gợi ý sản phẩm:

- Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

- Bài 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy đã cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thuỷ - một tổ chức xã hội quá độ.

Vậy: Tính chất tổ chức đầu tiên của xã hội loài người? Bầy đàn phát triển đã tạo nên sự gắn kết như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 85 trang yunqn234 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kỳ I - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Tiết số 1
Bài 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI 
VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
- Liên hệ được với Lịch sử Việt Nam: cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
- Phân tích được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về đặc điểm quá trình tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình; đồng thời thấy được sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người 
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người 
4. Định hướng phẩm chất và năng lực: Tự học và tự chủ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tái hiện và nhận thức lịch sử; Yêu nước và trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, phim tài liệu liên quan đến bài học.
- Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học: Núi Đọ (Thanh Hóa), Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Hang Gòn (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Hòa Bình, Bắc Sơn.
- Giáo án điện tử thiết kế trên phần mềm Powerpoint.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm những câu chuyện về nguồn gốc loài người.
- Chuẩn bị phương án thuyết trình.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP 
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh: Thuyết địa đàng; Lạc Long Quân - Âu Cơ; Thuyết tiến hoá, các em có thể biết được những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người, nhưng chưa biết được đâu là quan điểm chính xác về nguồn gốc loài người. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức
+ Hãy quan sát một số hình ảnh sau đây: 
+ Trả lời câu hỏi sau: Có những quan điểm nào về nguồn gốc của loài người? Quan điểm nào là chính xác?
GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. 
3. Gợi ý sản phẩm
- Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người: tôn giáo, truyền thuyết, khoa học... nhưng chỉ có quan điểm khoa học giải thích về nguồn gốc loài người là chính xác, vì nó dựa trên những chứng cứ có thật. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tìm hiểu về xã hội đầu tiên của loài người: Xã hội nguyên thuỷ. Vậy:
+ Nguồn gốc xuất hiện của loài người?
+ Qúa trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
+ Những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
1. Mục tiêu: 
- Trình bày được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn; đời sống của bầy người nguyên thủy. 
- Trình bày được những dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam. Qua đó thấy được nét tương đồng về cuộc sống của người tối cổ ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới.
2. Phương thức: 
- Gv chia lớp thành hai nhóm:
* Nhóm 1: Tìm hiểu về sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy: GV đưa hình ảnh, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu kiến thức SGK trả lời câu hỏi sau: Con người có nguồn gốc như thế nào? Xuất hiện cách đây bao lâu?
* Nhóm 2: Tìm hiểu về Những dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc sách giáo khoa trang 70 kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết: Có bằng chứng gì để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ nguyên thuỷ không? Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của Người tối cổ Việt Nam? Người tối cổ ở Việt Nam sinh sống thế nào?
- Trong các hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về nguồn gốc loài người; qúa trình tiến hóa của loài người; đời sống của bầy người nguyên thủy.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
3. Gợi ý sản phẩm:
* Nhóm 1:
a. Sự xuất hiện loài người:
- Loài người xuất hiện cách nay khoảng 6 triệu năm từ một loài vượn cổ chuyển hoá thành, trải qua quá trình lao động lâu dài, đến cách nay 4 triệu năm, dần chuyển biến thành Người tối cổ.
- Di cốt tìm thấy ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam.
- Cấu tạo: Họ đi bằng hai chân, đôi tay tự do để sử dụng công cụ, hộp sọ lớn hơn vượn cổ, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
b. Đời sống vật chất của Người tối cổ:
- Công cụ lao động thô sơ: cành cây, rìu đá
- Kiếm sống bằng: hái lượm và săn bắt.
- Phát minh ra lửa .
- Sống trong hang động, mái đá. 
c. Quan hệ xã hội: quan hệ hợp quần của Người tối cổ được gọi là Bầy người nguyên thủy.
* Nhóm 2:
- Cách nay 30 -> 40 vạn năm, trên đất Việt Nam đã có Người tối cổ sinh sống (dấu vết tìm thấy ở Lạng Sơn (răng hóa thạch), Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước (công cụ ghè đẽo thô sơ). 
- Người tối cồ sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
Hoạt động 2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
1. Mục tiêu: HS phân tích được Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày càng phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình ® tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Người tinh khôn là bước nhảy vọt thứ 2 từ người tối cổ thành người tinh khôn.
2. Phương thức:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: chia lớp thành ba nhóm, tìm hiểu về bước nhảy vọt từ người tối cổ thành người tinh khôn.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm 1: đọc thông tin, kết hợp quan sát tranh ảnh trên màn trình chiếu. 
- Câu hỏi tìm hiểu:
+ Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm 2: đọc thông tin, kết hợp kết hợp quan sát tranh ảnh trên màn trình chiếu. 
- Câu hỏi tìm hiểu:
+ Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
- GV giao nhiệm vụ cho nhóm 2: đọc thông tin, kết hợp kết hợp quan sát tranh ảnh trên màn trình chiếu. 
- Câu hỏi tìm hiểu:
+ Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất?
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi và viết phần trả lời.
- Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời.
3. Gợi ý sản phẩm:
- Khoảng 4 vạn năm trước đây, người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay 
- Óc sáng tạo là sự sáng tạo của con người trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.
+ Công cụ đá: Đá cũ → đá mới (ghè - mài nhẵn - đục lỗ tra cán).
+ Công cụ mới: Lao, cung tên.
=> Đây là bước tiến mang tính đột phá trong cải tạo công cụ của người nguyên thuỷ.
Hoạt động 3. Cuộc cách mạng thời đá mới
1. Mục tiêu: HS tóm tắt được Cuộc cách mạng đá mới - đây là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà cửa, đã sống ổn định và lâu dài. Như thế cũng phải kéo dài tích luỹ kinh nghiệm tới 3 vạn năm. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây mới bắt đầu thời đá mới.
2. Phương thức: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, kết hợp thông tin, tìm hiểu về cuộc cách mạng đá mới. Làm rõ để học sinh hiểu: Cuộc cách mạng đá mới là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà cửa, đã sống ổn định và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu 1m nói lên có thể lâu tới cả nghìn năm). Như thế cũng phải kéo dài tích luỹ kinh nghiệm tới 3 vạn năm. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây mới bắt đầu thời đá mới.
- GV nêu câu hỏi:
+ Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?
+ Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
- GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. 
3. Gợi ý sản phẩm: 
- 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu.
- Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Làm sạch tấm da thú che thân.
+ Làm nhạc cụ.
Þ Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người; đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thủy, con người đã có một bước tiến lớn từ người tối cổ thành người tinh khôn, từ khi Người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây mới bắt đầu thời đá mới.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp.
+ Nhiệm vụ 2: (HS làm việc ở nhà) HS hoàn thiện bảng so sánh:
Nội dung
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
Chủ nhân
Kĩ thuật chế tác đá
Đời sống con người
3. Gợi ý sản phẩm:
*Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
Câu 1. Loài vượn cổ đã có thể đứng và đi bằng hai chân sống cách ngày nay 
A. 4 triệu năm. B. 5 triệu năm. C. 6 triệu năm D. 7 triệu năm
Câu 2. Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng
A. 3 vạn năm. B. 5 triệu năm. C. 4 triệu năm. D. 4 vạn năm.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của Người tinh khôn là gì?
A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên người. B. Là người tối cổ tiến hoá.
C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người. D. Đã biết tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
* Nhiệm vụ 2: HS hoàn thiện bảng so sánh:
Nội dung
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
Thời gian
4 triệu năm trước đây
1 vạn năm trước đây
Chủ nhân
Người tối cổ
Người tinh khôn
Kĩ thuật chế tác đá
Ghè, đẽo
Khoan, mài
Phương thức kiếm sống chủ yếu
Săn bắt, hái lượm
Trồng trọt, chăn nuôi
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người; đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ: 
1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình tiến hóa của loài người.
2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
3. Vẽ tranh: quá trình tiến hóa của loài người; cuộc sống của người nguyên thủy.
- HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh)
3. Gợi ý sản phẩm:
1. Sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình tiến hóa của loài người.
2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
3. Vẽ tranh: quá trình tiến hóa của loài người; cuộc sống của người nguyên thủy.
Ngày soạn: ..............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Tiết số 2
 Bài 2
 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Phân tích được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Thái độ.
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.
3. Kỹ năng
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
4. Định hướng phẩm chất và năng lực: Tự học và tự chủ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tái hiện và nhận thức lịch sử; Yêu nước và trách nhiệm.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
- Giáo án điện tử thiết kế trên phần mềm Powerpoint.
- Học liệu (tư liệu tham khảo): Tư liệu lịch sử 10, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THPT (phần LSTG),...
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm những câu chuyện về nguồn gốc loài người.
- Chuẩn bị phương án thuyết trình.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Phương thức
- Quan sát hình ảnh dưới đây: (trình chiếu Powerpoint)
+ Trả lời câu hỏi sau: Hình ảnh trên phản ánh điều gì về sự tiến hóa của con người thời nguyên thủy? Sự tiến hóa đó đã làm cho xã hội thay đổi ra sao?
- GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. 
3. Gợi ý sản phẩm:
- Mỗi nhóm HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
- Bài 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy đã cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thuỷ - một tổ chức xã hội quá độ. 
Vậy: Tính chất tổ chức đầu tiên của xã hội loài người? Bầy đàn phát triển đã tạo nên sự gắn kết như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Thị tộc - bộ lạc 
* Mục tiêu: 
- HS trình bày được khái niệm thế nào là Thị tộc? Bộ lạc? Đặc điểm giống và khác nhau giữa Thị tộc và Bộ lạc.
- Học sinh liên hệ được với Lịch sử Việt Nam: sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc gắn liền với văn hóa Ngườm, Sơn Vi, Hòa Bình – Bắc Sơn.
* Phương thức: 
- Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn. Điều đó đưa đến xã hội bầy người nguyên thuỷ, một tổ chức hợp quần và sinh hoạt theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng khác đi. Số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc, mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (đông hơn trước gấp 2-3 lần) gồm 2, 3 thế hệ già trẻ chung dòng máu Þ Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn. Hình thức tổ chức ấy gọi là thị tộc - những người "cùng họ". Đây là tổ chức thực chất và định hình đầu tiên của loài người.
- GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc?
- Gv tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK trang 71,72, cho biết:
+ Khi người tinh khôn xuất hiện, công xã thị tộc hình thành, vậy theo em Công xã thị tộc là gì?
+ Chủ nhân văn hóa Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao?
+ Những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn Vi so với Người tối cổ?
+ Sự tiến bộ về tổ chức xã hội, chế tạo công cụ, phương thức kiếm sống của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn?
- Trong những hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về thị tộc, mối quan hệ trong thị tộc.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
a. Thị tộc, bộ lạc
- Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.
+ Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
+ Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
- Sự giống và khác nhau 
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.
+ Điểm giống: Cùng có chung một dòng máu.
+ Điểm khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc). Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
b. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc ở Việt Nam
- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.
- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
- Sự tiến bộ về tổ chức xã hội, chế tạo công cụ, phương thức kiếm sống của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn: 
+ Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.
+ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.
® Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.
Hoạt động 2. Tìm hiểu buổi đầu của thời đại kim khí
* Mục tiêu:
- HS tóm tắt được quá trình tìm và sử dụng kim loại và hệ quả của nó.
- Trình bày được các mốc thời gian và địa bàn xuất hiện công cụ bằng kim loại trên phạm vi rộng ở Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
* Phương thức:
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 10 SGK , cho biết: mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế? Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
- Gv tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc và nghiên cứu SGK trang 72,73, cho biết:
+ Mốc thời gian xuất hiện công cụ bằng kim loại?
+ Địa bàn xuất hiện công cụ bằng kim loại?
+ Ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại?
- Trong các hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
a. Buổi đầu của thời đại kim khí.
- Con người tìm và sử dụng kim loại:
+ Khoảng 5.500 năm trước đây - đồng đỏ.
+ Khoảng 4.000 năm trước đây - đồng thau.
+ Khoảng 3.000 năm trước đây - sắt.
- Hệ quả
+ Năng suất lao động tăng
+ Khai thác thêm đất đai trồng trọt
+ Thêm nhiều ngành nghề mới.
b. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ở Việt Nam.
- Cách ngày nay khoảng 4000 - 3000 năm (TCN) các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và thuật luyện kim.
- Địa bàn: Bắc, Trung, Nam thuộc các di tích văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.
- Ý nghĩa: Là tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
* Mục tiêu:
- HS phân tích được nguyên nhân vì sao khi chế độ tư hữu xuất hiện đã làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy không còn lý do để tồn tại nữa.
* Phương thức:
- GV yêu cầu HS đọc các tư liệu dưới đây, trao đổi thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao chế độ tư hữu xuất hiện làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy không còn lý do để tồn tại nữa? 
+ Việc chiếm sản phẩm thừa của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thuỷ như thế nào?
+ Sự xuất hiện xã hội có giai cấp tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội nguyên thủy?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại cặp đôi để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung Þ tư hữu xuất hiện
- Gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ.
- Xã hội phân chia giai cấp
=>XHNT (thị tộc và bộ lạc) tan rã vì con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên - Xã hội cổ đại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về khái niệm Thị tộc, bộ lạc; quá trình tìm và sử dụng kim loại và hệ quả của nó; chế độ tư hữu xuất hiện đã làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy tan vỡ.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp.
+ Nhiệm vụ 2: (HS làm việc ở nhà) HS hoàn thiện việc trả lời các câu hỏi sau:
1. So sánh điểm giống - khác nhau của thị tộc và bộ lạc.
2. Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
3. Gợi ý sản phẩm:
*Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
Câu 1. Thế nào là thị tộc?
A. Là nhóm người có chung dòng máu. 	 B. Là nhóm người hơn 10 gia đình.
C. Là nhóm người cùng sống với nhau. 	 D. Là nhóm người sống ở cùng địa bàn.
Câu 2. Thế nào là bộ lạc?
A. Là tập hợp các thị tộc 
B. Là những thị tộc có cùng chung nguồn nước.
C. Là tập hợp các thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau.
D. Là sự liên kết của các thị tộc .
Câu 3. Khi có sản phẩm dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội. B. Những người có chức phận trong xã hội.
C. Người đứng đầu mỗi gia đình. D. Những người làm ra nhiều của cải nhất.
* Nhiệm vụ 2: HS hoàn thiện các câu trả lời.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: khái niệm Thị tộc, bộ lạc; quá trình tìm và sử dụng kim loại và hệ quả của nó; chế độ tư hữu xuất hiện đã làm cho “nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy tan vỡ.
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ: 
1. Vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.
2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
- HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh)
3. Gợi ý sản phẩm:
1. Sơ đồ tư duy với từ khóa: quá trình xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.
2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
Ngày soạn: ............................................
Ngày kí duyệt: .......................................
Khối: lớp 10
Tiết số: 3,4,5,6
CHỦ ĐỀ. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Cơ sở hình thành chuyên đề
- Bài 3, bài 4 - SGK Lịch sử 10 Cơ bản.
2. Thời gian dự kiến 4 tiết:
- Tiết 1: mục I. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại.
- Tiết 2: mục II. Sự ra đời của nhà nước, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại.
- Tiết 3,4: mục III. Văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây.
II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ BÀI HỌC 
1. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại
a. Điều kiện tự nhiên (vị trí, thuận lợi, khó khăn)
- Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Tây
b. Sự phát triển kinh tế 
- Các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Tây
2. Sự ra đời của nhà nước, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị và cơ cấu giai câp của các quốc gia cổ đại
* Sự ra đời (Thời gian và tên các quốc gia cổ đại)
- Phương Đông:
- Phương Tây:
* Cơ cấu xã hội
- Phương Đông:
- Phương Tây:
* Thể chế chính trị
- Phương Đông:
- Phương Tây:
3. Văn hóa cổ đại 
- Phương Đông:
- Phương Tây:
- So sánh, rút ra nhận xét, đánh giá
III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế dẫn đến quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Thời gian xuất hiện và tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Thể chế chính trị và các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại. Những thành tựu chính của văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây
- Phân tích được sự phát triển kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại. Đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Sự phát triển cao hơn của văn hóa phương Tây và nguyên nhân của sự phát triển.
- So sánh được sự khác biệt giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Giá trị của những thành tựu văn hóa cổ đại với đời sống hiện nay. 
2. Kỹ năng
- Quan sát lược đồ thấy được vị trí của các quốc gia cổ đại P.Đông, P.Tây; khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề.
- Vẽ lược đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông.
- So sánh, phân tích giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.
- Đánh giá tầm quan trọng của văn hóa phương Đông, phương Tây đối với ngày nay.
- Thuyết trình một vấn đề.
3. Thái độ 
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam.
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta. 
4. Định hướng phẩm chất và năng lực: 
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, phim tài liệu liên quan đến bài học.
- Giáo án điện tử thiết kế trên phần mềm Powerpoint.
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Sơ đồ các giai cấp trong xã hội cổ đại.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan bài học.
- Chuẩn bị phương án thuyết trình.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu: 
Với việc HS quan sát hình ảnh về xã hội cổ đại, các em suy nghĩ về sự hình thành nhà nước, kết cấu xã hội và thiết chế chính trị của các quốc gia cổ đại. Tuy nhiên, các em chưa biết tại sao xã hội cổ đại phương Đông hình thành sớm hơn phương Tây, tổ chức bộ máy nhà nước, các giai cấp trong xã hội cổ đại. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức: 
- Cho 6 bức tranh (Kim tự tháp, đấu trường Rô ma, chữ tượng hình, bảng chữ cái Latinh, sông Nin, biển Địa Trung Hải), yêu cầu học sinh ghép các hình ảnh thích hợp vào hai cột Phương Đông và phương Tây
- Những hình ảnh trên phản ánh đặc trưng về điều kiện tự nhiên và nét nổi bật về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Vậy điều kiện nào dẫn đến sự hình thành các quốc gia cổ đại? Quá trình hình thành nhà nước diễn ra như thế nào? Những đặc điểm về thể chế chính trị và những thành tựu văn hóa cổ đại đạt được như thế nào .. 
3. Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 3
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại.
* Mục tiêu:
- Trình bày được thời gian, địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại.
- Rút ra được cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại.
* Phương thức:
- Bước 1: GV sử dụng Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây để yêu cầu HS xác định vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây bằng cách yêu cầu HS tô màu vàng vào các quốc gia cổ đại phương Đông, màu đỏ vào các quốc gia cổ đại phương Tây, màu xanh vào các dòng sông và biển chạy qua các quốc gia này
=> Rút ra nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi, còn các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở bờ bắc Địa Trung Hải
- Bước 2: GV đưa ra giả định: ĐKTN và sự phát triển kinh tế không có mối liên hệ với nhau, đúng hay sai? Hãy chứng minh?
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông.
+ Các quốc gia cổ đại phương Tây. 
→ Học sinh làm việc cá nhân, giải quyết vấn đề giáo viên yêu cầu thực hiện.
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả và thảo luận
- Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: ĐKTN có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế. GV giúp HS làm rõ những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí, từ đó rút ra những hoạt động kinh tế cơ bản của phương Đông và phương Tây.
* Gợi ý sản phẩm:
I. Cơ sở hình thành
Xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội cổ đại phương Tây
I.1. ĐKTN
- Hình thành ở lưu vực sông lớn có đồng bằng phù sa nhỏ hẹp màu mỡ (Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang, Lưỡng Hà trên lưu vực sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, Ấn Độ trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng, Ai Cập trên lưu vực sông Nin). 
+ Thuận lơi: đất mềm và nước tưới đầy đủ => thích hợp cho việc trồng cây lương thực.
+ Khó khăn: trị thủy các dòng sông, làm kênh tưới tiêu => đòi hỏi sự hợp tác và sáng tạo.
- Hình thành ở bờ Bắc Địa Trung Hải gồm nhiều đảo nhỏ và bán đảo.
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: Địa hình bị chia cắt nên dân cư phân tán. Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
I.2. Ngành kinh tế
- Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt.
- Chăn nuôi
- Làm thủ công nghiệp như dệt, làm gốm.
- Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, đồ mỹ nghệ, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu oluu, trình độ cao, qui mô lớn.
- Thương nghiệp: chủ yếu thương mại đường biển, nhiều hải cảng ( Đelốt, Pire) có thuyền lớn, xuất đi hàng thủ công, nông sản đã chế biến, nhập về lúa mì, thực phẩm, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.. 
- Kinh tế hàng hóa- tiền tệ: biểu hiện là sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, lưu thông tiền tệ. => Mỗi thị quốc có một đồng tiền riêng.
Kết luận: Cơ sở hình thành
+ ĐKTN: Nhờ đất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chuong_trinh_hoc_ky_i_truong_thpt_ngo.doc