Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2021-2022 - Phạm Hoàng Hiếu

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2021-2022 - Phạm Hoàng Hiếu

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết được về nguyên nhân dẫ đến các cuộc phát kiến địa lý.

- Học sinh biết được hệ quả của các cuộc phát kiến đại lý về mặt tích cực và hạn chế.

- Học sinh hiểu được về sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

- Học sinh nhận xét được về sự thay đổi của xã hội Tây Âu khi hình thức sản xuất mới xuất hiện.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng: Tư duy, phân tích, khái quát vấn đề, phân tích sự kiện

3. Thái độ

- Giúp HS hình thành những nhận xét đánh giá đúng đắn về các cuộc phát kiến địa lý.

- Có nhận xét chính xác về bản chất của hình thức sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa.

4. Năng lực cần hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học , tự đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.

II. Chuẩn bị :

GV: Giáo án lên lớp, máy tính kết nối máy chiếu

HS : Vở ghi, SGK.

 

docx 4 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 5160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại - Năm học 2021-2022 - Phạm Hoàng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
15/12/2021
Điều chỉnh
Ngày giảng
16/12/2021
Tiết theo ppct
15
Lớp:
10A3
BÀI 11.
TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: 
- Học sinh biết được về nguyên nhân dẫ đến các cuộc phát kiến địa lý.
- Học sinh biết được hệ quả của các cuộc phát kiến đại lý về mặt tích cực và hạn chế.
- Học sinh hiểu được về sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
- Học sinh nhận xét được về sự thay đổi của xã hội Tây Âu khi hình thức sản xuất mới xuất hiện.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng: Tư duy, phân tích, khái quát vấn đề, phân tích sự kiện
3. Thái độ
- Giúp HS hình thành những nhận xét đánh giá đúng đắn về các cuộc phát kiến địa lý.
- Có nhận xét chính xác về bản chất của hình thức sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa.
4. Năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học , tự đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.
II. Chuẩn bị :
GV: Giáo án lên lớp, máy tính kết nối máy chiếu
HS : Vở ghi, SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
	- Kiểm tra sĩ số học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ
	* Câu hỏi: Trình bày những việc làm của người Giéc- Man sau khi xâm chiếm và lật đổ đế quốc Rô- Ma.
	* Đáp án: 
	- Chính trị: 
	+) Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ lập các vương quốc mới
	+) Các thủ lĩnh tự xưng mình là vua phong cho mình các tước vị cao quý : Công tước, bá tước, nam tước.
	- Kinh tế: Chiếm ruộng đất của người Rô-ma chia cho nhau, tướng lĩnh quân sự, quý tộc được phần nhiều hơn=> đẳng cấp quý tộc vũ sĩ
	- Văn hóa: Từ bỏ các tông giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ.=> quý tộc tăng lữ.
3.Dạy bài mới:
Do sự phát triển nhanh chóng ở các nước Tây Âu dẫn đến việc tìm kiếm những con đường mới, nhu cầu nguồn nguyên liệu ngày càng cao. Đã dẫn đến những cuộc phát kiến địa lý. Vậy những cuộc phát kiến địa lí này đã giải quyết được những vẫn đề gì của các nước phương Tây, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí này đã có những tác động như thế nào đến tình hình thế giới. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi nêu trên. Xin mời các em đến với bài học ngày hôm nay.
2. Hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ I :Tìm hiểu về những cuộc phát kiến địa lí.
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu tư liệu trong SGK/60 hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí Tây Âu. 
HS: TL
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: Vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
HS: TL
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: dựa vào kiến thức SGK/61 Em hãy nêu những cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu? và hoàn thiện bảng niên biểu sau
GV: Tiến hành thảo luận (5p) nhóm: chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm về hệ quả tích cực của phát kiến địa lí
Nhóm 2: Tìm về hệ quả tiêu cực của phát kiến địa lí 
HS: Tiến hành thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao 
HĐ 2 :Tìm hiểu sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
GV: Em hãy chỉ ra các hình thức kinh doanh TBCN. 
HS: TL 
GV: Nhận xét chốt kiến thức.
GV: Cùng với sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN, xã hội Tây Âu đã có sự thay đổi như thế nào
1. Những cuộc phát kiến địa lý
a. Hoàn cảnh
- Do sản xuất phát triển, nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường.
- Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm
b. Điều kiện
- Khoa học kỹ thuật phát triển như đóng tàu, la bàn, bản đồ, các học thuyết về địa lý.
c. Những cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu 
- Mở đầu cho các cuộc phát kiến địa lí là các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiên phong đi đầu. 
* Nguyên do
- Có vị trí địa lý thuận lợi.
- Có tầng lớp quý tộc thượng võ hiếu chiến.
- Có những đội hạm thuyền mạnh.
- Có nền kinh tế hàng hóa phát triển.
Thời gian 
Nước
Tên các nhà thám hiểm 
Kết quả của thám cuộc thám hiểm 
1487 
Bồ Đào Nha 
B. Điaxơ
Đi đến cực nam C.Phi 
1492
Tây Ban Nha
C.Côlômbô
Phát hiện ra châu Mỹ
1497
Bồ Đào Nha 
Vaxcôđơ Gama 
Đến Calicút - Ấn Độ 
1519- 1522 
Tây Ban Nha 
Ma- gien - lan
Đi vòng quanh thế giới 
d. Hệ quả 
* Tích cực 
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của xã hội phong kiến và sự ra đời của CNTB
- Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, những con đường mới, dân tộc mới, thúc đẩy giao lưu Đông – Tây. 
- Thị trường trong nước mở rộng
* Tiêu cực
- Nảy sinh việc cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 
- Các nước tư bản phương Tây tích cực tiến hành xâm lược thuộc địa ở các nước phương đông và ở ngoài khu vực.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
* Các hình thức kinh doanh TBCN.
- Công trường thủ công:
+ Quy mô lớn,
+ Chuyên môn hóa, sx theo dây chuyền,
+ Quan hệ: chủ - thợ.
- Thương mại: xuất hiện các công ty thương mại lớn (các công ty Đông Ấn của Anh, Pháp,...)
- Trong nông nghiệp: hình thành các đồn điền, trang trại TBCN.
=> Quan hệ SX TBCN được hình thành.
* Sự chuyển biến xã hội.
- Thương nhân, chủ xưởng, chủ trang trại giàu có à giai cấp Tư Sản – có thế lực kinh tế;
 - Nhân công làm thuêà giai cấp Vô Sản - bị bóc lột nặng nề. 
=> Giai cấp vô sản > < giai cấp tư sản
4. Hoạt động luyện tập: 
 Những cuộc phát kiến lớn về địa lý (nguyên nhân & điều kiện, quá trình và ý nghĩa).
5. Củng cố: 
- Học bài cũ mục 1 nhỏ. Làm bt trong SGK. Đọc bài mới.
Tủa Chùa, ngày ... tháng ... năm 2021
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
 KÝ DUYỆT
	Trần Huy Hoàng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_11_tay_au_thoi_hau_ki_trung_dai_n.docx