Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm lịch sử, Sử học.

- Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.

- Đối tượng nghiên cứu của sử học; chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

2. Năng lực

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử; đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu (lời nói - truyền khẩu, thành văn, hiện vật ).

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phân biệt các nguồn sử liệu trong quá trình học tập

 

doc 123 trang Phan Thành 04/07/2023 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1. LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
Môn: Lịch sử, Lớp 10
(Thời gian: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khái niệm lịch sử, Sử học.
- Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
- Đối tượng nghiên cứu của sử học; chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử; đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức; giải thích được khái niệm Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu (lời nói - truyền khẩu, thành văn, hiện vật ).
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phân biệt các nguồn sử liệu trong quá trình học tập 
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
- Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về sự kiện lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để có nhận xét, đánh giá khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa lịch sử 10. Máy tính, máy chiếu, giấy A0.
- Giáo án điện tử, trong đó có tranh ảnh lịch sử, kiến thức được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, video clip về sự kiện nước Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
MỞ ĐẦU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới; xác định được bài học sẽ tìm hiểu về khái niệm lịch sử, sử học và phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
b. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng kĩ thuật 5W-1H, cho học sinh xem video clip Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản để trả lời câu hỏi về sự kiện đó theo mẫu sau:
Nội dung: 
- Đây là sự kiện gì?
- Sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (8-1945) là hiện thực lịch sử hay lịch sử được con người nhận thức?
- Trả lời các câu hỏi trong bảng sau:
When?
(khi nào)
Where?
(ở đâu)
What?
(cái gì)
Who?
(là ai)
Why?
(Tại sao)
How?
(làm thế nào?)
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào?
Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử?
Video clip cho chúng ta biết lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì?
Những ai có thể tạo ra hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
Vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức khác nhau?
Sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử được bình luận, đánh giá như thế nào?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân nghe và xem đoạn phim tư liệu Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm 1945.
- Trên cơ sở các thông tin học sinh tiếp nhận được từ đoạn phim tư liệu, học sinh trả lời các câu hỏi trong bảng 5W-1H.
- GV theo dõi, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động.
Sản phẩm: Dự kiến thông tin được HS ghi vào bảng 5W1H:
- When? (khi nào): Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào ngày 6 và 9-8-1945.
- Where? (ở đâu): Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử là Hiroshima và Nagasaki.
- What? (cái gì): Video clip cho chúng ta biết lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại.
- Who? (là ai): con người.
- Why? (Tại sao): Cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức khác nhau là do quan điểm chủ quan của con người.
- How? (làm thế nào?): ..
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.	
* Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
6 và 9/8/1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật Bản: Hirôsima và Nagaxaki. Sự kiện đó gây ra thảm họa vô cùng tàn khốc đối với Nhật Bản nhưng cũng buộc chính phủ Nhật Bản phải nhanh chóng đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai .
Việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một hiện thực lịch sử. Còn cá nhân em đánh giá như thế nào? Đồng ý với ý kiến 1 hay 2? Đó là nhận thức lịch sử.
Vậy hiện thực lịch sử là gì? Nhận thức lịch sử là gì? ? Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực gần với sự thật nhất? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học hôm nay.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Giải thích được khái niệm sử học.
- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lịch sử là gì?
+ Hiện thực lịch sử là gì?
+ Nhận thức lịch sử là gì?
Nhiệm vụ 2: Làm bài tập
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
- Bài tập 1: xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
GV đưa ra 1 số bài tập về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để HS thực hiện
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) 
+ Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằng
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) 
+ Sự kiện 4: Chuyện nỏ thần
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV lấy ví dụ cho HS về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
+ Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là Hiện thực lịch sử
+ Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa là Nhận thức lịch sử
- Bài tập xác định hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Sự kiện 1: Tại nơi đây, ngày 27/4/1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lùi quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết tên chỉ huy Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi được quân xâm lược Châu Âu. (Bia tưởng niệm thủ lĩnh La-pu-la-pu) à Nhận thức lịch sử
+ Sự kiện 2: Di tích bãi cọc Bạch Đằngà Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 3: Mũi tên bằng Đồng tìm thấy ở Cổ Loa (1959) à Hiện thực lịch sử
+ Sự kiện 4: Chuyện nỏ thầnà Nhận thức lịch sử
* Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
* Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử 
- Lịch sử: là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ, là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. 
- Hiện thực lịch sử
- Nhận thức lịch sử
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại 1 cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
+ Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
+ Hiện thực lịch sử có trước
+ Nhận thức lịch sử có sau
+ Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi được
+ Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
+ Hiện thực lịch sử luôn khách quan
+ Nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan
- Giáo viên mở rộng: ngoài sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có những quan điểm, nhận thức khác nhau: VD: sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Chiến tranh lạnh (1947-1989) cùng một hiện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tố chi phối, như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu 
* Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học 
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- HS phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- Nhiệm vụ 1: Tham gia trò chơi “Tổ chức triển lãm tranh” 
Nội dung: 
- Mỗi học sinh đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi: 
? Đối tượng nghiên cứu của Sử học? 
Nhóm 1,2: Lấy ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua các hình ảnh cụ thể theo các chủ đề về cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, khu vực, thế giới
Nhóm 3,4: Lấy ví dụ cụ thể về đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua các hình ảnh cụ thể theo các chủ đề về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao.
? Đoạn trích trong bài tựa sách “ Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ có ý nghĩa như thế nào?
- Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 1.1. Chức năng và nhiệm vụ của sử học, hãy
Nội dung:
? Nêu chức năng và nhiệm vụ của sử học
? Cho biết ý nghĩa của đoạn trích trong bài tựa sách “ Đại Việt sử ký tục biên” của Phạm Công Trứ?
? Từ sự kiện Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thành công (có kèm theo video). Em hãy cho biết chức năng và nhiệm vụ của sử học được thể hiện qua tư liệu trên
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên hỗ trợ học sinh, khuyến khích các nhóm học sinh có sự trang trí cho sản phẩm của mình đẹp hơn.
Sản phẩm: Kết quả hoạt động của nhóm học sinh được trình bày trên giấy A0. 
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
Sử học là: Khoa học nghiên cứu về lịch sử (nghiên cứu về quá khứ của con người, nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó).
Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Lịch sử ngày 19/8/1945, 10/10/1954, 7/5/1954
Đối tượng 
Đa dạng, phong phú, toàn diện: gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, trên mọi lĩnh vực: như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao 
VD: - Nghiên cứu nghề làm gạch đá ong 
- Nghiên cứu về quá trình hình thành khối cộng đồng người Việt ở Đà Lạt (1893 – 1945).
- Nghiên cứu về thực trạng và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di tích đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
- Nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với cư dân Lâm Đồng hiện nay
Chức năng
- Khôi phục hiện thực lịch sử chính xác, khách quan (Chức năng khoa học)
- Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ (Chức năng xã hội) nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
Nhiệm vụ
(chức năng và nhiệm vụ có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau)
- Nhận thức: Cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử (những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng về quá khứ)
- Giáo dục, nêu gương (Góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp tiến bộ và nhân văn trong lịch sử cho thế hệ sau) 
VD: cung cấp tri thức về đại thắng mùa xuân năm 1975, cho ta biết đây là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp TG.
- Dự báo: Thông qua việc tổng kết thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại.
(- Đoạn trích của Phạm Công Trứ có ý nghĩa như sau:
+ Chức năng và nhiệm vụ của Sử học vô cùng lớn trong việc ghi chép lại lịch sử của một quốc gia, một dân tộc.
+ Ghi chép lại những gì đã xảy ra trong quá khứ, làm bài học răn đe cho hậu thế chính là nhiệm vụ của Sử học.)
Mở rộng: Việc nhận thức không đúng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Sử học sẽ dẫn đến những hạn chế, sai sót trong nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ lịch sử. VD: Sử học phương Đông thời kì cổ- trung đại cho rằng đối tượng của Sử học chỉ ghi chép về hoạt động của vua quan, triều đình .nên hoạt động của quần chúng nhân dân ít được phản ánh trong các bộ sử. Hoặc, nếu nhà sử học không trung thực, khách quan khi ghi chép sự kiện sẽ làm sai lệch hiện thực lịch sử, để lại nguồn tư liệu mang tính chủ quan, thiếu chính xác.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Với nhiệm vụ 1: Các nhóm trình bày hoạt động đã chuẩn bị trước của mình theo thời gian quy định và lần lượt lên trình bày các sản phẩm. GV hướng dẫn các nhóm phiếu đánh giá (cá nhân sau đó là theo nhóm). Sau thời gian chơi sẽ tổng hợp kết quả.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Nhóm thực hiện:...................................
Nhóm đánh giá:.........................................
Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Nhóm tự đánh giá
Nhóm khác đánh giá
Giáo viên đánh giá
Kết quả-Xếp loại
Ý tưởng
(2,0 điểm)
Độc đáo, sáng tạo đúng yêu cầu, hoàn thành trong thời gian nhanh nhất
2,0
Thiếu sáng tạo, đúng yêu cầu, hoàn thành đúng thời gian
1,0
Sáng tạo, không đúng yêu cầu, không đúng thời gian
0,5
Nội dung
(3,0 điểm)
Chính xác, khoa học theo các nội dung kiến thức cần đạt.
3,0
Chưa chính xác ở 1 số nội dung
1
Còn sai 1 số nội dung
0,5
Trình bày
(4,0 điểm)
Trình bày lưu loát, tự tin, thu hút, không phụ thuộc vào tài liệu
4,0
Trình bày hay, nhưng thiếu tự tin, còn vấp
2,0
Trình bày chưa hay, còn phụ thuộc vào tài liệu
1,0
Số lượng
( 1,0 điểm)
Trưng bày được nhiều sản phẩm nhất, đủ chủng loại yêu cầu
1,0
Trình bày đủ chủng loại yêu cầu nhưng ít sản phẩm
0,5
Tổng điểm
10,0
+ Nhiệm vụ 2: HS báo cáo sản phẩm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá thái độ và kết quả làm việc, chuẩn hóa kiến thức và kết luận như mục Sản phẩm.
LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức trong bài hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên mời HS tham gia trò chơi “Tây Du Kí” và phổ biến luật chơi cho HS: Trong rừng có rất nhiều yêu quái xuất hiện để cản đường thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, em hãy giúp thầy trò Đường Tăng bằng cách vượt qua các câu hỏi của yêu quái.
Nội dung:
Câu 1. Hiện thực lịch sử là gì?
A. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ.
B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người.
C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được. 
D Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 2. Nhận thức lịch sử là gì?
A. Là những mô tả của con người về quá khứ đã qua.
B. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.
D. Là những lễ hội lịch sử văn hóa được phục dựng.
Câu 3. Ý nào sau đây phản ánh không đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
A. Tiến bộ. B. Vì người lao động.
C. Trung thực. D. Khách quan.
Câu 4. Ý nào sau đây phản ánh không đúng đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Quá khứ của toàn thể nhân loại.
B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực trên thế giới.
C. Quá khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người.
D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ.
Câu 5. So với hiện thức lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B . Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
Câu 6. Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu truyền miệng. B. Tư liệu gốc.
C. Tư liệu hiện vật. D. Tư liệu chữ viết.
Câu 7. Những tấm bia ghi tên nhưng người đỗ tiến sĩ thời xưa ở văn miếu thuộc loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu chữ viết.
C. Tư liệu truyền miệng. D. Tư liệu gốc.
Câu 8. Những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết; vở chép tay, từ quá khứ được lưu lại đến ngày nay là loại tư liệu nào?
A. Tư liệu hiện vật. B. Tư liệu truyền miệng.
C. Nông nghiệp. D. Tư liệu gốc.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là tư liệu hiện vật?
A. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Văn bia tiến sĩ.
C. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.
D. Trống đồng Đông Sơn.
Câu 10. Thông qua hình 1.9. Bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp , hãy phân biệt hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Qua đó rút ra nhiệm vụ của lịch sử
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời nhanh các câu hỏi để giải cứu Đường Tăng. 
Sản phẩm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đ.A
A
C
B
D
B
A
B
A
D
Câu 10: Hiện thực lịch sử là: sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra bức mật điện trong bối cảnh lịch sử thời cơ để giải phóng miền Nam đã đến, quân dân ta có thể hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. Nhận thức lịch sử chính là sự nhận thức về yếu tố thời cơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như giá trị của bức mật điện này đối với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi. Học sinh khác có thể bổ sung. GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét các câu trả lời, khái quát lại nội dung kiến thức.
VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lwujc tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp.
Nội dung: 
- Tìm kiếm thông tin để tái hiện và khôi phục lại sự kiên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 bằng 1 đoạn văn ngắn từ 7-10 dòng.
- Hãy liệt kê nơi em sinh sống có những tư liệu lịch sử cụ thể nào giúp em tìm hiểu về những gì xảy ra trong quá khứ?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
Sản phẩm:
- Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải kèm theo hình ảnh hoặc video dẫn chứng
- Địa phương nơi chúng ta đang sống có rất nhiều tư liệu lịch sử, học sinh có thể khai thác: đình, chùa, văn bia, các nhân vật lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống .
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm vào đầu buổi học sau GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét các câu trả lời, khái quát lại nội dung kiến thức.
- Học bài, hoàn thành các bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa.
BÀI 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Môn: Lịch sử, Lớp 10
(Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời.
- Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử.
- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua sử dụng các nguồn sử liệu để nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại; biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để giải thích sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua vận dụng được kiến thức và bài học lịch sử để giải thích các vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản). Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
3. Phẩm chất	
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Có tinh thần yêu nước, quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc; giữ gìn và phát huy những giá trị của tri thức lịch sử dân tộc, vận dụng vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Giáo án điện tử, trong đó có tranh ảnh, sơ đồ hóa kiến thức và video clip về ngày Giỗ tổ Hùng Vương; Video clip “Trở về cội nguồn dân tộc” của Đài truyền hình Việt Nam: 
- Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú để giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời. Xác định được nội dung bài học là vận dụng kiến thức bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video clip Hướng về cội nguồn và quan sát Hình 2.1 (Lễ hội đền Hùng Phú Thọ) SGK tr.13.
- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?
+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?
+ Video clip cho chúng ta biết tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện tại?
* Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video clip, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng
+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này: Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Huế, Kiên Giang 
+ Video clip cho chúng ta biết:
Là truyền thống lâu đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Được lưu truyền gìn giữ qua nhiều thế hệ, tồn tại trong nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc.
Là dịp để người Việt bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn trước những công lao to lớn của bậc cha ông đi trước, là sự giáo dục để chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử đất nước, về nguồn gốc cội nguồn tổ tiên. Qua đó, giúp thế hệ trẻ nâng cao ý thức, góp phần ra sức giữ gìn và bảo tồn những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc.
Là cơ hội để người Việt giới thiệu văn hóa tốt đẹp đến bạn bè thế giới, là yếu tố để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi tìm đến tham quan khám phá.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Đền Hùng và ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đồng thời cũng là biểu hiện của tri thức lịch sử. Vậy, tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử? Để nắm rõ hơn về vấn đề chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1. Tìm hiểu: học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a. Mục tiêu: Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời. Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử. Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm, kết hợp với kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật 5 xin và kĩ thuật 3-2-1. Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm cùng đọc thông tin, tư liệu, kết hợp quan sát các hình, các bảng và sơ đồ để cùng hoàn thành ba nhiệm vụ sau: 
Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, hình 2.3 hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời? Cho ví dụ.
Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, sơ đồ 2.2 hãy nêu cách thức sưu tầm, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập và khám phá lịch sử
Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin và quan sát Hình 2.4 hãy:
- Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại ?
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng triều cường ở các tỉnh phía nam VN, băng tan ở Bắc Cực. Các hiện tượng trên đã có tác động như thế nào tới cuộc sống của con người ?
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh thực hiện thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao, GV theo dõi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV mở rộng kiến thức 1 số nội dung: 
+ Nhận thấy việc học tập, khám phá tri thức (trong đó có tri thức lịch sử) sẽ là hành trang đối với mỗi người trong cuộc sống. Lênin đúc kết thành quy luật: “Học, học nữa, học mãi!”. Với quan niệm: “Lịch sử là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai”, nhiều quốc gia trên thế giới coi Lịch sử là môn học bắt buộc, HS phải được học tập và khám phá suốt đời... 
+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực:
 Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỉ XVIII với việc sử dụng quy mô lớn các nguồn nguyên – nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt ), con người đã xả thải ra môi trường một lượng cực lớn các khí thải như: CO2, Metan Các khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phả xa ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên. Ngoài ra, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi của con người theo thời gian cũng tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tác động từ hiện tượng băng tan đối với nhân loại:
+ Hiện tượng băng tan sẽ dẫn đến việc gia tăng mực nước biển, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền. Từ đó, khiến diện tích đất liền bị sụt giảm, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm; đất đai các vùng ven biển bị nhiễm mặn, khó có thể canh tác
+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong 
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm, dự kiến sản phẩm học sinh cần lĩnh hội như mục Sản phẩm.
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử học được ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ.
à Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử phát triển và biến đổi không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu, quan điểm, nhận thức, lĩnh vực nghiên cứu mới.
à Nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người ngày hôm nay sẽ thay đổi cho tương lai. 
- Giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, tạo ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp,...
2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử 
- Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập, để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu tìm hiểu lịch sử. 
- Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 
- Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá. 
- Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh. 
2.3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Sử dụng tri thực lịch sử, thông qua tri thức lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Khái quát, hệ thống hóa, củng cố được kiến thức đã học về tri thức lịch sử và cuộc sống.
b. Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Khai thác những hình ảnh, nội dung sau và suy luận về ý nghĩa của từng vấn đề lịch sử được đề cập.
TT
Dữ liệu lịch sử
Suy luận về ý nghĩa
1
Một bức vẽ trên vách hang có niên đại khoảng 8000 đến 4000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người NT
2
Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, được Pháp xây dựng năm 1898 khánh thành năm 1902
3
Trang đầu của bản TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH được HCM soạn thảo và công bố 2/9/1945
* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
TT
Dữ liệu lịch sử
Suy luận về ý nghĩa
1
Một bức vẽ trên vách hang có niên đại khoảng 8000 đến 4000 năm trước, mô tả cảnh săn bắn của người NT
Giúp người đời sau biết được phần nào ĐSVC, TT của người NT
2
Hình ảnh cây cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, được Pháp xây dựng năm 1898 khánh thành năm 1902
Giúp người đời sau biết được phần chuyển biến ĐSKT ở V

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_10_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_thpt_ng.doc