Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoài Đức A
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; hiểu và biết vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hoài Đức A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Trình bày được khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; hiểu và biết vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Lịch sử và Sử học. Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu. Năng lực riêng: Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được khái niệm Lịch sử; Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học; Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái niệm Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử ; Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử; Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng:Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản). 3. Phẩm chất Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm. Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do GV thiết kế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án. Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK, SBT Lịch sử 10. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng. - GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn: + Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử. + Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh,... diễn ra trong một dịp đặc biệt. + Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử. + Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự phát triển của lịch sử. + Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để đạt hiệu quả cao. + Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri thức. + Ô chữ chủ đề (6 chữ cái). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. - HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS xung phong trả lời: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 K H Á C H Q U A N 2 S Ự K I Ệ N 3 T R U N G T H Ự C 4 T I Ế N B Ộ 5 L I Ê N N G À N H 6 C H Ữ V I Ế T Ô chữ chủ đề: LỊCH SỬ. - GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ quả khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thể nhận thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Bài học này sẽ giúp các em lí giải điều đó. Chúng ta cùng vào Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thuật ngữ “Lịch sử” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được khái niệm lịch sử. - Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - Giải thích được khái niệm Sử học. b. Nội dung: - GV yêu cầu, hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung học tập ở nhà, HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1. - GV tổ chức cho HS thảo luận đến những vấn đề mà HS đã nêu trong tiến trình. HS phân biệt được điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức và nêu ví dụ cụ thể. HS hoàn thành 2 ô K,W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề. c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô K, W). d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, điền sẵn câu trả lời vào số số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1. + K: Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ”lịch sử” có nghĩa là gì? Nhờ đâu em có thể biết được thông tin lịch sử về một quốc gia, dân tộc, một di tích, một trường học, một lĩnh vực văn hoá,...? + W: Các em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến lịch sử của ngôi trường mình học, quê hương nơi mình sinh ra hoặc quốc gia nơi mình sinh sống? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe GV hướng dẫn, chọn một vài ý tưởng thú vị liên quan đến bài học và gợi ý cho HS suy nghĩ (trường mang tên địa danh nào? Những thông tin mà em biết có từ đâu? Em ấn tượng điều gì về ngôi trường của mình?) - HS tìm những cụm từ hoặc ý tưởng liên quan đến chủ đề (Phiếu học tập số 1). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV thu phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ô K, W ở nhà, tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi ô K, W. Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bước đầu tạo biểu tượng cho HS về lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - GV hướng dẫn HS hoàn thành mục L và H trong Phiếu học tập số 1 sau khi học xong bài học. - GV chuyển sang nội dung mới. 1. Thuật ngữ “Lịch sử” Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người. Hoạt động 2: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.1, 1.2, 1.3 trong SGK tr.4, 5 để trả lời câu hỏi. - HS vận dụng kiến thức về các nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H). c. Sản phẩm học tập: - Hoàn thành Phiếu học tập số 1. - HS ghi được vào vở về ác nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.1, 1.2 SGK tr.4, 5 và trả lời câu hỏi: + Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? + Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử? - GV hướng dẫn HS rút ra luận và cho biết: Hiện thực lịch sử là gì? - GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.3, mục Em có biết SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: + Lịch sử được con người nhận thức như thế nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa). + Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết, ) - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và cho biết: Nhận thức lịch sử là gì? - GV hướng dẫn và yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H). + L: Hãy tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngôi trường mà em đã học hoặc đang học. Điều gì khiến em tự hào về ngôi trường đó? + H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Nêu ví dụ cụ thể. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS khai thác thông tin và Tư liệu 1.1, 1.2, 1.3 SGK tr.4, 5 để trả lời câu hỏi SGK đưa ra. - HS rút ra kết luận hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì. - HS tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi SGK đưa ra và rút ra kết luận hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử là gì. - GV thu phiếu học tập số 1 (ô số L, H). - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi ô L, H. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận: Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. - GV chuyển sang nội dung mới. 2. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử a. Hiện thực lịch sử - Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình 1.2: + Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện “Trận chiến trên sông Bạch Đằng” trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa. à Nhận thức lịch sử. + Hình 1.2: Mô hình phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hoá Hoà Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ,... giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa. à Hiện thực lịch sử. - Hiện thực lịch sử : là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. à Lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được. b. Nhận thức lịch sử - Câu chuyện về Con ngựa gỗ thành Tơ-roa: con người tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh thành Troy, thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. - Tư liệu 1.2: + Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hoá Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời. + Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hoá,... của Trung Quốc trước khi có giấy viết. - Nhận thức lịch sử: là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 CÂU HỎI HS ĐIỀN THÔNG TIN KNOW Em đã biết gì lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử? HS có thể điền những thông tin mình đã biết về lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử,... WHAT Theo em, lịch sử có cần thiết cho bản thân không? Em có muốn biết gì thêm về lịch sử? HS điển những thông tin mình muốn biết về lịch sử (bản thân, gia đình, trường học, đất nước....). LEARN Hãy viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường mà em đã học hoặc đang học. Điều gì khiến em tự hào về ngôi trường của mình? Sau khi học xong chủ để, HS có khả năng viết một bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường các em đã học hoặc đang học và điều khiến các em tự hào về ngôi trường của mình. HOW Qua các hoạt động, em hãy phân biệt điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, đặc trưng tiêu biểu của các nguồn sử liệu. Nêu ví dụ cụ thể. - Sau khi học xong chủ để, HS phân biệt được điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, nêu được ví dụ cụ thể về các nguồn sử liệu. - Trả lời được các câu hỏi hoạt động trong SGK. Hoạt động 3: Sử học – Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Biết cách khai thác thông tin về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học. - Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. - Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ vào tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học theo Phiếu học tập số 2. c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ vào tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học theo Phiếu học tập số 2. Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1: Giải thích khái niệm Sử học. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì? Theo em, việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ có cần thiết cho hiện tại và tương lai không? + Nhóm 2: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông, em hiểu như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học? + Nhóm 3: Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học. Khi nghiên cứu lịch sử, cần đảm bảo các nguyên tắc nào? Vì sao? + Nhóm 4: Sử liệu là gì? Có mấy loại sử liệu? Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào? Những nội dung lịch sử nào được phản ánh trong từng sử liệu đó? Vòng 2: Nhóm mảnh ghép HS tách nhóm chuyên gia, tham gia vào nhóm mảnh ghép, sao cho các nhóm mảnh ghép phải đủ thành viên 4 nhóm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm theo các vòng 1, vòng 2 về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. - HS ghi kết quả thảo luận vào Phiếu học tập số 2. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày các vấn đề được đưa ra trong Phiếu học tập số 2. - GV mời các nhóm nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi (nếu chưa rõ). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 3. Sử học – Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản a. Khái niệm Sử học - Sử học: là khoa học nghiên cứu về lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện lại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ. à Khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử. b. Đối tượng nghiên cứu của Sử học - Đối tượng nghiên cứu: là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ à mang tính toàn diện. à Việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ. c. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học - Chức năng: + Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan. + Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai. + Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử. - Nhiệm vụ: + Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại. + Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học. + Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người. d. Nguyên tắc cơ bản của Sử học - Khách quan: phải khách quan khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển. - Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tránh xuyên tạc, bóp méo. - Tiến bộ: lịch sử là một khoa học, góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp. - Toàn diện: Khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo: + Tính liên tục. + Tính toàn diện. + Tính chi tiết. e. Khái quát về các nguồn sử liệu - Sử liệu: là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử. - Có hai loại sử liệu cơ bản: + Sử liệu trực tiếp: nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu - sử liệu gốc. + Sử liệu gián tiếp: nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp như hồi kí, kể chuyện lịch sử,.... à Sự phân loại sử liệu dù theo quan điểm nào thì cũng chỉ mang tính tương đối. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 SỬ LIỆU LOẠI SỬ LIỆU PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA SỬ LIỆU Hình 1.5: Rìu xéo Đông Sơn (Hà Đông, Hà Nội) Sử liệu trực tiếp: Sử liệu hiện vật Rìu xéo Đông Dương chứa đựng nhiều thông điệp quá khứ về đời sống vật chất và tỉnh thần của người Việt cổ. Qua hoa văn, kĩ thuật đúc đồng, chức năng rìu, các nhà nghiên cứu có thể khám phá nhiều bí ẩn xung quanh nền văn hoá Đông Sơn,nghề nông trồng lúa nước, kĩ thuật đúc đồng,... Hình 1.6: Cầu Hiền Lương bắc quan sông Bến Hải (Quảng Trị) Sử liệu trực tiếp: Sử liệu hiện vật và kĩ thuật Sử liệu hiện vật và tượng hình, nơi ghi dấu ấn lịch sử về việc nước nhà bị chia cắt suốt 21 năm (1954 - 1975) ở hai bên vĩ tuyến 17 sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Hình 1.7: Bản nhạc Mười chín tháng tám của Xuân Oanh Sử liệu gián tiếp: Sử liệu thành văn Bản nhạc Mười chín tháng Tám của Xuân Oanh ra đời đúng ngay thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang hoà mình vào dòng người biểu tình giành thắng lợi ngày 19 - 8 ở Hà Nội, ca ngợi thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập cho Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hoạt động 4: Một số phương pháp cơ bản của Sử học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được một số cơ bản của Sử học. - Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản). - Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầu đủ các hoạt động do GV thiết kế. b. Nội dung: GV nêu 2 vấn đề cho HS hoạt động cá nhân. 1. Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào? 2. Em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường em đã học hoặc đang học? c. Sản phẩm học tập: - HS vẽ được sơ đồ và trình bày về các phương pháp cơ bản của Sử học - Nêu được phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường em đã học hoặc đang học. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu vấn đề cho HS hoạt động cá nhân: Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống và khác nhau như thế nào? - GV hướng dẫn HS: HS vẽ sơ đồ để trình bày các phương pháp cơ bản của Sử học. - GV lấy thêm ví dụ cho HS để hiểu về các phương pháp cơ bản của Sử học: Trong nghiên cứu, giảng dạy phần Lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn1930 - 1945 thì phương pháp logic và phương pháp lịch sử cần vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn, nhằm đảm bảo gắn lí luận với thực tiễn sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo sự hứng thú cho người học. + Phương pháp lịch sử: Làm rõ hoàn cảnh, đặc điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam những năm 1930 – 1945. Quá trình phát triển phong trào cách mạng, đường lối lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng. + Phương pháp logic: tổng kết, khái quát hoá làm rõ những kinh nghiệm, bài học chủ yếu, những vấn đề mang tính quy luật, lí luận của 15 năm đấu tranh cách mạng qua các cao trào cách mạng. Từ đó, thấy rõ sự kết hợp đúng đắn mục tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giữa dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập, giành chính quyền về tay nhân dân. - GV mở rộng kiến thức: + Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật, hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiên tượng. + Phương pháp lịch đại và đồng đại: Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc). Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang). + Phương pháp liên ngành: vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công nghệ). - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường em đã học hoặc đang học? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, tìm hiểu về các phương pháp cơ bản của sử học - HS lắng nghe GV nếu ví dụ và giới thiệu thêm một số phương pháp khác trong nghiên cứu lịch sử. - HS liên hệ thực tế, nêu phương pháp nghiên cứu lịch sử khi viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi trường đã học hoặc đang học. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV đại diện HS trình bày về các phương pháp cơ bản của sử học. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 4. Một số phương pháp cơ bản của Sử học - Phương pháp lịch sử: là xem xét các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc). - Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực hành về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. b. Nội dung: - GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. - GV yêu cầu HS trả lời câu 1 phần Luyện tập SGK tr.8. - HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm. - HS nêu được sự giống nhau và khác nhau về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. d. Tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những: A. Điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người. B. Điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập. C. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người. D. Nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại. Câu 2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào? A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu. B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp. C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp. D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp. Câu 3. Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất? A. Lịch sử và logic. B. Lịch sử và cụ thể. C. Khách quan và toàn diện. D. Trung thực và tiến bộ. Câu 4. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào? A. Phân kì. B. Thống kê. C. So sánh đồng đại. D. So sánh lịch đại. Câu 5. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp: A. Phân kì. B. Thống kê. C. So sánh đồng đại. D. So sánh lịch đại. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B D C D C - GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án khác). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK tr.8. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ví dụ và giải thích. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiện thực lịch sử Nhận thức lịch sử - Hiện thực lịch sử chỉ có một và không thể thay đổi. - Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người. - Mang tính khách quan, độc lập với nhận thức của con người không có hiện thực lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử. - Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau. - Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú. - Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học Lịch sử. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nếu ý kiến thêm (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mở rộng kiến thức liên quan đến nguồn sử liệu. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.8; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Phân loại, đánh giá được độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu về di tích lịch sử ở địa phương. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu cho HS: Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy của các nguồn sử liệu ấy. - GV hướng dẫn HS: Dựa trên kiến thức bài học, phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy, bước đầu thực hiện nghiên cứu khoa học ở mức cơ bản. + Xác định đối tượng nghiên cứu: Di tích lịch sử địa phương. + Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm sử liệu: Phương pháp lịch sử nghiên cứu các giai đoạn lịch sử phát triển của di tích: tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất, có thể để mô tả quá trình hình thành, phát triển và xếp loại, đặc điểm của di tích với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, theo đúng trình tự thời gian như nó đã từng diễn ra. Phương pháp logic nghiên cứu di tích lịch sử ở địa phương (thời gian xây dựng, đặc điểm và thông tin cơ bản về di tích, giá trị của di tích,....). Phỏng vấn nhân chứng lịch sử, người dân địa phương, ban quản lí di tích. Chọn lọc, phân loại, mô tả, đánh giá và thẩm định nguồn sử liệu. Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguồn sử liệu đã thu thập (nguồn gốc, thời điểm ra đời, tác giả, nội dung,...). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của GV. - HS dựa trên kiến thức bài học, phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào đầu giờ sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại kiến thức đã học: + Khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. + Đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học. - Làm bài tập Bài 1 - Sách bài tập Lịch sử 10. - Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống; biết cách sưu tầm, xử lí thông tin, sử liệu để học tập và khám phá lịch sử; biết vận dụng tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề trong đời sống xã hội. Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá. 2. Năng lực Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Tri thức lịch sử và cuộc sống. Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu. Năng lực riêng: Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử; Nêu được vai trò của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể; Phân biệt được sự khác nhau giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể; Chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử; Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_10_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_thpt_ho.docx