Giáo án Lịch sử 10 - Bài: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Bình Thạnh

Giáo án Lịch sử 10 - Bài: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Bình Thạnh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật).

- Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của nền văn minh Đại Việt.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt.

- Trân trọng những giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

• Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu về các thành tựu cơ bản và ý nghĩa của văn minh Đại Việt. Trân trọng giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.

• Tự chủ và tự học:thông qua việc đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của nền văn minh Đại Việt; biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt.

• Giải quyết vấn đề và sáng tạo:thông qua biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách chủ động.

- Năng lực lịch sử:

• Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu viết, tranh ảnh, để nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng), giáo dục, văn học, nghệ thuật,

• Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

 

docx 13 trang Phan Thành 05/07/2023 7251
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Bài: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Bình Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
 (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật). 
Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của nền văn minh Đại Việt. 
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt. 
Trân trọng những giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu về các thành tựu cơ bản và ý nghĩa của văn minh Đại Việt. Trân trọng giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về nền văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam. 
Tự chủ và tự học:thông qua việc đưa ra nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của nền văn minh Đại Việt; biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về thành tựu của nền văn minh Đại Việt. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo:thông qua biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách chủ động. 
Năng lực lịch sử:
Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng tư liệu viết, tranh ảnh, để nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về chính trị, kinh tế, văn hóa (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng), giáo dục, văn học, nghệ thuật, 
Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng truyền thống yêu nước, lòng tự hào về thành tựu của văn minh Đại Việt và sự biết ơn đối với những người đã sáng tạo ra nền văn minh đó.
Trân trọng những giá trị trường tồn của nền văn minh Đại Việt và có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của văn minh Đại Việt. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
Tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan đến bài học Một số thành tựu của văn minh Đại Việt. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có). 
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 10. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân về văn minh Đại Việt để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có liên quan đến bài học Một số thành tựu của văn minh Đại Việt. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô chữ A (7 chữ cái): Công trình được vua Lý Thánh Tông cho dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử.
+ Ô chữ B (10 chữ cái): Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
+ Ô chữ C (11 chữ cái): Tác phẩm của Trần Hưng Đạo sáng tác nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân sĩ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
+ Ô chữ D (10 chữ cái): Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
+ Ô chữ E (9 chữ cái): Công trình được xây dựng vào thời Lê sơ nhằm mục đích vinh danh người tài.
+ Ô chữ G (10 chữ cái): Loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc sắc phát triển từ thời Lý.
+ Ô chữ H (9 chữ cái): Tên gọi thành Đại La vào thời Lý.
+ Ô chữ I (13 chữ cái): Một trong “An Nam tứ đại khí” gắn liền với tứ linh.
+ Ô chữ K (6 chữ cái): Dòng văn học phát triển mạnh ở thế kỉ X - XV.
+ Ô chữ L (7 chữ cái): Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn vào thời Lê Sơ.
+ Ô chữ M (8 chữ cái): Thầy giáo nổi tiếng thời Trần đã dâng Thất trảm sớ.
+ Ô chữ N (7 chữ cái): Ông tổ nghề thuốc nam của Việt Nam.
+ Ô chữ O (8 chữ cái): Ông là chủ biên bộ Đại Việt sử ký.
+ Ô chữ P (7 chữ cái): Tên gọi khác của Luỹ Trường Dục.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế của bản thân về văn minh Đại Việt để trả lời câu hỏi. 
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề). 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
A
V
A
N
M
I
E
U
B
C
O
T
C
O
H
A
N
O
I
C
H
I
C
H
T
U
O
N
G
S
I
D
Q
U
O
C
T
U
G
I
A
M
E
B
I
A
T
I
E
N
S
I
G
M
U
A
R
O
I
N
U
O
C
H
T
H
A
N
G
L
O
N
G
I
C
H
U
O
N
G
Q
U
I
D
I
E
N
K
C
H
U
H
A
N
L
N
H
O
G
I
A
O
M
C
H
U
V
A
N
A
N
N
T
U
E
T
I
N
H
O
L
E
V
A
N
H
U
U
P
L
U
Y
T
H
A
Y
Ô chữ chủ đề: 
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác). 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, trình chiếu hoàn chỉnh các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau đi giải những ô chữ về một số thành tựu của văn minh Đại Việt. Vậy, nền văn minh Đại Việt đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Nền văn minh Đại Việt có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kĩ hơn qua bài học ngày hôm nay – Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chính trị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt. 
b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực chính trị, tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp. GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin mục 1.1 và quan sát sơ đồ 15 để tìm hiểu thành tựu về tổ chức bộ máy nhà nước. 
- Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin, tư liệu mục 1.2 để tìm hiểu thành tựu luật pháp. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở thành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- GV hướng dẫn các nhómđọc thông tin mục 1.1kết hợp quan sát Sơ đồ 15 SGK tr.99, 100, trao đổi và thực hiện đồng thời nhiệm vụ sau: Trình bày những thành tựu về tổ chức bộ máy nhà nướccủa Đại Việt. 
- GV hướng dẫn các nhóm khai thác Sơ đồ 15 bằng việc trả lời một số câu hỏi gợi mở:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông như thế nào?
+ Vai trò của vua, các quan đại thần và các cơ quan văn phòng, hành chính, giám sát, chuyên môn ra sao?
+ Nhà nước quản lí chính quyền ở các cấp địa phương như thế nào?
à HS rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời vua Lê Thánh Tông (theo thể chế quân chủ và điển hình thời phong kiến Đại Việt, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ TW đến địa phương). 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.1, sơ đồ 15 để tìm hiểu về chính trị của văn minh Đại Việt. Sau đó, HS thảo luận cặp đôi và thống nhất đáp án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày thành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt trên phương diện tổ chức bộ máy nhà nước. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận vềthành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt trên phương diện tổ chức bộ máy nhà nước. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo cặp đôi.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1.2, kết hợp khai thác tư liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư, Quốc triều hình luật SGK tr.100, 101 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu và phân tích vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt.
- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu để thảo luận:
+ Khai thác tư liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư để hiểu được giá trị của việc ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam). 
+Khai thác tư liêụ trong Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) để hiểu nội dung cơ bản của luật pháp thời Lê sơ. 
à Tác động tích cực của luật pháp thời phong kiến đối với dân tộc. 
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần với thời Lê sơ.
à GV gợi ý: Quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua à Nhà nước quân chủ điến hình.
+ Điểm chung của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn là gì?
à Gợi ý: Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, bảo vệ an ninh đất nước.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.2, kết hợp khai thác thông tin trong Đại Việt sử ký toàn thư và Quốc triều hình luật để tìm hiểu về luật pháp Đại Việt . Sau đó, HS thảo luận cặp đôi và thống nhất đáp án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày thành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt trên phương diện luật pháp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận vềthành tựu cơ bản về chính trị của văn minh Đại Việt trên phương diện luật pháp.
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Tìm hiểu về chính trị
1.1. Chính trị
- Tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. - Việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lí, chuyên môn, giám sát,... thể hiện vai trò tổ chức, quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
1.2. Luật pháp
- Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp. 
- Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt:
+ Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
+ Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại.
+ Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. 
+ Bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu cơ bản về kinh tế của văn minh Đại Việt. 
b. Nội dung: 
- GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, yêu cầu HS chia nhóm từ buổi học trước để tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt. - GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và tư liệu mục 2.1 để tìm hiểu thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp với các nội dung: cải tiến công cụ lao động, các chính sách của nhà nước, thành tựu tiêu biểu, tác dụng.
+ Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin, tư liệu mục 2.2 và quan sát hình 15.2, tìm hiểu thành tựu trên lĩnh vực thủ công nghiệp với các nội dung: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian, tác dụng. 
+ Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin mục 2.3 kết hợp quan sát hình 15.3 và tư liệu tham khảo tìm hiểu thành tựu về thương nghiệp: nội thương, ngoại thương; sản phẩm trao đổi, buôn bán; địa điểm; tác dụng. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở một số thành tựu cơ bản về kinh tế của văn minh Đại Việt. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. 
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2.1, 2.2, 2.3, kết hợp khai thác các hình 15.2, 15.3, đoạn thông tin trong Đại Việt sử ký toàn thư, Dư địa chí SGK tr.101 – 103, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin và tư liệu mục 2.1 để tìm hiểu thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp với các nội dung: cải tiến công cụ lao động, các chính sách của nhà nước, thành tựu tiêu biểu, tác dụng.
+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin, tư liệu mục 2.2 và quan sát hình 15.2, tìm hiểu thành tựu trên lĩnh vực thủ công nghiệp với các nội dung: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian, tác dụng. 
+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin mục 2.3 kết hợp quan sát hình 15.3 và tư liệu tham khảo tìm hiểu thành tựu về thương nghiệp: nội thương, ngoại thương; sản phẩm trao đổi, buôn bán; địa điểm; tác dụng. 
- GV hướng dẫn HS các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1, 2: 
Khai thác đoạn tư liệu trong Đại Việt sử ký toàn thư để hiểu được giá trị của lễ cày Tịch điền, tác dụng của việc đắp đê làm thủy lợi và các chức quan giám sát sản xuất nông nghiệp.
Tập trung khai thác nội dung tác động của các chính sách (khuyến khích sản xuất nông nghiệp pháy triển, tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất canh tác) và những thành thành tựu tiêu biểu (đắp đê, khai hoang, cải tiến công cụ lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm đời sống người dân). 
+ Nhóm 3, 4: Khai thác Hình 15.2, đọc tư liệu trích trong Dư địa chí để rút ra nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp (xuất hiện nhiều làng, phường thủ công, với nhiều nghề, sản xuất chuyên môn hóa và sản phẩm đa dạng, tinh xảo). 
+ Nhóm 5, 6: 
Tập trung vào sự xuất hiện của nhiều chợ làng, chợ huyện – nơi tập trung buôn bán trong nước. 
Khai thác mục Góc khám phá và quan sát Hình 15.3 để rút ra nhận xét về hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài rất phát triển (thu hút nhiều thương nhân nước ngoài, sản phẩm phong phú, xuất hiện nhiều đô thị và cảng thị). 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về thành tựu kinh tế của Đại Việt trên các lĩnh vực cụ thể sau:
+ Nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp. 
+ Thương nghiệp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tập trung nhấn mạnh sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động thương nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Tìm hiểu về kinh tế
2.1. Nông nghiệp
- Thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như đắp đê, tổ chức khai hoang, “quân điền”, “ngụ binh ư nông”, miễn giảm thuế, nghiêm cấm giết trâu bò,... 
- Hình thành những chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. 
- Ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. 
- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới. Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt, sử dụng sức kéo của trâu, bò, thâm canh hai, ba vụ lúa trong một năm góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống người dân.
- Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê phòng lụt trên quy mô lớn, hình thành hệ thống đê điều, thuỷ lợi hoàn chỉnh trong cả nước.
2.2. Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục duy
trì và phát triển: dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,
nhuộm.....
- Nhiều nghề khác xuất hiện như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,...
- Có nhiều làng nghề thủ công nỗi tiếng cả nước: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội); gốm Chu Đậu (Hải Dương),... 
- Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí được chú trọng. Các hoạt động sản xuât chủ yêu là đúc tiên kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội...
- Xuất hiện hững mặt hàng trao đổi với thương nhân nước ngoài.
2.3. Thương nghiệp
- Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán
giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp. 
- Kinh đô Thăng Long với trở thành trung tâm buôn bán sâm uất dưới thời Lý, Trần, Lê sơ.
- Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài phát triển với nhiều mặt hàng phong phú. Việc giao thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của các đô thị và cảng thị.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn hóa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số thành tựu cơ bản về văn hóa của văn minh Đại Việt. 
b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện dự án học tập để tìm hiểu thành tựu về văn hóa của văn minh Đại Việt. GV định hướng cho mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, tư liệu mục 3.1, 3.2, quan sát các hình 15.4, 15.5 để tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
- Nhiệm vụ 2: Đọc mục 3.3, trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.
- Nhiệm vụ 3: Đọc thông tin bảng 15 mục 3.4, trình bày những thành tựu về khoa học, kĩ thuật. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
- Nhiệm vụ 4: Đọc thông tin mục 3.5, quan sát hình 15.6, trình bày thành tựu về nghệ thuật. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.
- Nhiệm vụ 5: Đọc thông tin phần cuối mục 3.5 kết hợp với tư liệu, trình bày thành tựu về văn hóa dân gian. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở một số thành tựu cơ bản về văn hóa của văn minh Đại Việt. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nhóm 1: Đọc thông tin, tư liệu mục 3.1, 3.2, quan sát các hình 15.4, 15.5 để tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
+ Nhóm 2: Đọc mục 3.3, trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.
+ Nhóm 3: Đọc thông tin bảng 15 mục 3.4, trình bày những thành tựu về khoa học, kĩ thuật. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
+ Nhóm 4: Đọc thông tin mục 3.5, quan sát hình 15.6, trình bày thành tựu về nghệ thuật. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó.
+ Nhóm 5: Đọc thông tin phần cuối mục 3.5 kết hợp với tư liệu, trình bày thành tựu về văn hóa dân gian. Nêu ý nghĩa của những thành tựu đó. 
- GV hướng dẫn HS các nội dung thảo luận, khai thác cụ thể:
+ Nhóm 1:
Để hiểu rõ tư tưởng yêu nước, thương dân được thể hiện xuyên suốt trong các chính sách của nhà nước Đại Việt thời phong kiến, HS rút ra ý nghĩa của câu nói “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước” của Trần Hưng Đạo. 
Quan sát Hình 15.4 kết hợp đọc thông tin để lí giải được vì sao dưới thời Lý – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo. Liên hệ với tư tưởng yêu nước, thương dân trong bối cảnh hiện nay, tình hình giáo dục thi cử hiện nay. 
Phân tích tác dụng Chiếu khuyến học của vua Quang Trung; phương thức thi cử qua các triều đại phong kiến. 
Khai thác mục Em có biết và Hình 15.5 để hiểu được giá trị của 82 tấm bia tiến sĩ.
+ Nhóm 2:
HS cần rút ra được giá trị của chữ Hán; sự sáng tạo ra chữ Nôm; sự ra đời của chữ Quốc ngữ; lí giải được tác động của chữ viết đối với cuộc sống.
Tìm hiểu sự phát triển của cả 3 dòng văn học (chữ Hán, chữ Nôm và văn học dân gian); nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó (đất nước độc lập, tự chủ; sự sáng tạo của con người; .) 
+ Nhóm 3: HS khai thác thông tin trong Bảng 15, từ đó rút ra nhận xét.
+ Nhóm 4: 
Khai thác Hình 15.6 để hiểu được giá trị của thành nhà Hồ (công trình kiến trúc độc đáo bằng đá duy nhất ở Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới). 
Khi thác Hình 15.7 để nắm được nghệ thuật múa rối nước là trò chơi dân gian còn tồn tại đến ngày nay.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu mục Góc mở rộng để rút ra được giá trị của An Nam tứ đại khí – là tài năng sáng tạo của người Việt, biểu tượng của văn minh Đại Việt – niềm tự hào của văn hóa Thăng Long. Từ đó rút ra được đặc điểm nghê thuật thời kì này. 
Tượng phật chùa Quỳnh Lâm
Vạc Phổ Minh
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày về thành tựu văn của Đại Việt trên các lĩnh vực cụ thể sau:
+ Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Giáo dục.
+ Chữ viết và văn học.
+ Khoa học, kĩ thuật. 
+ Nghệ thuật. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá kết luận: Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt Phát triển phong phú, đa dạng, chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài nhưng mang đậm tính dân tộc và dân gian. 
- GV chuyển sang nội dung mới.
3. Tìm hiểu về văn hóa
3.1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Tư tưởng:
+ Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất Đó là cội nguồn của tư tưởng “lây dân làm gốc”. 
+ Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử. Đến thời Lê sơ, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
- Tôn giáo: 
+ Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần. 
+ Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian, được các triều đại phong kiến coi trọng.
- Tín ngưỡng:
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lcủa người Việt được tiếp tục duy trì. 
- Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ngày cảng phổ biến ở các làng xã.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề tạo nên truyền thống văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng.
3.2. Giáo dục
- Hệ thống giáo dục mở rộng, đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. 
+ Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.
+ Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.
+ Nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập.
- Tuyển chọn quan lại, nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài. Chế độ khoa cử từng bước trở thành phương thức tuyển chọn quan lại thường xuyên. 
3.3. Chữ viết và văn học
- Về chữ viết:
+ Tiếp thu chữ Hán của người Trung Hoa, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc. 
+ Một số triều đại đã có những chính sách khuyến khích và đề cao chữ Nôm 
+ Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh, trở thành chữ viết chính thức của người Việt.
- Về văn học: 
+ Văn học chữ Hán:
Một số tác phẩm tiêu biểu như Chiếu đời đô (Lý Thái Tổ), Nam quốc sơn hà (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),... 
Nội dung chủ yếu: thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. 
+ Văn học chữ Nôm: 
Tiêu biểu là tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du,....
Nội dung chủ yếu: ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người; phê phán một bộ phận quan lại, cường hào; phản ánh những bất công trong xã hội và đề cao vẻ đẹp con người.
+ Văn học dân gian: 
Phong phú về thể loại như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,...
Nội dung chủ yếu: phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, tình yêu quê hương, đất nước.
3.4. Khoa học, kĩ thuật
- Sử học: 
+ Nhà Trần thành lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn thành lập Quốc sử quán.
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê),...
+ Địa lí: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ),...
+ Quân sự: Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn),...
+ Y học: Hải thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác),...
+ Toán học:Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh),...
+ Kĩ thuật: đại súng thần cơ, đại bác, đóng thuyền chiến, xây dựng thành lũy,...
3.5. Nghệ thuật
- Kiến trúc:
+ Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành
quách được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn: Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định.
+ Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng, nổi tiếng: chùa Một Cột, Sùng Thiện Diên Linh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích, chùa Thiên Mụ.
+ Kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh: đình làng Thạch Lỗi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
- Điêu khắc trên đá, gốm, gỗ:
+ Nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, hình rồng, tượng người, tượng phống.... 
+ Hình tượng rồng qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ.
- Âm nhạc:
+ Nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, đàn tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).
à Có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình. 
+ Nghệ thuật sân khấu phát triển: hát chèo, hát tuôgng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xâm....
- Lễ hội:
+ Là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì, được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình.
+ Những trò vui khác như đấu vật, đua thuyền, múa rồi nước,...
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ý nghĩa của văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đưa ra được nhận xét về ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt.
- Phân tích được ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. 
b. Nội dung: GV cho HS cả lớp làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 4 để làm sáng tỏ ưu điểm, nhược điểm, hạn chế và ý nghĩa của văn minh Đại Việt. 
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt; ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Ưu điểm, Hạn chế SGK tr.108 và trả lời câu hỏi: Nhận xét ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt.
- GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức: 
+ HS bổ sung dẫn chứng (những thành tựu tiêu biểu) để chỉ rõ những ưu điểm của văn minh Đại Việt.
+ Lí giải văn minh Đại Việt là sản phẩm của sự kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài trên nền tảng của một quốc gia độc lập, tự chủ nên phát triển rực rỡ, đa dạng. 
+ HS cần nêu rõ được biểu hiện và phân tích được nguyên nhân hạn chế (chính sách “trọng nông ức thương”; tác động của chế độ quân chủ, KHTN kém phát triển,...). 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin kênh chữ để tìm hiểu về ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét về ưu điểm, hạn chế của nền văn minh Đại Việt.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nge, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt. 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
Nhiệm vụ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, đọc thông tin mục Ý nghĩa, kết hợp quan sát Hình 15.8 SGK tr.109 và trả lời câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
- GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức:
+ HS tập trung lí giải văn minh Đại Việt là sản phẩm của sự sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của người Việt qua nhiều thế hệ (gìn giữ, bảo tồn, chuyển giao, phát huy,...); giá trị của văn minh Đại Việt (đối với dân tộc và nhân loại). 
+ Khai thác Hình 15.8 để thấy được tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được giữ gìn, bảo tồn và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử; thể hiện tư tưởng, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. 
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS liên hệ thực tế: 
+ Liên hệ về giá trị của văn minh Đại Việt đối với dân tộc Việt Nam hiện nay. 
+ Làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của văn minh Đại Việt?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin kênh chữ, khai thác kênh hình để tìm hiểu về ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày, nhận xét về ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nge, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. 
4. Tìm hiểu về ý nghĩa của văn minh Đại Việt
Ưu điểm, hạn chế
- Ưu điểm:
+ Là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, hình thành dựa trên nên độc lập tự chủ của quốc gia, sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
+ Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh bên ngoài và phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự tồn tại và phát triển của quốc gia Đại Việt. 
+ Truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc.
- Hạn chế:
+ Kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế. + Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển. 
+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế làm nảy sinh tính thụ động.
+ Hạn chế về tri thức khoa họcm đời sống tinh thần của cư dân còn nhiều yếu tô duy tâm.
Ý nghĩa
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt. 
- Tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đầu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia
- Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ. 
- Có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam. Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được
UNESCO ghi danh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm; HS vận

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_bai_mot_so_thanh_tuu_cua_van_minh_dai_vie.docx