Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 65, Bài 33: Tốc độ phản ứng (Tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 65, Bài 33: Tốc độ phản ứng (Tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Ánh

 I. Mục tiêu bài học:

1. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

- Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.

Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

2. Trọng tâm

 Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

 

docx 7 trang Hồng Thoan 24/10/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 65, Bài 33: Tốc độ phản ứng (Tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning lần thứ 4
------------
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (tiết 2)
Môn: HÓA HỌC – Lớp: 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 
Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Email: nguyenthingocanh.c3haunghia@longan.edu.vn
Điện thoại: 0908 957 332 – 0723 814 887
 Đơn vị : Trường THPT Hậu Nghĩa
Khu A, Thị trấn Hậu Nghĩa, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
Điện thoại Trường : 072 3851 263
Tên sản phẩm dự thi: Bài giảng E-learning
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
TIẾT 65 - BÀI 33 :TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG ( tiết 2)
BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC ĐÍCH
 	Ngày nay việc học tập của học sinh không giới hạn trong khuôn khổ bốn vách tường của một lớp học tại một trường học, gò bó bởi phấn trắng và bảng đen. Việc giảng dạy của giáo viên không bằng những câu giảng đều đều gần như khô khan ở mỗi tiết dạy.
	Với xu thế bùng nổ về thông tin, việc lan truyền thông tin và tiếp nhận thông tin từ các trang mạng xã hội, mạng internet nhanh đến chóng mặt. Việc tiếp cận công nghệ thông tin là nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh trong ngành giáo dục.
Trong giảng dạy hóa học, những giờ học hay giờ ôn tập khô khan nhàm chán là một vấn đề quan trọng được đặt ra cho giáo viên. Người giáo viên phải làm sao để có thể gây được sự hứng thú đối với học sinh để từ đó khiến các em thực sự thích thú và say mê đối với việc học môn hóa học, đừng xem đó như một môn học dễ chán, khó hiểu. 
Ngoài hướng chính là Bộ GD – ĐT đó cải cách nội dung sách giáo khoa thì người giáo viên cần phải nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của mình. Người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy – học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới giáo dục. Việc sử dụng hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học sẵn có để nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng của Bộ đưa ra từ năm 2015 nhằm phát triển năng lực của học sinh (năng lực chuyên biệt của môn hóa học) để tạo ra sản phẩm có chất lượng - phát triển con người hoàn thiện về năng lực, thái độ, tình cảm, giải quyết được các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Qua thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình.Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng của phần mềm Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát ( surveys). Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning hiệu quả, người giáo viên có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, ghi lại lời giảng, hình ảnh , chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến 
Sản phẩm là một tiết dạy hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ về mục tiêu của một bài học cụ thể, phù hợp về chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ GD-ĐT đó đưa ra. Sản phẩm được xem như là một tiết thực dạy có sự tương tác giữa người học và kiến thức cần học, người giáo dục trong trường hợp này là cái máy vi tính hoặc chiếc điện thoại có thu (ghi) phần giảng dạy gián tiếp của giáo viên, người học được tự do chọn phần mình thích học hoặc phần kiến thức trọng tâm từ đó bản thân tự đánh giá phần nào về khả năng tiếp thu kiến thức, tự đánh giá đúng trình độ của mình.
B. NGUỒN TƯ LIỆU : 
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lớp 10 chương trình chuẩn của NXBGD.
- Thư viện bài giảng, bài giảng E-learning của thư viện trực tuyến Violet (www.violet.vn).
C. KĨ THUẬT TRÌNH BÀY :
 - Soạn giáo án dạy trên phần mềm powerpoint kết hợp với phần mềm adobe-presenters.
 - Chèn hình, phim, âm thanh vào các slide.
 - Thu tiếng trực tiếp bằng microphone.
 - Tạo thêm các hiệu ứng cho các hình ảnh.
 - Xây dựng hệ thống các bài tập dạng kiểm tra bài cũ, hoặc củng cố sau mỗi phần kiến thức.
 - Xuất file đã hoàn chỉnh ra hệ thống mạng.
D. TÓM TẮT BÀI GIẢNG
 Tiết 65:	Bài 33 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (tiết 2)
 I. Mục tiêu bài học:
1. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
- Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. 
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Trọng tâm
 Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
II. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐÔNG HỌC CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động : 
* Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức ở tiết học trước để tiếp tục tiếp nhận kiến thức mới một cách dễ dàng.
* Nội dung: 
- Nhắc lại khái niệm tốc độ phản ứng.
- Tái hiện công thức tính tốc độ phản ứng trung bình.
- Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc độ phản ứng.
* Cách thức: 
- GV chiếu các slide 3,4,5 và tóm lược kiến thức.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập kiểm tra kiến thức cũ về ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc độ phản ứng.
Bài tập kiểm tra bài cũ: dạng bài tập đúng, sai. Điền khuyết ( slide 7,8,9,10)
Hoạt động hình thành kiến thức
Giới thiệu nội dung bài học Slide 11
Hoạt động 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
* Mục tiêu: Học sinh nắm được ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
* Nội dung: Khi tăng nhiệt độ của phản ứng thỡ tốc độ phản ứng tăng.
* Cách thức:
- GV chiếu phim thí nghiệm hóa học trên slide 12. 
- Hs nhận xét và rút ra kết luận ở slide 13.
- GV diễn giảng về thuyết va chạm hóa học trên slide 14.
- Từ đó HS giải thích được tại sao khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng trên slide 15.
* Sản phẩm của HS: Học sinh nắm được khi tăng nhiệt độ của phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng, giải thích được tại sao khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng.
* Mục tiêu: Học sinh nắm được ảnh hưởng của diện tích bề mặt của chất phản ứng đến tốc độ phản ứng
* Nội dung: Khi tăng diện tích bề mặt của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
* Cách thức:
- GV chiếu phim thí nghiệm hóa học trên slide 16. 
- Hs nhận xét và rút ra kết luận ở slide 17.
* Sản phẩm của HS: Học sinh nắm được khi tăng diện tích bề mặt của chất phản ứng thì tốc độ phản ứng tăng, giải thích được tại sao khi tăng diện tích bề mặt thì tốc độ phản ứng tăng.
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
* Mục tiêu: Học sinh nắm được ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. 
* Nội dung: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
* Cách thức:
- GV chiếu phim thí nghiệm hóa học trên slide 18. 
- Hs nhận xét và rút ra kết luận ở slide 19.
- GV giúp HS mở rộng kiến thức: chất làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất ức chế phản ứng. Và cung cấp tư liệu trên slide 20, 21
* Sản phẩm của HS: Học sinh nắm được ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng là: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Hoạt động 4: Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
* Mục tiêu: Học sinh hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và trong sản xuất.
* Nội dung: Học sinh hiểu được các yếu tố nào đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong các hoạt động thực tế của con người.
* Cách thức: 
- GV chiếu hình ảnh trên slide 23.
- Hs hoàn thành bài tập trên slide 23.
- Hs rút ra ý nghĩa của tốc độ phản ứng slide 24, giải thích được các ứng dụng thực tế có sử dụng các yếu tố để làm tăng tốc độ phản ứng trên các slide 25, 26, 27, 28. 
 * Sản phẩm của HS: Học sinh giải thích được các yếu tố nào đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong đời sống và sản xuất.
Hoạt động - luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh trả lời đúng câu trả lời cho từng loại câu hỏi củng cố.
* Nội dung: 
HS vận dụng kiến thức vừa học xong giải quyết các dạng bài tập. 
* Cách thức: 
HS giải các bài tập : 
- Điền khuyết BT1 tương ứng slide 30,31,32
- Nối liền các ý đúng lại với nhau BT2 tương ứng slide 33.
- Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn tương ứng slide 34,35,36
* Sản phẩm của HS: 
HS tự cố gắng trả lời các câu hỏi để tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của chính mình.

Khái niệm công thức tính tốc độ 
 phản ứng trung bình 
 v=±∆Cγ∆t 
 tốc độ phản ứng 
 1/ nồng độ
 các yếu tố ảnh hưởng 
 2/ áp suất
Kiểm tra bài cũ
1/ a. Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí, đúng hay sai ?
 b. Hiện tượng trên là do ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?
2/ a. Nấu thức ăn trong nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn trong nồi thường, đúng hay sai?
 b. Hiện tượng trên là do ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Kết luận: Khi tăng nhiệt độ,tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: 
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.
4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Kết luận: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
 - Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
- Chất ức chế là chất làm giảm tốc độ phản ứng.
III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng 
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng rất nhiều trong đời sống cũng như trong sản xuất.
BÀI TẬP CỦNG CỐ : 
Câu 1: Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a/ Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang). 
b/ Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c/ Nghiền nguyên liệu trước rồi sau đó đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
Câu 2: Cho 6 g kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M(dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào? Hãy kết nối các điều kiện với các biến đổi của tốc độ phản ứng thích hợp.
Điều kiện 
a/ Thay 6 g kẽm hạt bằng 6 g kẽm bột. 
b/ Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 50oC.
c/ Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.
d/ Dùng gấp đôi thể tích dung dịch axit ban đầu.
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 
A. giảm do giảm nồng độ chất phản ứng.
B. không đổi do thể tích không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
C. tăng do tăng diện tích bề mặt.
D. tăng do tăng nhiệt độ phản ứng.

Câu 3 : Khi nhiệt độ tăng lên 100C , tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần . Người ta nói tốc độ phản ứng hóa học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Tốc độ phản ứng trên tăng lên bao lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
A/ 3 lần B/ 9 lần
C/ 18 lần D/ 27 lần
Câu 4: Khi cho axit HCl tác dụng với KMnO4 (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi:
A/ Dùng axit HCl đặc và đun nhẹ hỗn hợp
B/ Dùng axit HCl đặc và làm lạnh hỗn hợp
C/ Dùng axit HCl loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
D/ Dùng axit HCl loãng và làm lạnh hỗn hợp.
E/ KẾT LUẬN .
 Giống như bất kỳ hình thức nào, thì bài giảng E-learning nếu sử dụng quá nhiều các hiệu ứng (màu sắc sặc sỡ, nhiều âm thanh, hình ảnh tạp, nhiều phim ) sẽ mất tác dụng gây hứng thú học tập nơi học sinh mà còn trở nên nhàm chán. 
Đây là cách tiếp nhận kiến thức dạng mở, học sinh có thể học ở bất kỳ đâu, bất cứ thời gian nào. Khi tôi cho các học sinh trải nghiệm sản phẩm thì 100% học sinh tỏ ra thích thú, kiến thức khắc sâu hơn và nhớ lâu hơn, từ đó đã nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Trong quá trình xây dựng bài giảng này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, đánh giá hay nhận xét từ ban tổ chức và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hậu Nghĩa, tháng 12 năm 2016
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_65_bai_33_toc_do_phan_ung_tiet_2.docx