Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 23: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 23: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị

A MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hs trình bày được:

 - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).

- Cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

* Trọng tâm: Sự tạo thành và đặc điểm của liên kết CHT không cực, có cực.

2.Kĩ năng: Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể

- Xác định được cộng hóa trị của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

3.Thái độ: Giải thích được sự hình thành liên kết trong một số loại hợp chất

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

B. CHUẨN BỊ

1.Phương pháp: hơp tác nhóm

2.Thiết bị:

1. GV: Hệ thống câu hỏi

2. HS: học bài và nghiên cứu trước nội dung bài

 

doc 5 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 23: Liên kết cộng hóa trị. Cộng hóa trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
	Tiết 23: 	LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ. CỘNG HÓA TRỊ (TIẾT 1)
	Số Tiết:02
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs trình bày được:
 - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
- Cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
* Trọng tâm: Sự tạo thành và đặc điểm của liên kết CHT không cực, có cực.
2.Kĩ năng: Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể
- Xác định được cộng hóa trị của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
3.Thái độ: Giải thích được sự hình thành liên kết trong một số loại hợp chất 
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: hơp tác nhóm
2.Thiết bị:
1. GV: Hệ thống câu hỏi
2. HS: học bài và nghiên cứu trước nội dung bài
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
10A2
10A4
10A5
10A6
2. Kiểm tra bài cũ: cho biết liên kết ion là gì? Nêu tính chất chung của hợp chất ion.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 (2 phút)	I. Hoạt động Khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Những nguyên tử kim loại dễ nhường e, nguyên tử phi kim dễ nhận e tạo thành ionàHình thành liên kết ion. Những nguyên tử có tính kim loại yếu hay tính phi kim yếu, khó hình thành ion thì chúng tham gia tạo thành loại liên kết khác đó là liên kết cộng hóa trị...
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
Lắng nghe ,bị kích thích và tái hiện kiến thức trong đầu
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Hs trình bày được:
 - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
- Cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Nghiên cứu Sự hình thành phân tử H2
- Nhóm 2: Nghiên cứu Sự hình thành phân tử N2
- Nhóm 3: Nghiên cứu sự hình thành phân tử HCl
- Nhóm 4: Nghiên cứu sự hình thành phân tử CO2
Phiếu học tập:
c/h e ngtu
c/h e khí hiếm gần nhất
Sự hthanh lk
Bao quát, giúp đỡ HS gặp khó khăn
Gọi các nhóm lên báo cáo
- Lắng nghe và nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận nhóm
* Báo cáo kết quả học tập
I/ SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ 
1/ Liên kết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau 
***Sự hình thành đơn chất 
Nhóm 1:
a) Sự hình thành phân tử hidro H2
 H : 1s1 và He : 1s2
 Sự hình thành phân tử H2 :
 H— + ·H ® H : H® H – H ® H2 
*Quy ước
- Mỗi chấm (—) bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1 electron ở lớp ngoài cùng 
- Kí hiệu H : H được gọi là công thức electron , thay 2 chấm (:) bằng 1 gạch (–), ta có H – H gọi là công thức cấu tạo 
- Giữa 2 nguyên tử hidro có 1 cặp electron liên kết biểu thị bằng (–) , đó là liên kết đơn 
Nhóm 2:
b) Sự hình thành phân tử N2
 N : 1s22s22p3
 Ne : 1s22s22p6
:N + N: à : NN : Þ N º N 
 Công thức electron Công thức cấu tạo 
*Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 3 cặp electron liên kết biểu thị bằng 3 gạch ( º ) , đó là liên kết ba. Liên kết 3 bền hơn liên kết đôi.
c) Khái niệm liên kết cộng hoá trị 
ĐN: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung 
- Mỗi cặp electron chung tạo nên 1 liên kết cộng hoá trị, nên ta có liên kết đơn (trong phân tử H2) , liên kết ba (trong phân tử N2)
- Liên kết trong các phân tử H2 , N2 tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố (có độ âm điện như nhau) , do đó liên kết trong các phân tử đó không phân cực . Đó là liên kết cộng hoá trị không phân cực
2/ Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau 
 *** Sự hình thành hợp chất 
 Nhóm 3:
a) Sự hình thành phân tử hidro clorua HCl 
 *Mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung ® tạo thành 1 liên kết cộng hoá trị 
 + ٠: ® H : : ® H – Cl
 CT electron CT cấu tạo
Kết luận :
* Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp eletron chung bị lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực 
*Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn 
Nhóm 4:
b) Sự hình thành phân tử khí cacbonic CO2 (có cấu tạo thẳng)
 C : 1s22s22p2 (2, 4)
 O : 1s22s22p4 (2, 6)
. Ta có :
 : : : C : : : Þ O = C = O
(Công thức electron) (Công thức cấu tạo) 
 Kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững . 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS chốt kiến thức
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS làm bài tập
Làm bài tập 6/64 SGK
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập 
- Chuẩn bị phần tiếp theo
Ngày tháng năm 2018
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_23_lien_ket_cong_hoa_tri_cong_ho.doc