Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 3: Phương trình và hệ phương trình - Bài 2: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai - Năm học 2019-2020

Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 3: Phương trình và hệ phương trình - Bài 2: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Về kiến thức, kĩ năng và thái độ

a. Kiến thức

- Nắm được các cách giải các phương trình quy về dạng bậc nhất, bậc hai đơn giản: phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình chứa căn đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích.

b. Về kĩ năng

- Giải các phương trình quy về dạng bậc nhất, bậc hai đơn giản: phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình chứa căn đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích.

c. Về tư duy thái độ

- Biết suy luận phán đoán qua các kiến thức đã học.

- Có tinh thần cùng phát hiện kiến thức với giáo viên.

2. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học

- Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết.

 

docx 7 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 3: Phương trình và hệ phương trình - Bài 2: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A – KHOA TỰ NHIÊN
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Năm học 2019 - 2020
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Khuyên
Giáo sinh thực hiện: Đặng Quang Huy
Lớp: ĐH Sư Phạm Toán A khóa 7
MSSV: 1171010039
Đồng Nai, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tuần 10	Ngày soạn: 30/10/2019
	Ngày dạy: 06/11/2019
Chương 3: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Bài 2: PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI 
I. Mục tiêu của chủ đề
Về kiến thức, kĩ năng và thái độ
Kiến thức
Nắm được các cách giải các phương trình quy về dạng bậc nhất, bậc hai đơn giản: phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình chứa căn đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích.
Về kĩ năng
Giải các phương trình quy về dạng bậc nhất, bậc hai đơn giản: phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình chứa căn đơn giản, phương trình đưa về phương trình tích.
Về tư duy thái độ
Biết suy luận phán đoán qua các kiến thức đã học.
Có tinh thần cùng phát hiện kiến thức với giáo viên.
Định hướng phát triển năng lực.
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
Phương pháp kĩ thuật dạy học
Gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết.
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Chuẩn bị của giáo viên
Bài soạn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
Thiết bị và đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn, máy chiếu, bảng phụ,phiếu học tập.
Học liệu: Hệ thống câu hỏi tạo vấn đề, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý, các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong quá trình thảo luận.
Chuẩn bị của học sinh.
Đồ dùng học tập cần thiết.
Kiến thức cũ cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai đã học
III. Chuỗi các hoạt động học
Hoạt động khởi động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả đọc thêm SGK qua việc trả lời một số câu hỏi sau:
Cho phương trình chứa ẩn dưới dấu giá trị tuyệt đối yêu cầu học sinh cho biết tên gọi, cách giải?
 -Gọi học sinh trả lời các câu hỏi, gợi ý trợ giúp học sinh nếu gặp khó khăn.
Cho phương trình chứa ẩn dưới dấu căn yêu cầu học sinh cho biết tên gọi? 
Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu cách giải các phương trình chứa ẩn dưới dấu căn này.
- Ghi đầu bài bài mới lên bảng.
-Học sinh trao đổi ,thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi bổ sung của GV
Ghi đầu bài vào vở
- Cho phương trình x-3=2x+1
- Tên gọi của phương trình: phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối.
- Cách giải:
+ Dùng định nghĩa giá trị tuyệt đối.
+ Bình phương hai vế của phương trình(thử lại).
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Ôn tập phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Nhắc lại dạng của phương trình chứa ẩn ở mẫu?
- Ở lớp nào chúng ta đã được học phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối? Nhắc lại cách giải?
- Gọi 2 HS giải phương trình ứng với các trường hợp.
- Lưu ý HS khi tìm được giá trị của biến cần so sánh với điều kiện.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn HS cách 2:
- Yêu cầu HS bình phương hai vế của phương trình đưa về phương trình hệ quả.
Gọi HS giải phương trình bậc hai:
2x2 – 9x + 4 = 0.
+ x = 4 có phải là nghiệm của phương trình không ?
+ x = có phải là nghiệm của phương trình không ?
- Nghiệm của phương trình là giá trị nào ? 
- Hướng dẫn HS cách loại bỏ nghiệm ngoại lai mà không cần phải thử lại nghiệm.
- Dạng: 
- Học ở lớp 8.
- Các bước giải:
+ĐKXĐ: Q(x) ≠ 0
+ Giải phương trình.
+ Đối chiếu nghiệm tìm được với đkxđ để chọn nghiệm thích hợp. 
- Giải phương trình với trường hợp .
Nếu 
Cách 1: 
Nếu 
Nếu , ta có phương trình:
3x – 5 = x + 3 => x = 4 (thoả mãn).
- Giải phương trình với trường hợp x < – 3.
Nếu , ta có phương trình:
3x – 5 = – x – 3 => x = ( loại)
Vậy nghiệm của phương trình là x = 4. 
Cách 2 :
- Với x = 4 , ta có :
Vế trái : 3.4 – 5 = 7
Vế phải : 
x = 4 là nghiệm của phương trình.
- Với x = , ta có :
Vế trái : 3. – 5 = 
Vế phải : 
x = không là nghiệm của phương trình.
Vậy nghiệm của phương trình là x = 4
II. Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai.
1. Phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối.
- Dạng: 
VD1. Giải phương trình
Hoạt động 2 : Ôn tập về phương trình chứa ẩn dưới dấu căn:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Đưa ra ví dụ 
Ví dụ 2: Giải phương trình:
x – 3 = 
- Để giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn chúng ta phải làm gì ? 
- Hướng dẫn HS bình phương hai vế của phương trình biến đổi đưa về phương trình hệ quả.
Gọi HS giải phương trình: 
+ x = 1 có phải là nghiệm của phương trình không ?
+ x = 8 có phải là nghiệm của phương trình không ?
- Nghiệm của phương trình là giá trị nào ? 
- Hướng dẫn HS cách loại bỏ nghiệm ngoại lai mà không cần phải thử lại nghiệm.
- Ghi ví dụ 2.
+ Tìm điều kiện của phương trình.
+ Biến đổi phương trình.
Giải phương trình hệ quả.
ĐK : 
+ Với x = 1, ta có :
Vế trái : 1 – 3 = – 2 
Vế phải: 
x = 1 không là nghiệm của phương trình.
+ Với x = 8 , ta có :
Vế trái : 8 – 3 = 5 
Vế phải: 
x = 8 là nghiệm của phương trình.
Vậy nghiệm của phương trình là x = 8.
2. Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn:
Ví dụ 2: Giải phương trình:
x – 3 = 
Hoạt động luyện tập.
Làm các bài tập 6 SGK trang 62, 63.
Hoạt động vận dụng.
a) 
b) ;
c) ;
Giải:
a. ĐK: 
=> 5x + 6 = (x – 6)2 => x2 – 17x + 30 = 0.
x = 15 (nhận) ; x = 2 (loại)
Vậy x = 15
b. ĐK: 
=> 3 – x = x + 3 + 2
=> – x = => x2 – x – 2 = 0
=> x = – 1 (nhận) ; x = 2 (loại)
Vậy x = – 1
c. ĐK: 
=> 2x2 + 5 = x2 + 4x + 4 => x2 – 4x + 1 = 0
=> ( thoả mãn )
Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
Giải phương trình: 
Giải:
ĐK: 
+ Nếu , ta có phương trình: => x2 – 1 = –6x2 + 11x – 3 
=> 7x2 – 11x + 2 = 0=> .
Ngày 30 tháng 10 năm 2019
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn	Sinh viên kí tên
 Trần Thị Khuyên	 Đặng Quang Huy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_10_chuong_3_phuong_trinh_va_he_phuong_tri.docx