Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 2: Hàm số. Hàm số bậc nhất. Hàm số bậc hai - Bài 3: Hàm số bậc hai - Nguyễn Khắc Niệm

Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 2: Hàm số. Hàm số bậc nhất. Hàm số bậc hai - Bài 3: Hàm số bậc hai - Nguyễn Khắc Niệm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được: Dạng của hàm số bậc hai; Sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai; Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.

- Xét được sự biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai. Làm được một số dạng toán liên quan đến hàm số bậc hai.

2. Năng lực

 - Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.

3. Phẩm chất:

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

 

docx 11 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 2: Hàm số. Hàm số bậc nhất. Hàm số bậc hai - Bài 3: Hàm số bậc hai - Nguyễn Khắc Niệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Khắc Niệm.
Trường: THPT Số 1 Đức Phổ.
Điện thoại: 0914429808
Email: wl.ducpho1.nkniem@gmail.com
Bài 3. HÀM SỐ BẬC HAI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán Đại số Lớp 10
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được: Dạng của hàm số bậc hai; Sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai; Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
- Xét được sự biến thiên và vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai. Làm được một số dạng toán liên quan đến hàm số bậc hai.
2. Năng lực
 - Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ thái độ học tập; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực tự quản lý: Làm chủ cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập vào trong cuộc sống; trưởng nhóm biết quản lý nhóm mình, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhóm, các thành viên tự ý thức được nhiệm vụ của mình và hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh nói và viết chính xác bằng ngôn ngữ Toán học.
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. 
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thựcsáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kiến thức về hàm số, đồ thị hàm số, sự biến thiên của hàm số, sự biến thiên và đồ thị hàm số .
- File trình chiếu PPT.- Bảng vẽ điện tử.
- HS sử dụng trình duyệt và đường link google meet được nhà trường cung cấp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu ( 5 phút) ( Tiết 1)
a) Mục tiêu:
- Tạo sự tò mò, gây hứng thú cho học sinh về lý thuyết hàm số bậc hai.
- HS phát hiện hình dạng của Parabol, hướng bề lõm, tọa độ đỉnh, trục đối xứng, giao điểm với hai trục tọa độ trong trường hợp tổng quát () với trường hợp riêng .
- Hình dung được hình ảnh ban đầu về hình ảnh Parabol trong thực tế.
b) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung.(GV giao nhiệm vụ trước cho học sinh)
Nội dung: HS được giao nhiệm vụ sau đây:
*) Ở lớp 9 các em đã học cách vẽ đồ thị hàm số có dạng .
CH1. Vẽ đồ thị các hàm số sau: a) 	b) 
CH2. Đồ thị các hàm số trên có hình dạng là đường gì?
H3. Quan sát một số các công trình sau và cho biết các công trình đó có hình dạng là đường gì?
Cổng hình vòm ở Si Loius, Mo, Mỹ, nằm trong Đài tưởng niện mở Quốc gia Jefferson.
Cổng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Cầu vượt 3 tầng nằm tại phía Tây Bắc Đà Nẵng
Nhà ga đường sắt Lyon - Satolas nằm ở phía Bắc, cách thành phố Lyon 30km, là tuyến đường sắt nối mạng toàn châu Âu và sân bay Lyon
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Sản phẩm: 
*) Vẽ đồ thị hàm số 
Xác định các điểm đặc biệt:
*) Vẽ đồ thị hàm số 
Xác định các điểm đặc biệt:
*) Đồ thị các hàm số trên là các đường Parabol.
*) Tất cả các công trình trên đều có hình dạng một Parabol. 
*) Học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao người ta lại làm các công trình đó có hình dáng như vậy? Trong toán học những hình dáng trên là đồ thị của hàm số nào?
B3: Báo cáo, thảo luận: . GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn nộp bài dưới hình thức khác nếu cần. HS báo cáo thảo luận ở giờ học online.
B4: Kết luận, xử lí kết quả của HS: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức 
HĐTP 1: Đồ thị hàm số bậc hai và cách vẽ. (20 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc hai.
- Vẽ được Parabol là đồ thị của hàm số bậc hai. 
- Nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabol như đỉnh, trục đối xứng, hướng bề lõm .
b) Tổ chức thực hiện
B1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung.
Nội dung: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi.
CH1: Nêu cách vẽ parabol?
CH2: Thực hiện vẽ đồ thị hàm số 
B2: HS thực hiện nhiệm vụ: báo cáo bài làm khi được chỉ định. GV điều hành, thao tác hỗ trợ.
Sản phẩm
LG1: 
· Đỉnh .
· Vẽ trục đối xứng 
· Xác định các giao điểm của parabol với các trục toạ độ.
· Vẽ parabol.
LG2: 
· Tọa độ đỉnh .
Trục đối xứng là đường thẳng 
Giao điểm với trục tung . 
Giao điểm với trục hoành .
B3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận :
 - GV HS trình bày lời giải cho CH1, CH2
- HS khác theo dõi, nhận xét và hoàn thiện lời giải.
 B 4: Kêt luận và chốt kiến thức: 
 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo 
 - GV kết luận, chốt kiến thức. ( Cho hs xem sgk/trang 44)
Đồ thị hàm số là một parabol có
+ Đỉnh là .
+ Có trục đối xứng là đường thẳng .
+ Parabol này quay bề lõm lên trên nếu , xuống dưới nếu .
Cách vẽ:
B1: Tập xác định 
B2: Tìm tọa độ đỉnh trong đó 
B3: Vẽ trục đối xứng 
B4: Xác định các điểm đặc biệt (thường là giao điểm của parabol với các trục tọa độ và các điểm đối xứng với chúng qua trục đối xứng)
B5: Vẽ đồ thị (căn cứ vào tính đối xứng, bề lõm và hình dáng parabol để nối các điểm đó lại).
HĐTP 2: Chiều biến thiên của hàm số bậc hai. ( 15 phút)
Mục tiêu: Nắm được sự biến thiên của hàm số bậc hai.
 b) Tổ chức thực hiện: 
B1:Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục Nội dung
Nội dung: GV yêu cầu học sinh dựa vào đồ thị hàm số bậc hai và trả lời câu hỏi.
CH1: Nêu sự biến thiên của hàm số bậc hai?
CH2: Xét sự biến thiên của hàm số 
B 2: HS thực hiện nhiệm vụ: GV theo dõi, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ
Sản phẩm
LG1: 
· Nếu thì hàm số nghịch biến trên, đồng biến trên . 
· Nếu thì hàm số đồng biến trên , nghịch biến trên .
LG 2: Sự biến thiên của hàm số 
 · Có thì hàm số nghịch biến trên, đồng biến trên . 
 B3: Báo cáo, thảo luận: 
 - GV HS trình bày lời giải cho H1, H2
- HS khác theo dõi, nhận xét và hoàn thiện lời giải.
B4: Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo 
- Chốt kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút online) ( Tiết 2)
a) Mục tiêu: HS rèn luyện cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai, lập BBT, xác định parabol .
b) Tổ chức thực hiện
B1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.
Nội dung: HS được yêu cầu làm các bài tập sau đây:
Câu 1. Vẽ đồ thị hàm số: 
Câu 2. Vẽ đồ thị các hàm số 
Câu 3. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số 
Câu 4: Làm bài tập 3b,3c (sgk/trang 49). 
B2: HS làm bài tập. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
B3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận :
GV chọn một số HS trình bày kết quả, HS khác cùng thảo luận; GV chữa bài tập (Theo file trình chiếu PPT).
4. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà ( 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu: 
+ HS tìm hiểu được ứng dụng của đồ thị hàm số bậc hai trong thực tế .
+ HS rèn luyện cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai, lập BBT, xác định được hàm số bậc 2 . Bài tập trắc nghiệm (Tìm tọa độ đỉnh, trục đối xứng, ).
b) Tổ chức thực hiện
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
Nội dung: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu 1: Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị nhận đường làm trục đối xứng?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2: Đỉnh của parabol là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3: Hàm số 
A. đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng 
B. nghịch biến trên khoảng và đồng biến trên khoảng 
C. đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng 
D. nghịch biến trên khoảng và đồng biến trên khoảng 
Câu 4: Bảng biến thiên ở dưới là bảng biến thiên của hàm số nào trong các hàm số được cho ở bốn phương án A, B, C, D sau đây?
y
x
A. B. C. D. 
Câu 5: Cho hàm số bậc hai có đồ thị như hình bên dưới 
Hỏi hàm số đó là hàm số nào?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Cho hàm số có đồ thị như hình bên. 
Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. 	B. 	C. D. 
Câu 7: Xác định parabol biết rằng đi qua điểm và có trục đối xứng 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 8: Biết rằng đi qua điểm và có tung độ đỉnh bằng . Tính tích 
A. 	B. 	C. 	 D. 
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài toán thực tế sau:
Cổng Arch tại thành phố St.Louis của Mỹ có hình dạng là một parabol (hình vẽ). Biết khoảng cách giữa hai chân cổng bằng m. Trên thành cổng, tại vị trí có độ cao m so với mặt đất (điểm M), người ta thả một sợi dây chạm đất (dây căng thẳng theo phương vuông góc với mặt đất). Vị trí chạm đất của đầu sợi dây này cách chân cổng một đoạn m. Giả sử các số liệu trên là chính xác. Hãy tính độ cao của cổng Arch (tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của cổng).
A. m.	B. m.	C. m.	D. m.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm: 
Nhiệm vụ 1: 
Câu 1. Chọn A.
Xét đáp án A, ta có . 
Câu 2. Chọn D.
Ta có : 
Câu 3. Chọn D.
Ta có . 
Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng và đồng biến trên khoảng 
Câu 4. Chọn D.
Ÿ Bảng biến thiên có bề lõm hướng xuống. Loại đáp án A và B.
Ÿ Đỉnh của parabol có tọa độ là . Xét các đáp án còn lại, đáp án D thỏa mãn. 
Câu 5: Chọn B.
Ÿ Parabol có bề lõm hướng lên. Loại đáp án C.
Ÿ Đỉnh của parabol là điểm . Xét các đáp án A, B và D, đáp án B thỏa mãn. 
Câu 6: Chọn D.
Bề lõm hướng xuống nên 
Hoành độ đỉnh parabol nên 
Parabol cắt trục tung tại điểm có tung độ dương nên 
Câu 7. Chọn A.
Ta có 
Trục đối xứng Vậy 
Câu 8. Chọn C.
Vì đi qua điểm và có tung độ đỉnh bằng nên ta có hệ
 (thỏa mãn ) hoặc (loại).
Suy ra 
Nhiệm vụ 2: Lời giải: Chọn D
+ Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho O trùng với A, tia Ox cùng hướng với tia OB và tia Oy hướng lên (như hình bên dưới).
+ Hàm số bậc hai có dạng 
+ Theo đề ta có hệ phương trình: 
+ Vậy, hàm số bậc hai là: 
+ Chiều cao h của cổng là tung độ đỉnh của parabol nên 
B3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới (trong tiết tự chọn về hàm số bậc 2) để nhận xét, đánh giá (có thể sử dụng để cho điểm quá trình đối với một số HS).
B4: GV trả lại bài đã nhận xét cho HS ở một thời điểm thích hợp và nhận xét chung.
Ngày 5 tháng 11 năm 2021
 TTCM ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_10_chuong_2_ham_so_ham_so_bac_nhat_ham_so.docx