Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp - Tiết 1, Bài 1: Mệnh đề

Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp - Tiết 1, Bài 1: Mệnh đề

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

– Nắm vững các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, kéo theo, hai MĐ tương đương, các điều

kiện cần, đủ, cần và đủ.

– Biết khái niệm MĐ chứa biến.

Kĩ năng:

– Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương.

– Biết sử dụng các kí hiệu ,  trong các suy luận toán học.

Thái độ:

– Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

– Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.

Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Một số kiến thức mà HS đã học ở lớp dưới.

Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới.

pdf 10 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 10 - Chương 1: Mệnh đề. Tập hợp - Tiết 1, Bài 1: Mệnh đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Toán 10 
 Trang 1 
* Tuần thứ: 01. Tiết PPCT:01 
CHƯƠNG 1. MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP 
§ 1: MỆNH ĐỀ 
I. MỤC TIÊU: 
 Kiến thức: 
– Nắm vững các khái niệm mệnh đề, MĐ phủ định, kéo theo, hai MĐ tương đương, các điều 
kiện cần, đủ, cần và đủ. 
– Biết khái niệm MĐ chứa biến. 
 Kĩ năng: 
– Biết lập MĐ phủ định của 1 MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương. 
– Biết sử dụng các kí hiệu ,  trong các suy luận toán học. 
 Thái độ: 
– Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập. 
– Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống. 
Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác 
II. CHUẨN BỊ: 
 Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. Một số kiến thức mà HS đã học ở lớp dưới. 
 Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức đã học ở lớp dưới. 
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
Hoạt động hình thành kiến thức: Tìm hiểu khái niệm Mệnh đề, Mệnh đề chứa biến (10’) 
Nắm được khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến 
 GV đưa ra một số câu và cho HS xét tính Đ–S của các 
câu đó. 
a) “Phan–xi–păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam.” 
b) “ 2 < 9,86” 
c) “Hôm nay trời đẹp quá!” 
 HS thực hiện yêu cầu. 
a) Đ b) S c) không biết 
 GV: Cho các nhóm nêu một số câu. Xét xem câu nào 
là mệnh đề và tính Đ–S của các mệnh đề. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 GV: Xét tính Đ–S của các câu: 
d) “n chia hết cho 3” 
e) “2 + n = 5” 
–> mệnh đề chứa biến. 
 HS: Tính Đ–S phụ thuộc vào giá trị của n. 
 GV: Cho các nhóm nêu một số mệnh đề chứa biến 
(hằng đẳng thức, ). 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
I. Mệnh đề. Mệnh đề chứa biến. 
1. Mệnh đề. 
– Một mệnh đề là một câu khẳng định đúng 
hoặc sai. 
– Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai. 
2. Mệnh đề chứa biến. 
Mệnh đề chứa biến là một câu chứa biến, 
với mỗi giá trị của biến thuộc một tập nào 
đó, ta được một mệnh đề. 
Hoạt động hình thành kiến thức: Tìm hiểu mệnh đề phủ định của một mệnh đề (5’) 
Biết phủ định một mệnh đề 
 GV đưa ra một số cặp mệnh đề phủ định nhau để cho 
HS nhận xét về tính Đ–S. 
a) P: “3 là một số nguyên tố” 
II. Phủ định của 1 mệnh đề. 
Kí hiệu mệnh đề phủ định của mệnh đề P là 
P . 
Giáo án Toán 10 
 Trang 2 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
P : “3 không phải là số ngtố” 
b) Q: “7 không chia hết cho 5” 
Q : “7 chia hết cho 5” 
 HS trả lời tính Đ–S của các mệnh đề. 
 GV: Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh 
đề phủ định. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
P đúng khi P sai 
P sai khi P đúng 
Hoạt động hình thành kiến thức: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề kéo theo(10’) 
Nắm được khái niệm mệnh đề kéo theo và lấy được ví dụ 
 GV đưa ra một số mệnh đề được phát biểu dưới dạng 
“Nếu P thì Q”. 
a) “Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 2.” 
b) “Nếu tứ giác ABCD là hbh thì nó có các cặp cạnh đối 
song song.” 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 GV: Cho các nhóm nêu một số VD về mệnh đề kéo 
theo. 
+ Cho P, Q. Lập P Q. 
+ Cho P Q. Tìm P, Q. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 GV: Cho các nhóm phát biểu một số định lí dưới dạng 
điều kiện cần, điều kiện đủ. 
III. Mệnh đề kéo theo. 
Cho 2 mệnh đề P và Q. Mệnh đề “Nếu P thì 
Q” đgl mệnh đề kéo theo, và kí hiệu P 
Q. 
Mệnh đề P Q chỉ sai khi P đúng và Q 
sai. 
Các định lí toán học là những mệnh đề 
đúng và thường có dạng P Q. Khi đó, ta 
nói: 
P là giả thiết, Q là kết luận. 
P là điều kiện đủ để có Q. 
Q là điều kiện cần để có P. 
Hoạt động hình thành kiến thức: Tìm hiểu khái niệm mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương 
đương(5’) 
Nắm được khái niệm mệnh đảo và hai mệnh đề tương đương 
 GV: Dẫn dắt từ KTBC, Q P đgl mệnh đề đảo của 
P Q. 
 GV: Cho các nhóm nêu một số mệnh đề và lập mệnh 
đề đảo của chúng, rồi xét tính Đ–S của các mệnh đề đó. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 GV: Trong các mệnh đề vừa lập, tìm các cặp P Q, 
Q P đều đúng. Từ đó dẫn đến khái niệm hai mệnh đề 
tương đương. 
 GV: Cho các nhóm tìm các cặp mệnh đề tương đương 
và phát biểu chúng bằng nhiều cách khác nhau. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
IV. Mệnh đề đảo – hai mệnh đề tương 
đương. 
 Mệnh đề Q P đgl mệnh đề đảo của 
mệnh đề P Q. 
 Nếu cả hai mệnh đề P Q và Q P đều 
đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương 
đương. 
Kí hiệu: P Q 
Đọc là: P tương đương Q 
hoặc P là đk cần và đủ để có Q 
hoặc P khi và chỉ khi Q. 
Hoạt động hình thành kiến thức: Tìm hiểu các kí hiệu  và  (10’) 
Hiểu được kí hiệu  và  
 GV đưa ra một số mệnh đề có sử dụng các lượng hoá: 
, . 
a) “Bình phương của mọi số thực đều lớn hơn hoặc 
bằng 0”. 
–> x R: x2 ≥ 0 
b) “Có một số nguyên nhỏ hơn 0”. 
V. Kí hiệu  và . 
: với mọi. 
: tồn tại, có một. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 3 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
–> n Z: n < 0. 
 GV: Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có sử dụng 
các lượng hoá: , . (Phát biểu bằng lời và viết bằng kí 
hiệu) 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
Hoạt động hình thành kiến thức: Mệnh đề phủ định của các mệnh đề có chứa kí hiệu ,  (5’) 
Hiểu được cách phủ định một mệnh đề 
 GV đưa ra các mệnh đề có chứa các kí hiệu , . 
Hướng dẫn HS lập các mệnh đề phủ định. 
a) A: “x R: x2 ≥ 0” 
–> A : “x R: x2 < 0”. 
b) B: “n Z: n < 0” 
–> B : “n Z: n ≥ 0”. 
 GV: Cho các nhóm phát biểu các mệnh đề có chứa các 
kí hiệu , , rồi lập các mệnh đề phủ định của chúng. 
 HS: Các nhóm thực hiện yêu cầu. 
 x X,P(x) x X,P(x)  
 x X,P(x) x X,P(x)  
3. Chốt kiến thức: 
 Nhấn mạnh các khái niệm: 
– Mệnh đề, MĐ phủ định. Mệnh đề kéo theo. Hai mđề tương đương. MĐ có chứa kí hiệu ,  
- Cho các nhóm nêu VD về mệnh đề, không phải mđ, phủ định một mđ, mệnh đề kéo theo. 
4. Hướng dẫn về nhà: học các khái niệm, lấy ví dụ minh họa và làm các bài tập trong sgk. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 4 
* Tuần thứ: 01. Tiết PPCT:02 
 BÀI TẬP MỆNH ĐỀ 
I. MỤC TIÊU: 
 Kiến thức: 
 Củng cố các khái niệm: mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo, hai mệnh đề 
tương đương. 
 Kĩ năng: 
 Biết cách xét tính Đ–S của một mệnh đề, lập mệnh đề phủ định. 
 Biết sử dụng các điều kiện cần, đủ, cần và đủ. 
 Biết sử dụng các kí hiệu , . 
 Thái độ: 
 Hình thành cho HS khả năng suy luận có lí, khả năng tiếp nhận, biểu đạt các vấn đề một 
cách chính xác. 
Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác 
II. CHUẨN BỊ: 
 Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. 
 Học sinh: SGK, vở ghi. Làm bài tập về nhà. 
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
Hoạt động luyện tập: Xét tính Đ–S của một mệnh đề, lập mệnh đề phủ định (15’) 
Biết xét tính đúng sai và lập phủ định của một mệnh đề 
GV:. Thế nào là mệnh đề, mệnh đề chứa biến? 
HS. 
– mệnh đề: a, d. 
– mệnh đề chứa biến: b, c. 
GV. Nêu cách lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề 
P? 
HS. Từ P, phát biểu “không P” 
a) 1794 không chia hết cho 3 
b) 2 là một số vô tỉ 
c) ≥ 3,15 
d) 125 > 0 
1. Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề, 
mệnh đề chứa biến? 
a) 3 + 2 = 7 
b) 4 + x = 3 
c) x + y > 1 
d) 2 – 5 < 0 
2. Xét tính Đ–S của mỗi mệnh đề sau và phát 
biểu mệnh đề phủ định của nó? 
a) 1794 chia hết cho 3 
b) 2 là một số hữu tỉ 
c) < 3,15 
d) 125 ≤ 0 
Hoạt động luyện tập: Luyện kĩ năng phát biểu mệnh đề bằng cách sử dụng điều kiện cần, đủ 
(15’) 
Biết phát biểu mệnh đề sử dụng các khái niệm điều kiện cần, đủ 
GV. Nêu cách xét tính Đ–S của mệnh đề P Q? 
HS. Chỉ xét P đúng. Khi đó: 
– Q đúng thì P Q đúng. 
– Q sai thì P Q sai. 
3. Cho các mệnh đề kéo theo: 
A: Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b 
chia hết cho c (a, b, c Z). 
B: Các số nguyên có tận cùng bằng 0 đều chia 
hết cho 5. 
C: Tam giác cân có hai trung tuyến bằng 
nhau. 
D: Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng 
nhau. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 5 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
GV Chỉ ra “điều kiện cần”, “điều kiện đủ” trong mệnh 
đề P Q? 
HS. 
– P là điều kiện đủ để có Q. 
– Q là điều kiện cần để có P. 
GV: Khi nào hai mệnh đề P và Q tương đương? 
HS: Cả hai mệnh đề P Q và Q P đều đúng. 
a) Hãy phát biểu mệnh đề đảo của các mệnh 
đề trên. 
b) Phát biểu các mệnh đề trên, bằng cách sử 
dụng khái niệm “điều kiện đủ”. 
c) Phát biểu các mệnh đề trên, bằng cách sử 
dụng khái niệm “điều kiện cần”. 
4. Phát biểu các mệnh đề sau, bằng cách sử 
dụng khái niệm “điều kiện cần và đủ” 
a) Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 
thì chia hết cho 9 và ngược lại. 
b) Một hình bình hành có các đường chéo 
vuông góc là một hình thoi và ngược lại. 
c) Phương trình bậc hai có hai nghiệm phân 
biệt khi và chỉ khi biệt thức của nó dương. 
Hoạt động luyện tập: Luyện kĩ năng sử dụng các kí hiệu , (15’) 
Biết sử dụng kí hiệu để viết mệnh đề 
GV. Hãy cho biết khi nào dùng kí hiệu , khi nào 
dùng kí hiệu ? 
HS. 
– : mọi, tất cả. 
– : tồn tại, có một. 
a) x R: x.1 = 1. 
b) x R: x + x = 0. 
c) x R: x + (–x) = 0. 
5. Dùng kí hiệu ,  để viết các mệnh đề sau: 
a) Mọi số nhân với 1 đều bằng chính nó. 
b) Có một số cộng với chính nó bằng 0. 
c) Mọi số cộng với số đối của nó đều bằng 0. 
Lập mệnh đề phủ định? 
4. Chốt kiến thức: Nhấn mạnh: 
– Cách vận dụng các khái niệm về mệnh đề. 
– Có nhiều cách phát biểu mệnh đề khác nhau. 
5. Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập còn lại. Đọc trước bài “Tập hợp” 
Giáo án Toán 10 
 Trang 6 
* Tuần thứ: 01. Tiết PPCT:03 
§1 CÁC ĐỊNH NGHĨA 
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: Nắm được k/n vectơ , vectơ cùng phương cùng hướng, bằng nhau , vectơ – không, 
độ dài vectơ, vectơ không, hai vectơ bằng nhau, 
Kỹ năng: Vận dụng được các KN vừa học vào việc giải các bài tập có liên quan. Dựng được 
một vectơ bằng một vectơ cho trước, chứng minh hai vectơ bằng nhau 
Thái độ: Cẩn thận chính xác trong làm toán, hiểu và phân biệt rõ từng KN. Liên hệ được các 
vectơ trong vật lý 
Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác 
II. CHUẨN BỊ 
1) Giáo viên : Giáo án , SGK, một số đồ dùng cấn thiết khác, bảng vẽ minh họa 
2) Học sinh : Đọc trước nội dung hai vectơ cùng phương, hai vectơ bằng nhau. 
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm vectơ (10’) 
Nắm được định nghĩa về vectơ 
GV: Cho học sinh quan sát H1.1 
Quan sát hình 1.1 hình dung hướng chuyển 
động của vật. Nói: từ hình vẽ ta thấy chiều mũi 
tên là chiều chuyển động của các vật. Vậy nếu 
đặt điểm đầu là A , cuối là B thì đoạn AB có 
hướng A B .Cách chọn như vậy cho ta một 
vectơ AB. 
Hỏi: thế nào là một vectơ ? 
GV chính xác cho học sinh ghi. Nói:vẽ một 
vectơ ta vẽ đoạn thẳng cho dấu mũi tên vào một 
đầu mút, đặt tên là AB :A (đầu), B(cuối). 
Hỏi: với hai điểm A,B phân biệt ta vẽ đươc bao 
nhiêu vectơ? 
Nhấn mạnh: vẽ hai vectơ qua A,B 
I. Khái niệm: vectơ: 
ĐN:vectơ là một đoạn thẳng có hướng 
KH: AB (A điểm đầu, B điểm cuối) 
Hay a ,b , , x , y , 
 B 
A 
 a 
Hoạt động 2: Khái niệm vectơ cùng phương, cùng hướng (10’) 
Nắm được định nghĩa vectơ cùng phương, cùng hướng 
GV: Nêu định nghĩa giá của vectơ 
HS: Ghi nhớ. 
Cho học sinh quan sát H 1.3 gv vẽ sẵn. 
Hỏi: xét vị trí tương đối các giá của vectơ 
AB vàCD ; PQ và RS ; EF và PQ . 
HS: AB vàCD cùng giá 
PQ và RS giá song song 
EF và PQ giá cắt nhau. 
Nói: AB và CD cùng phương. 
 PQ và RS cùng phương. 
vậy thế nào là 2 vectơ cùng phương? 
HS: trả lời nội dung định nghĩa 
II .Vectơ cùng phương cùng hướng: 
ĐN: Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá 
của chúng song song hoặc trùng nhau. 
Hai vectơ cùng phương thì có thể cùng hướng 
hoặc ngược hướng 
Giáo án Toán 10 
 Trang 7 
Yêu cầu: xác định hướng của cặp vectơ 
AB vàCD ; PQ và RS . 
AB vàCD cùng hướng 
PQ và RS ngược hướng 
Nhấn mạnh: hai vectơ cùng phương thì mới xét 
đến cùng hướng hay ngược hướng 
Hỏi:cho 3 điểm A,B,C phân biệt. 
thẳng hàng thì AB , AC có gọi là cùng phương 
không? Ngược lại A,B,C không thẳng hàng thì 
sao? 
Cho học sinh rút ra nhận xét. 
Hỏi: nếu A,B,C thẳng hàng thì AB và BC 
cùng hướng(đ hay s)? 
Cho học sinh thảo luân nhóm. 
GV giải thích thêm 
Nhận xét:ba điểm A,B,C phân biệt thẳng hàng khi 
và chỉ khi AB và AC cùng phương. 
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm hai vectơ 
bằng nhau(15’) 
Nắm được định nghĩa hai vectơ bằng nhau 
GV: giới thiệu độ dài vectơ. 
Hỏi: hai đoạn thẳng bằng nhau khi nào? Suy ra 
khái niệm hai vectơ bằng nhau. 
HS:Khi độ dài bằng nhau và cùng hướng. 
Hỏi: AB = BA đúng hay sai? 
GV chính xác khái niệm hai vectơ bằng nhau 
cho học sinh ghi. 
III. Hai vectơ bằng nhau: 
ĐN:hai vectơ a vàb đươc gọi là bằng nhau nếu 
a và b cùng hướng và cùng độ dài. 
KH: a = b 
Chú ý: với a và điểm O cho trước tồn tại duy 
nhất 1 điểm A sao cho OA= a 
Hoạt động 4: Hình thành khái niệm hai vectơ – 
không (15’) 
Nắm được định nghĩa hai vectơ không 
HĐ2: 
Hỏi: cho 1 vectơ có điểm đầu và cuối trùng 
nhau thì có độ dài bao nhiêu? 
HS: Có độ dài bằng 0 
Nói: AA gọi là vectơ không 
Yêu cầu: xđ giá vectơ không từ đó rút ra kl gì 
về phương, hướng vectơ không. 
IV Vectơ không: 
ĐN: là vectơ có điểm đầu và cuối trùng nhau 
KH: 0 
QU:+mọi vectơ không đều bằng nhau. 
 +vectơ không cùng phương cùng hướng với 
mọi vectơ. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 8 
HS: Vectơ o có phương hướng tuỳ ý. 
Hoạt động luyện tập (10’) 
Hiểu và chứng minh được hai vectơ bằng nhau 
Hỏi: khi nào thì hai vectơ bằng nhau ? 
TL: khi chúng cùng hướng, cùng độ dài 
Vậy khi DE AF cần có đk gì? 
TL: cần có DE = AF và 
,DE AF cùng hướng 
Dựa vào đâu ta có DE = AF? 
TL: dựa vào đường trung bình tam giác 
GV gọi 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải 
Gv nhận xét sữa sai 
Ví duï : 
Cho tam giaùc ABC coù D,E,F laàn löôït laø trung 
ñieåm cuûa AB ,BC, CD 
Chứng minh : DE AF 
 Giaûi 
Ta coù DE laø ñöôøng trung bình 
cuûa tam giaùc ABC 
neân DE =
1
2
AC=AF 
 DE / / AF 
Vaäy DE AF 
Hoạt động chốt kiến thức (5’). Cho 5 điểm phân biệt A,B,C,D,E có bao nhiêu vectơ khác không có 
điểm đầu và cuối là các điểm đó. Cho học sinh làm theo nhóm. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 9 
* Tuần thứ: 01. Tiết PPCT:04 
BS: BÀI TẬP MỆNH ĐỀ 
I/-Mục tiêu: 
Kiến thức: 
Củng cố: Khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, 
mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương. Cách dùng các kí hiệu  , . 
 Kĩ năng: 
- Xác định được tính đúng sai của một mệnh đề. Biết lập mệnh đề đảo của mệnh đề kéo theo. 
Biết phủ định một mệnh đề. Dùng thành thạo kí hiệu , . 
Thái độ: Cẩn thận chính xác trong làm toán. Yêu thích môn học. 
Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác 
II/-Chuẩn bị: 
- Giáo viên: giáo án, SGK, thước, bảng phụ, phấn màu. 
- Học sinh: SGK và chuẩn bị bài ở nhà. 
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
Hoạt động luyện tập: Phủ định các mệnh đề sau và xét tính đúng sai của các mệnh đề (15’) 
 A: “ Phương trình 6x2 +5x - 11 = 0 có nghiệm” B: “ 14 là số nguyên tố” 
 C: “ : 2 1n N n n là số chẵn” D: “ 2: 1 0x R x ” 
Biết phủ định và xét tính đúng sai của một mệnh đề 
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh 
+ Theo dõi hoạt động của học sinh và hướng dẫn 
khi cần 
? Phủ định một mệnh đề ? 
? Hãy phủ định các mệnh đề trên? 
? Xét tính đúng sai của các mệnh đề? 
+ Đánh giá kết quả của học sinh. 
A : “Phương trình 6x2 +5x - 11 = 0 vô 
 nghiệm” ( mệnh đề sai) 
B : “14 không phải là số nguyên tố” 
 (mệnh đề đúng) 
C : “ : 2 1n N n n là số lẻ” 
 (mệnh đề sai) 
D : “ 2: 1 0x R x ” (mệnh đề sai) 
Hoạt động luyện tập: Lập mệnh đề đảo của các mệnh đề sau: (15’) 
a. Nếu a chia hết cho 3 và 4 thì a chia hết cho 12 
b. Nếu tam giác ABC có AB AC BC thì tam giác ABC đều 
Xét tính đúng sai của các mệnh đề 
Biết lập mệnh đề đảo và xét tính đúng sai của một mệnh đề 
GV: Giao nhiệm vụ cho học sinh 
+ Theo dõi hoạt động của học sinh và hướng dẫn 
khi cần 
HS: Nhận nhiệm vụ 
+ Thảo luận 
+ Trình bày kết quả: 
? Mệnh đề đảo của mệnh đề P Q ? 
? Xác định P và Q trong từng mệnh đề ? 
? Lập mệnh đề đảo của các mệnh đề đó? 
? Xét tính đúng sai của các mệnh đề? 
+ Nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
Giải 
a) “Nếu a chia hết cho 3 và 4 thì a chia hết cho 
12” (mệnh đề đúng) 
 Mệnh đề đảo: “ Nếu a chia hết cho 12 thì a 
chia hết cho3 và 4” (mệnh đề đúng) 
b) “Nếu tam giác ABC có AB C BC  thì 
tam giác ABC đều ” (mệnh đề đúng) 
 Mệnh đề đảo: “ Nếu tam giác ABC đều thì 
AB C BC  ” (mệnh đề đúng) 
Hoạt động luyện tập: Phát biểu các định lý sau, sử dụng khái niệm "điều kiện đủ": (10’) 
a) Trong mặt phẳng, nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc một đường thẳng thứ ba thì 
hai đường thẳng ấy song song nhau. 
Giáo án Toán 10 
 Trang 10 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 
b) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúng có diện tích bằng nhau. 
c) Nếu một số tự nhiên tận cùng là chữ số 5 thì chia hết cho 5. 
Biết phát biểu một mệnh đề sử dụng khái niệm điều kiện đủ 
? nêu giả thiết kết luận của từng định lý 
 HS: đứng tại chổ nêu 
? sử dụng khái niệm "điều kiện đủ": phát biểu lại 
định lý. 
Gợi ý: Trong toán học, định lí là một mệnh đề 
đúng, thường có dạng : P Q 
 P gọi là giả thiết, Q gọi là kết luận. Hoặc 
 P(x) là điều kiện đủ để có Q(x) 
 Q(x) là điều kiện cần để có P(x) 
 Hoặc điều kiện đủ để có Q(x) là P(x) 
 điều kiện cần để có P(x) là Q(x) 
a) Trong mặt phẳng, hai đường thẳng phân biệt 
cùng vuông góc một đường thẳng thứ ba là điều 
kiện đủ để hai đường thẳng ấy song song nhau. 
b) Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để 
chúng có diện tích bằng nhau. 
c) Số tự nhiên tận cùng là chữ số 5 là điều kiện 
đủ để số đó chia hết cho 5. 
Hoạt động luyện tập: Phát biểu các định lý sau, sử dụng khái niệm "điều kiện cần": (5’) 
a) Nếu hai tam giác bằng nhau thì chúngcó các góc tươmg ứmg bằng nhau. 
b) Nếu tứ giác T là một hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc nhau. 
c) Nếu một số tự nhiên chia hết cho thì nó chia hết cho 3. 
Biết phát biểu một mệnh đề sử dụng khái niệm điều kiện cần 
? nêu giả thiết kết luận của từng định lý 
 HS: đứng tại chổ nêu 
? sử dụng khái niệm "điều kiện cần": phát biểu lại 
định lý. 
a) Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là 
chúng có các góc tươmg ứmg bằng nhau. 
b) Điều kiện cần để tứ giác T là một hình thoi là 
nó có hai đường chéo vuông góc nhau. 
c) Điều kiện cần để một số tự nhiên chia hết cho 
là nó chia hết cho 3. 
4. Chốt kiến thức: - Khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo 
theo, mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương. Kí hiệu ,  . 
 5. Hướng dẫn về nhà: Học về nhà xem lại bài đã học 
Kí duyệt của tổ trưởng 
 Tắc Vân, ngày tháng năm 
Lê Anh Tuân 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_dai_so_lop_10_chuong_1_menh_de_tap_hop_tiet_1_bai_1.pdf