Đề thi chọn HSG lớp 11 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn

Đề thi chọn HSG lớp 11 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn

Câu 1 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 theo vĩ độ ở bán cầu Bắc

Vĩ độ 00 100 200 300 400 500 600 700 800 900

Tháng 1 (0C) 25,3 25,4 21,8 13,8 4,6 -7,7 -16,4 -26,9 -33,2 -36,0

Tháng 7 (0C) 25,3 26,1 27,3 26,9 23,9 18,1 14,0 7,2 2,0 0

a.Tính biên độ nhiệt độ năm của các vĩ độ ở bán cầu Bắc.

b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc.

Câu 2 (2,0 điểm)

a.Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

b.Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp không có tính mùa

vụ?

Câu 3 (4,0 điểm)

a.Trình bày đặc điểm dân số của thế giới.

b. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam.

pdf 7 trang ngocvu90 8330
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 11 THPT năm học 2020-2021 môn Địa lí - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2020 – 2021 
---------------------- ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề 
------------------------- 
Câu 1 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: 
Sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 theo vĩ độ ở bán cầu Bắc 
Vĩ độ 00 100 200 300 400 500 600 700 800 900 
Tháng 1 (0C) 25,3 25,4 21,8 13,8 4,6 -7,7 -16,4 -26,9 -33,2 -36,0 
Tháng 7 (0C) 25,3 26,1 27,3 26,9 23,9 18,1 14,0 7,2 2,0 0 
a.Tính biên độ nhiệt độ năm của các vĩ độ ở bán cầu Bắc. 
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc. 
Câu 2 (2,0 điểm) 
a.Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. 
b.Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp không có tính mùa 
vụ? 
Câu 3 (4,0 điểm) 
a.Trình bày đặc điểm dân số của thế giới. 
b. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam. 
Câu 4 (4,0 điểm) 
a. Những vấn đề đang được quan tâm hiện nay ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á là gì? Giải 
thích vì sao Tây Nam Á trở thành điểm nóng của thế giới? 
b. Thế nào là liên kết vùng? Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng? 
Câu 5 (4,5 điểm) 
a. Phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản của Hoa Kì. Tại sao Hoa Kì là nước 
nhập siêu nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới? 
b. Trình bày đặc điểm địa hình phần phía Tây và phần phía Đông của Liên Bang Nga. 
Câu 6 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu: 
Sự biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhật bản thời kì 1950-2017 
Năm 1950 1970 1997 2005 2017 
Số dân (triệu người ) 83 104 126 127,7 126,7 
Dưới 15 tuổi( %) 35,4 23,9 15,3 13,9 12,0 
Trên 65 tuổi ( %) 5,0 7,1 15,7 19,2 28,0 
 (Nguồn: Sách giáo khoa địa lí 11 và danso.org) 
 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai 
đoạn 1950 – 2017. 
 b. Tính số người trong độ tuổi trên 65 tuổi của Nhật Bản thời kì trên. Nhận xét xu hướng biến 
đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản thời kì 1950 – 2017. 
-------------Hết----------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
Họ tên thí sinh ....................................................SBD.......................Phòng thi........ 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2020 – 2021 
---------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
I. LƯU Ý CHUNG: 
- Hướng dẫn chấm trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu 
đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. 
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. 
II. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu Nội dung Điểm 
1 
Tính biên độ nhiệt độ năm của các vĩ độ 0,5 
Vĩ độ 00 100 200 300 400 500 600 700 800 900 
Biên độ 
nhiệt 
 0 0,7 5,5 13,1 19,3 25,8 30,4 34,1 35,2 36,0 
0,5 
Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ: 1,5 
* Nhận xét: 
- Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt độ năm càng lớn (d/c). 
0,5 
* Giải thích: 
- Do chệnh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng. 
0,5 
- Do càng lên vĩ độ cao diện tích lục địa càng tăng. 0,5 
2 
a.Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. 1,0 
+ Khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch (hiệu số) giữa tỉ 
suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính %. 
0,5 
+ Ý nghĩa: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh 
hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế 
giới, nó được coi là động lực phát triển dân số. 
0,5 
b.Tại sao sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ còn sản xuất công nghiệp 
không có tính mùa vụ? 
1,0 
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp 
là cây trồng, vật nuôi, là những vật thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo 
quy luật nhất định => phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian sản xuất dài 
hơn thời gian lao động => có tính mùa vụ. 
0,5 
- Sản xuất công nghiệp không có tình mùa vụ vì đối tượng của sản xuất công 
nghiệp là các loại nguyên liệu, khoáng sản, tư liệu sản xuất là máy móc, thiết 
bị, là những vật thể không sống, sản xuất tiến hành theo hai giai đoạn không 
tuân theo trình tự nhất định, thời gian lao động và sản xuất chênh lệch nhau 
không đáng kể => không có tính mùa vụ. 
0,5 
3 
a.Trình bày đặc điểm dân số của thế giới 2,0 
- Mặc dù tỉ lệ (tỉ suất) gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm có giảm nhưng 
dân số thế giới vẫn tăng nhanh (dẫn chứng). 
0,5 
- Bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển. Các nước phát 
triển, tỉ lệ gia tăng dân số thấp (dẫn chứng). 
0,5 
- Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng 
hằng năm. 
0,5 
- Dân số thế giới đang có xu hướng già hóa (dẫn chứng). 0,5 
b.Phân tích tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam. 2,0 
- Thời tiết khí hậu biến đổi thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra: Bão, 0,5 
lũ lụt, hạn hán. 
- Nước biển dâng, thu hẹp diện tích đất sản xuất (chìm ngập một số vùng 
đồng bằng ven biển). 
0,5 
- Suy thoái các nguồn tài nguyên: Đất, nước, sinh vật... 0,5 
- Tác động khác: Ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của con người,... 0,5 
4 
a. Những vấn đề đang được quan tâm hiện nay ở khu vực Tây Nam Á và 
Trung Á là gì? Giải thích vì sao Tây Nam Á trở thành điểm nóng của thế 
giới? 
3,0 
* Những vấn đề đang được quan tâm: 
- Khả năng và vai trò cung cấp dầu mỏ. 
0,25 
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố 0,25 
* Tây Nam Á trở thành điểm nóng của thế giới vì: 
- Về tự nhiên: 
+ VTĐL: Nằm ở phía Tây Nam Châu Á, trên ngã ba đường giao lưu quốc tế 
bằng đường bộ, biển từ AĐD sang biển Đỏ, án ngữ kênh đào Xuy-ê ra ĐTH 
và ĐTD của ba châu lục (Á, Phi, Âu) nên có vị trí chiến lược quan trọng 
0,5 
+ ĐKTN: Chủ yếu khí hậu khô nóng, mang tính chất hoang mạc và bán 
hoang mạc. Sông ngòi ít và hiếm nước, gây khó khăn cho sản xuất nông 
nghiệp và sinh hoạt dẫn đến sự tranh giành tài nguyên, nguồn nước ở một 
số quốc gia. 
0,5 
+ TNTN: Quan trọng nhất là dầu mỏ (50% trữ lượng của thế giới), tập trung 
nhiều nhất ở vịnh Pecxich. Có vai trò cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho thế giới 
nên trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc 
0,5 
- Về chính trị - xã hội: 
+ Là cài nôi của nền văn minh nhân loại và của nhiều tôn giáo, trong đó chủ 
yếu là đạo Hồi với nhiều giáo phái khác nhau đã ảnh hưởng sâu rộng tới 
nhiều khu vực. 
0,5 
- Định kiến về tôn giáo, dân tộc, văn hóa và các vấn đề thuộc về lịch sử, xung 
đột dân tộc, tôn giáo. 
0,25 
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. 0,25 
b.Thế nào là liên kết vùng? Vì sao các nước EU phát triển các liên kết 
vùng? 
1,0 
* Liên kết vùng chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các 
nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt 
kinh tế, xã hội và văn hóa trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của 
các bên tham gia. 
0,25 
* EU phát triển liên kết vùng vì: 
- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU. 
0,25 
- Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án 
chung trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế 
chung của mỗi nước. 
0,25 
- Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực 
biên giới. 
0,25 
a. Phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản của Hoa Kì. 2,0 
- Đặc điểm địa hình đa dạng, có sự khác biệt từ Đông sang Tây, tạo nên 3 vùng 
địa hình (phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ) với những đặc điểm riêng 
biệt. 
0,5 
- Vùng phía Đông: Dãy núi già A-pa-lat; đồng bằng phù sa ven Đại Tây 
Dương có diện tích tương đối lớn; khoáng sản chủ yếu: than đá, quặng sắt với 
0,5 
5 
trữ lượng lớn. 
- Vùng Trung tâm: Địa hình đồi gò thấp, nhiều đồng có rộng; nhiều loại 
khoáng sản có trữ lượng lớn: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên. 
0,5 
+ Vùng phía Tây: (vùng Coóc-đi-e) gồm các dãy núi trẻ xen giữa là các bồn 
địa và cao nguyên, ven Thái Bình Dương có một số đồng bằng nhỏ; nhiều 
khoán sản kim loại màu (vàng, đồng, chì). 
0,5 
Tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới? 1,5 
- Hoa Kì thu được nguồn lợi phi mậu dịch rất lớn. Nguồn thu này đảm bảo 
cho nền kinh tế vẫn phát triển trong tình trạng nhập siêu với giá trị lớn, kéo 
dài. 
0,5 
- Sự phát triển kinh tế chủ yếu nhờ vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng 
dịch vụ trong nước với thị trường nội địa rất lớn, sức mua trong dân cư là 
nhân tố chủ yếu làm tăng GDP. 
0,5 
- Hoa Kì nhập siêu do phải nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu cho phát triển 
kinh tế. 
Đông dân, phải nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng cho nhu cầu của dân cư. 
0,5 
b. Trình bày đặc điểm địa hình phần phía Tây và phần phía Đông của Liên 
Bang Nga. 
1,0 
- Phần phía Tây 
+ Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối 
cao, xen lẫn nhiều đồi thấp, đất đai màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực 
phẩm và chăn nuôi chính của Liên bang Nga. 
0,25 
+ Đồng bằng Tây Xibia: phía bắc chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến 
hành ở phía Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp 
nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. 
0,25 
+ Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng săt, kim loại màu...) là 
ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga. 
0,25 
- Phần phía Đông: Phần lớn là núi cao và cao nguyên không thuận lợi lắm 
cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng 
thuỷ điện lớn. 
0,25 
6 
a. Vẽ biểu đồ: 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản qua các năm ( Đơn vị : %) 
Năm 
1950 
1970 
1997 
2005 
2017 
Dưới 15 tuổi 35,4 23,9 15,3 13,9 12,0 
Từ 15 - 64 tuổi 59,6 69,0 69,0 66,9 60,0 
Trên 65 tuổi 5,0 7,1 15,7 19,2 28,0 
- Vẽ biểu đồ miền: (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). 
 Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ; 
ghi đủ: số liệu, kí hiệu, chú thích, tên biểu đồ, đơn vị, năm. 
 (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) 
0,5 
1,5 
b. 
* Tính số người trên 65 tuổi của Nhật Bản 
Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản thời kì 1950- 2017 
 (Đơn vị: triệu người) 
0,5 
Năm 1950 1970 1997 2005 2017 
65 tuổi trở lên 4,15 7,38 19,78 24,52 35,48 
( Tính đúng từ 3 năm trở lên cho 0,25 đ) 
* Nhận xét: 
- Thời kì 1950 - 2017, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi 
(d/c) 
0,5 
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản thay đổi từ nước có kết cấu dân 
số trẻ sang nước có kết cấu dân số già. 
0,5 
 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 20 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT CẤP TRƯỜNG 
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2020 – 2021 
---------------------- MA TRẬN ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
Chương/bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Vận dụng 
cao 
Tổng số câu 
Lớp 10 
Địa lí 
tự nhiên 
Tính được 
biên độ nhiệt 
và nhận xét, 
giải thích 
được diễn 
biến biên độ 
nhiệt 
Số câu, tỉ lệ 
1,0 câu 
 = 2,0 điểm 
1 câu 
= 2,0 điểm 
Địa lí dân cư 
Trình bày 
được khái 
niệm và ý 
nghĩa của gia 
tăng dân số tự 
nhiên 
Số câu, tỉ lệ 
1/2 câu 
= 1,0 điểm 
1/2 câu 
= 1,0 điểm 
Địa lí ngành 
kinh tế 
Giải thích 
được sản xuất 
nông nghiệp 
có tính mùa vụ 
còn sản xuất 
công nghiệp 
không có tính 
mùa vụ 
Số câu, tỉ lệ 
1/2 câu 
= 1,0 điểm 
1/2 câu 
= 1,0 điểm 
Lớp 11 
Khái quát 
nền KTXH 
thế giới 
Nêu được đặc 
điểm dân số 
thế giới 
Biết được 
những vấn đề 
đang được 
quan tâm hiện 
nay ở khu vực 
Tây Nam Á 
và Trung Á. 
Giải thích 
được vì sao 
Tây Nam Á 
trở thành 
điểm nóng 
của thế giới. 
Phân tích 
được tác động 
của biến đổi 
khí hậu toàn 
cầu đến VN 
Số câu, tỉ lệ 
½ câu = 2,0 
điểm 
½ câu = 3,0 
điểm 
½ câu = 2,0 
điểm 
 1 câu 
= 5 ,0 điểm 
Hoa Kì 
 Phân tích 
được đặc 
điểm địa hình 
và sự phân bố 
khoáng sản 
của HK 
 Giải thích 
được vì sao 
HK nhập siêu 
nhưng nền 
kinh tế vẫn 
PT 
Số câu, tỉ lệ 
 1/4 câu 
= 2,0 điểm 
 1/4 câu 
= 1,5 điểm 
1/2câu 
= 3,5 điểm 
Liên minh 
châu Âu 
Nêu được 
khái niệm liên 
kết vùng Châu 
Âu 
Giải thích 
được vì sao 
EU phát triển 
liên kết vùng 
Số câu, tỉ lệ 
1/4 câu 
= 0,25 điểm 
1/4 câu 
= 0,75 điểm 
½ câu 
= 1,0 điểm 
Liên Bang 
Nga 
Nêu được đặc 
điểm địa hình 
LBN 
Số câu, tỉ lệ 
½ câu 
= 1,0 điểm 
1/2 câu 
= 1,0 điểm 
Nhật Bản 
Vẽ được biểu 
đồ, tính được 
số người trên 
65 tuổi và 
nhận xét được 
sự biến động 
cơ cấu dân số 
theo nhóm 
tuổi của NB 
Số câu, tỉ lệ 
1 câu 
= 3,5 điểm 
1 câu 
= 3,5 điêm 
Tổng 
1,5 câu 
= 4,25 điểm 
= 21,25% 
1,0 câu 
= 5,0 điềm 
= 25% 
2,5 câu 
= 6,5điểm 
= 32,5% 
1,0 câu 
= 4,25 điểm 
= 21,25% 
6 câu 
= 20,0 điểm 
= 100% 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hsg_lop_11_thpt_nam_hoc_2020_2021_mon_dia_li_tru.pdf