Đề kiểm tra kết thúc học kỳ I môn Giáo dục công dân 10

Đề kiểm tra kết thúc học kỳ I môn Giáo dục công dân 10

Câu 1: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?

A. Văn hóa. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Lịch sử.

Câu 2: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của

A. duy tâm. B. duy vật C. siêu hình. D. biện chứng.

Câu 3: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?

A. Vật chất là cái quyết định ý thức.

B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.

C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất.

D. Vật chất tồn tại khách quan.

Câu 4: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?

A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể.

C. Phương pháp luận siêu nhiên. D. Phương pháp luận siêu hình.

Câu 5: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng?

A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc.

C. Đánh bùn sang ao. D. Có mới nới cũ.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động thực nghiệm khoa học B. Trái Đất quay quanh mặt trời

C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất D. Hoạt động chính trị xã hội

Câu 7: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Khái quát và trừu tượng B. Chủ quan và máy móc

C. Cụ thể và máy móc D. Cụ thể và sinh động

 

docx 10 trang ngocvu90 51640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kết thúc học kỳ I môn Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ
Mã đề thi: 102
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Tên môn: Giáo dục công dân 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?
A. Văn hóa.	B. Duy tâm.	C. Duy vật. D. Lịch sử.
Câu 2: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của
A. duy tâm.	B. duy vật C. siêu hình. D. biện chứng.
Câu 3: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?
A. Vật chất là cái quyết định ý thức.
B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.
C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất.
D. Vật chất tồn tại khách quan.
Câu 4: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?
A. Phương pháp luận biện chứng.	B. Phương pháp luận cụ thể.
C. Phương pháp luận siêu nhiên.	D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 5: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng?
A. Có chí thì nên.	B. Tre già măng mọc.
C. Đánh bùn sang ao.	D. Có mới nới cũ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động thực nghiệm khoa học B. Trái Đất quay quanh mặt trời
C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất D. Hoạt động chính trị xã hội
Câu 7: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?
A. Khái quát và trừu tượng	B. Chủ quan và máy móc
C. Cụ thể và máy móc	D. Cụ thể và sinh động
Câu 8: Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định nào?
A. Phủ định biện chứng	B. Phủ định khách quan.
C. Phủ định của phủ định.	D. Phủ định siêu hình.
Câu 9: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.	
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức.	
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 10: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Đoạn trích trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.	
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.	
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?
A. Vịnh Hạ Long B. Truyện Kiều của Nguyễn Du
C. Phương tiện đi lại D. Nhã nhạc cung đình Huế
Câu 12: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật 	B. Duy tâm	 C. Nhị nguyên luận	 D. Duy tân.
Câu 13: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Dài ngắn B. Cao thấp.
C. Đồng hóa và dị hóa. D. Tròn và vuông.
Câu 14: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách
A. điều hòa các mặt đối lập. B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. kết hợp các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập.
Câu 15: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng
A. khác nhau. B. trái ngược nhau.
C. xung đột nhau D. ngược chiều nhau.
Câu 16: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó
A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.
B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.
C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.
Câu 17: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. độ. B. lượng. C. bước nhảy. D. điểm nút.
Câu 18: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải
A. tạo ra sự biến đổi về lượng. B. tích lũy dần dần về chất.
C. tạo ra chất mới tương ứng. D. làm cho chất mới ra đời.
Câu 19: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do
A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. sự tác động từ bên ngoài.
C. sự tác động từ bên trong.
D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 20: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?
A. Tre già măng mọc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Có mới nới cũ.
Câu 21: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định
A. tự nhiên. B. siêu hình. C. biện chứng. D. xã hội.
Câu 22: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do đâu?
A. Sự tác động của ngoại cảnh. 
B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động của con người. 
D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.
Câu 23: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?
A. Tính truyền thống. B. Tính thời đại.
C. Tính khách quan. D. Tính kế thừa.
Câu 24: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến. 
B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 
D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 25: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?
A. Học vẹt. B. Lập kế hoạch học tập.
C. Ghi thành dàn bài. D. Sơ đồ hóa bài học.
Câu 26: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.
C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng. D. trực diện với các sự vật, hiện tượng.
Câu 27: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Đặc điểm bên trong. B. Đặc điểm bên ngoài.
C. Đặc điểm cơ bản. D. Đặc điểm chủ yếu.
Câu 28: Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
A. Hai B. Ba. C. Bốn. D. Năm.
Câu 29: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội
A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. B. ủng hộ trẻ em khuyết tật.
C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. 
B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Câu 31: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại.
C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại.
Câu 32: Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng cây công trình thanh niên”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định
C. Xung phong và vận động các bạn tham gia D. Lờ đi, coi như không biết.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
A.Thế giới tồn tại khách quan B. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động
C. Giới tự nhiên là cái có sẵn. 	D. Kim loại có tính dẫn điện.
Câu 34: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
 A. Trứng khôn hơn vịt	B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
 C. Đánh bùn sang ao 	 D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 35: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến
B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran 
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
Câu 36: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng,
B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp,
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau.
D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Câu 37: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018 cao hơn so với năm 2019
B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn
D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận
Câu 38: Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?
A. Liên tục thực hiện các bước nhảy B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết
C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới D. Thực hiện các hình thức vận động.
Câu 39: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?
A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay. B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 40: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?
A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. 
B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.
C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.
D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.
Đáp án đề 102: 
1-C
2-C
3C
4D
5B
6B
7D
8A
9D
10C
11-C
12-A
13-C
14B
15B
16C
17D
18A
19B
20D
21B
22B
23D
24D
25A
26D
27B
28B
29D
30B
31A
32C
33D
34C
35A
36C
37A
38B
39B
40B
TRƯỜNG THPT LÊ QUẢNG CHÍ
Mã đề thi: 101
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Tên môn: Giáo dục công dân 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .......................... 
Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
A. Thuyết bất khả tri.	B. Thuyết nhị nguyên luận.
C. Thế giới quan duy vật.	D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
A. Các nhà khoa học	B. Con người
C. Thần linh	D. Người lao động
Câu 3: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?
A. nhận thức cảm tính.	B. nhận thức khoa học.
C. cảm giác.	D. nhận thức lý tính.
Câu 4: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. luôn cải tạo hiện thực khách quan
B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
D. luôn đặt ra những yêu cầu mới
Câu 5: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng trong Triết học?
A. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động.
B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.
C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng.
D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển.
Câu 6: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến
B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến
Câu 7: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là
A. chuyển động.	B. phát triển.	
C. vận động.	D. tăng trưởng.
Câu 8: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.	
B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.	
D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.
Câu 9: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng
A. tiến lên.	B. thụt lùi.	C. bất biến.	D. tuần hoàn.
Câu 10: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Điều này nói về
A. nhận thức lý tính.	B. kinh nghiệm.
C. thực tiễn.	D. nhận thức cảm tính.
Câu 11: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối nội dung này nói về quá trình nhận thức nào dưới đây ?
A. nhận thức lý tính.	B. nhận thức cảm tính.
C. kinh nghiệm.	D. thực tiễn.
Câu 12: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội?
A. Chị C.	B. Anh M.	
C. Chị T và chị C.	D. Anh M và chị T.
Câu 13: Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những
A. xung đột. B. mâu thuẫn. C. đối kháng. D. đối đầu.
Câu 14: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi 
A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau. C. hợp lại thành một khối.
B. cùng tồn tại trong cùng một sự vật. D. liên hê, tác động qua lịa lẫn nhau.
Câu 15: Trong mỗi sự vật hiện tượng luôn luôn có
A. hai mặt đối lập. C. một mặt đối lập.
B. nhiều mặt đối lập. D. một mâu thuẫn.
Câu 16: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Lượng. B. Chất. C.Độ D. Điểm nút.
Câu 17: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệ
A. lượng. B. hợp chất. C.Chất. D. độ.
Câu 18: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là
A. độ và điểm nút. B. điểm nút và bước nhảy.
C. chất và lượng. D. bản chất và hiện tượng.
Câu 19: Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm
A. một hình thức mới. B. một diện mạo mới tương ứng.
C. một lượng mới tương ứng. D. một trình độ mới tương ứng.
Câu 20: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật ?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 cao hơn so với năm 2015.
B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.
C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn.
D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?
A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật
C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.
Câu 22: Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là
A. tính khách quan. B. tính chủ quan.
C. tính di truyền. D. tính truyền thống.
Câu 23: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại.
C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại.
Câu 24: Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?
A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến.
B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ.
C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật.
D. Học sinh đổi mới phương thức học tập.
Câu 25: Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của
A. phủ định biện chứng. B. phủ định siêu hình.
C. phủ định quá khứ. D. phủ định hiện tại. 
Câu 26: Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình
A. phủ định quá khứ. B. phủ định của phủ định.
C. phủ định cái cũ. D. phủ định cái mới.
Câu 27: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là gì?
A. Nhận thức. B. Cảm giác. C. Tri thức D. Thấu hiểu.
Câu 28: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải 
A. gắn lí thuyết với thực hành. B. đọc nhiều sách.
C. đi thực tế nhiều. D. phát huy kinh nghiệm bản thân.
Câu 29: Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và tổng hợp. B. Cảm tính và lí tính.
C. Cảm giác và tri giác. D. So sánh và phân tích.
Câu 30: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. B. Hoạt động chính trị xã hội.
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học. D. Trái Đất quay quanh mặt trời.
Câu 31: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức. B. Động lực của nhận thức.
C. Cơ sở của nhận thức. D. Tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 32: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. 
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng.
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.
D. Cái răng ,cái tóc là vóc con người.
Câu 33: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.
A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 34: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?
A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Xã hội.
Câu 35. Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là
A. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng
B. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng
Câu 36. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Làm kế hoạch nhỏ
B. Làm từ thiện
C. Học tài liệu sách giáo khoa
D. Tham quan du lịch
Câu 37. Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các
A. Quyền chính đáng
B. Quyền ưu tiên
C. Quyền bình đẳng
D. Quyền mưu cầu lợi ích
Câu 38. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Mục đích của nhận thức
Câu 39: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?
A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.
B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ
D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.
Câu 40. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của
A. Chủ nghĩa xã hội
B. Chủ nghĩa tư bản
C. Chủ nghĩa không tưởng
D. Chủ nghĩa thực dân
Đáp án đề 101: 
1-C
2-B
3A
4D
5B
6A
7C
8A
9A
10D
11-A
12-A
13-B
14A
15A
16B
17A
18A
19C
20A
21B
22A
23A
24C
25A
26B
27A
28A
29B
30D
31C
32D
33A
34D
35B
36C
37A
38C
39C
40A

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ket_thuc_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_10.docx