Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tây Âu thời hậu kì trung đại - Nguyễn Thị Yến

Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tây Âu thời hậu kì trung đại - Nguyễn Thị Yến

Nội dung các câu hỏi của giáo viên:

Các câu hỏi giáo viên đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh.

Câu hỏi tương tác được thiết kế phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài giảng.

Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.

Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.

Bài học có hệ thống câu hỏi tương tác phong phú, sử dụng 2 loại câu hỏi hấp dẫn trực quan là Drag – Drop.

Bài giảng có sử dụng phiếu học tập tương tác với học sinh qua email.

 

doc 17 trang Hồng Thoan 24/10/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 10 - Tây Âu thời hậu kì trung đại - Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E – LEARNING
 I/ THÔNG TIN CÁ NHÂN:
- Nhóm tác giả : Nguyễn Thị Yến. Điện thoại: 0868 463 546
 	 Lưu Thị Phương Loan. 
- Email: nguyenthiyen.c3vinhyen@vinhphuc.edu.vn
- Huyện/Thành phố: Vĩnh Yên
- Tên sản phẩm: Tây Âu thời hậu kì trung đại
- Tên môn (lĩnh vực): Lịch sử
- Tên trường: THPT Vĩnh Yên
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Ngày nay công nghệ thông tin không chỉ giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả hơn mà còn tham gia tích cực, trực tiếp trong việc tạo ra những con người năng động hơn.
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác Multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng ngay tại nhà với lời giảng trực tiếp từ giáo viên chỉ cần có máy vi tính. Bài học nhằm thu hút sự hứng thú của học sinh với những hình ảnh, video sinh động, tư liệu quý. Ngoài ra học sinh còn được tương tác với bài học để kiểm tra kiến thức và sự hiểu biết, được tương tác với giáo viên qua email, ... 
- Đề cao tính tự học, tự tìm hiểu kiến thức nhờ bài giảng điện tử.
- Bài giảng tích hợp kiến thức nhiều môn học khác nhau giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống bài học.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Hình ảnh to, rõ nét
Âm thanh và video rõ nét, đủ nghe, ngắn gọn dễ hiểu.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề cụ thể giúp người học hiểu nhanh chóng
Tư liệu bài giảng phong phú, được chắt lọc kĩ lưỡng, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh giảng bài.
Có hình ảnh, video clips phong phú, phù hợp minh họa nội dung kiến thức bài học rất chi tiết cụ thể.
Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
2.3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên: 
Các câu hỏi giáo viên đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh.
Câu hỏi tương tác được thiết kế phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài giảng. 
Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.
Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học.
Bài học có hệ thống câu hỏi tương tác phong phú, sử dụng 2 loại câu hỏi hấp dẫn trực quan là Drag – Drop.
Bài giảng có sử dụng phiếu học tập tương tác với học sinh qua email.
3. Tóm tắt bài giảng:
STT

Nội dung
trình chiếu

Mục tiêu và ý tưởng thiết kế
Slide 1


Trang mở đầu giới thiệu: bài giảng dự thi.
Slide 2

Câu hỏi tương tác kiểm tra bài cũ dạng Drag - Drop
Slide 3

- Video ghi hình giáo viên giới thiệu bài
Slide 4,5 

Tên bài, mục tiêu bài học
Slide 6 


Cấu trúc bài học
Slide 7

Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới cuộc phát kiến địa lý
Slide 8
Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới cuộc phát kiến địa lý
(tiếp)
Slide 9 

Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới cuộc phát kiến địa lý
(tiếp)
Slide 10

Các cuộc phát kiến địa lý

Slide 11

Bốn nhà phát kiến địa lý.
Slide 12
Hành trình thám hiểm của B.Đi-a-xơ năm 1487

Slide 13


Hành trình thám hiểm của C. Cô-lôm-bô năm 1492

Slide 14


Hành trình thám hiểm của Vaxco Đờ Gama năm 1497-1498

Slide 15

Hành trình thám hiểm vòng quanh thế giới của Ph.Magienlan từ năm 1519-1522

Slide 19


Khái quát lại hành trình phát kiến địa lý của 4 nhà thám hiểm
Slide 17

Phiếu học tập

Slide 18

Tích hợp giáo dục công dân

Slide 19

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý
Slide 20

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý (tiếp)

Slide 21

Tích hợp giáo dục công dân
Slide 22
Phong trào văn hóa Phục hưng

Slide 23

Thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng

Slide 24

Thành tựu của phong trào văn hóa phục hưng
Slide 25


Tính chất phong trào Văn hóa Phục hưng

Slide 26

Ý nghĩa lịch sử

Slide 27, 28, 29, 30, 31, 32

Bài tập củng cố

Slide 33


Tài liệu tham khảo
Slide 34
Hòm thư góp ý – trao đổi qua email

III. KẾT LUẬN.
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng giúp học sinh hiểu về Tây Âu thời hậu kì trung đại. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, tích hợp, tương tác qua câu hỏi tương tác và phiếu học tập (qua email) ... Qua cách học này đã tạo cho học sinh hứng thú học tập. 
Để bài giảng được tốt hơn chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ của quý Ban giám khảo, các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng E-learning hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, tháng 10 năm 2016
 Nhóm tác giả thực hiện
Nguyễn Thị Yến
Lưu Thị Phương Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_lich_su_lop_10_tay_au_thoi_hau_ki_trung_dai.doc