Bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I - Môn Giáo dục công dân 10

Bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I - Môn Giáo dục công dân 10

BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1.Về kiến thức:

- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 10; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình

- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

2. Về kĩ năng

-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.

- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được sự vận động và phát triển của các SV,HT trong thế giới khách quan và các quan điểm về XH.

3. Về thái độ

- HS có thái độ đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình.

- Tích cực

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung:

+Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức, hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên và xã hội

+Năng lực xử lý tình huống, giải quyết tình huống

- Năng lực chuyên biệt :

+Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

+Biết vận dụng kiến thức để định hướng được hành vi của bản than

II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA

- Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau

+ Bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng

+ Chủ đề: Sự vận động và phat triển của thế giới vật chất

+ Bài 7: Thực tiễn và vài trò của thực tiễn đối với nhận thức

+ Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu của sự phát triển xã hội

 

doc 12 trang ngocvu90 6751
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I - Môn Giáo dục công dân 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/2020
BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ I
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Về kiến thức:
- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 10; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
2. Về kĩ năng
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được sự vận động và phát triển của các SV,HT trong thế giới khách quan và các quan điểm về XH.
3. Về thái độ
- HS có thái độ đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình.
- Tích cực
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung:
+Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức, hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên và xã hội
+Năng lực xử lý tình huống, giải quyết tình huống
- Năng lực chuyên biệt :
+Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
+Biết vận dụng kiến thức để định hướng được hành vi của bản than
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
+ Bài 1: Thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng
+ Chủ đề: Sự vận động và phat triển của thế giới vật chất
+ Bài 7: Thực tiễn và vài trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu của sự phát triển xã hội
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm tra tập trung tại lớp
- Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận: trắc nghiêm 30% và tự luận 70% .
- Số câu hỏi các hình thức: 
+ Tự luận: 3 câu ( 1 nhận biết, 1 thông hiểu, 1 câu vận dụng, 1 câu vận dụng cao)
	+ Trắc nghiệm: 12 câu ( 4 nhận biết, 4 thông hiểu, 2 câu vận dụng, 2 câu vận dụng cao)
- Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2:)
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1.TGQDV và PPLBC
- Biết được chức năng TGQ, PPL của triết học. Biết nội dung cơ bản của CNDV,CNDT, PPLBC và PPLSH 
Hiểu được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Số câu:
1
1
2
Số điểm:
0,25
0,25
0
0
0,5
Tỉ lệ:
2,5%
2,5%
0,0%
0,0%
5,0%
2. Chủ đề sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Nhận thức được mối quan hệ giữa vận động và phát triển
- Nhớ lại được KN vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC. Biết được VĐ là phương thức tồn tại của VC, phát triển là khuynh hướng chung của qúa trình VĐ.
Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Liệt kê được sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Chứng minh được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa VĐ và phát triển
- Hiểu được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và
hiện tượng.
-Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.
-Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng
Xác định được vai trò và mối quan hệ giữa các mặt đối lập 
Giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự vận động và phát triển của các SV, HT trong cuộc sống 
Giải thích
Được một số hiện tượng biểu hiện liên quan đến sự vận động và phát triển
Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống.
kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. 
- Ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ.
Số câu:
1
1
1
2
1
1
1
8
Số điểm:
1,5
0,25
1,5
0,5
2
0,25
0,25
6,25
Tỉ lệ:
15,0%
2,5%
15,0%
5,0%
20,0%
2,5%
2,5%
62,5%
Bài 7: Thực tiễn và vài trò của thực tiễn đối với nhận thức
Nêu được khái niệm: nhận thức, nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, thực tiễn, các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Giải thích được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Hiểu và chứng minh được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Nhận xét đánh giá một số sự vật và hiện tượng trên quan điểm thực tiễn
Thấy được vai trò, mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Vận dụng kiến thức đã học để lý giải các vấn đề trong cuộc sống.
Số câu:
1
1
1
1
1
5
Số điểm:
0,25
0,25
0,25
2
0,25
3
Tỉ lệ:
2,5%
2,5%
2,5%
20,0%
2,5%
30,0%
Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu của sự phát triển xã hội
Hiểu được vai trò của con người là chủ thể tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần
Số câu:
1
1
Số điểm:
0,25
0
0
0
0,25
Tỉ lệ:
2,5%
0,0%
0,0%
0,0%
0,0%
2,5%
Số câu:
1
4
1
4
1
2
1
2
16
Số điểm:
1,5
1
1,5
1
2
0,5
2
0,5
10
Tỉ lệ:
15,0%
10,0%
15,0%
10,0%
20,0%
5,0%
20,0%
5,0%
100,0%
V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 
ĐỀ SỐ 1:
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
A. Thuyết bất khả tri.	B. Thuyết nhị nguyên luận.
C. Thế giới quan duy vật.	D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội
A. Các nhà khoa học	B. Con người
C. Thần linh	D. Người lao động
Câu 3: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?
A. nhận thức cảm tính.	B. nhận thức khoa học.
C. cảm giác.	D. nhận thức lý tính.
Câu 4: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn
A. luôn cải tạo hiện thực khách quan
B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
D. luôn đặt ra những yêu cầu mới
Câu 5: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng trong Triết học?
A. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động.
B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.
C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng.
D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển.
Câu 6: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến
B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến
Câu 7: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là
A. chuyển động.	B. phát triển.	
C. vận động.	D. tăng trưởng.
Câu 8: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.	
B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.
C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.	
D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.
Câu 9: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng
A. tiến lên.	B. thụt lùi.	C. bất biến.	D. tuần hoàn.
Câu 10: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Điều này nói về
A. nhận thức lý tính.	B. kinh nghiệm.
C. thực tiễn.	D. nhận thức cảm tính.
Câu 11: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối nội dung này nói về quá trình nhận thức nào dưới đây ?
A. nhận thức lý tính.	B. nhận thức cảm tính.
C. kinh nghiệm.	D. thực tiễn.
Câu 12: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội?
A. Chị C.	B. Anh M.	
C. Chị T và chị C.	D. Anh M và chị T.
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm): Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Câu 2 ( 1,5 điểm): Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?
Câu 3 ( 2,0 điểm): Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 4 ( 2,0 điểm): Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
ĐỀ SỐ 02
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-bắc thể hiện lập trường thế giới quan nào dưới đây?
A. Văn hóa.	B. Duy tâm.	C. Duy vật.	D. Lịch sử.
Câu 2: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của
A. duy tâm.	B. duy vật.	C. siêu hình.	D. biện chứng.
Câu 3: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật?
A. Vật chất là cái quyết định ý thức.
B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức.
C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất.
D. Vật chất tồn tại khách quan.
Câu 4: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem xem voi” muốn phê phán người có phương pháp luận nào sau đây khi xem xét, đánh giá sự vật và hiện tượng?
A. Phương pháp luận biện chứng.	B. Phương pháp luận cụ thể.
C. Phương pháp luận siêu nhiên.	D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 5: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng?
A. Có chí thì nên.	B. Tre già măng mọc.
C. Đánh bùn sang ao.	D. Có mới nới cũ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động thực nghiệm khoa học	B. Trái Đất quay quanh mặt trời
C. Hoạt động sản xuất của cải vật chất	D. Hoạt động chính trị xã hội
Câu 7: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?
A. Khái quát và trừu tượng	B. Chủ quan và máy móc
C. Cụ thể và máy móc	D. Cụ thể và sinh động
Câu 8: Bộ luật Hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật Hình sự của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là bộ luật Hình sự năm 1995, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xét về mặt triết học việc bộ luật hình sự năm 2015 kế thừa các thành quả trong công tác xây dựng pháp luật trước đó là biểu hiện của hình thức phủ định nào?
A. Phủ định biện chứng	B. Phủ định khách quan.
C. Phủ định của phủ định.	D. Phủ định siêu hình.
Câu 9: Bố của An bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, An đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố của mình. Trong trường hợp này, An đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.	
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục tiêu của nhận thức.	
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 10: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ mục đích chữa trị những căn bệnh nan y và từ mục đích tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người có thể nói, suy cho cùng, không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ một mục đích nào đó của thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Đoạn trích trên đề cập đến vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.	
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.	
D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?
A. Vịnh Hạ Long	B. Truyện Kiều của Nguyễn Du
C. Phương tiện đi lại	D. Nhã nhạc cung đình Huế
Câu 12: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Duy vật	B. Duy tâm	C. Nhị nguyên luận	D. Duy tân.
PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1,5 điểm): Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
 Tuấn và Trọng tranh cãi về mối quan hệ giữa vận động và phát triển
 - Tuấn: Không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả.
 - Trọng: Theo tớ, cậu đã hiểu sai, bởi có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển.
Ví như cây cối chúng đứng yên một chỗ nhưng vẫn sinh trưởng, ra hoa, kết trái đấy thôi!
 Câu hỏi: a/ Em đồng ý với ý kiến của Tuấn hay Trọng? Vì sao?
 b/ Qua đó em nêu lên vai trò của vận động đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng?
Câu 2 ( 1,5 điểm): Mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng
Câu 3 ( 2,0 điểm): Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 4 ( 2,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
VI. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ 1: 
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C 
 B
 A
 D
 B
 A
 C
A 
 A
C 
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A 
 B
D
 D
D
 D
C 
 C
B
A 
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
 B
 C
 B
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Trả lời: 
Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.
Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Câu 2: Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?
Trả lời: 
Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm .mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia 
Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.
Câu 3: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời: 
- Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.
Câu 4: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
Trả lời: 
 “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”
Em hiểu nguyên lí giáo dục này như sau: Đây là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
Học luôn đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.
ĐỀ 2
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đáp án
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
 Tuấn và Trọng tranh cãi về mối quan hệ giữa vận động và phát triển
 - Tuấn: Không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả.
 - Trọng: Theo tớ, cậu đã hiểu sai, bởi có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển.
Ví như cây cối chúng đứng yên một chỗ nhưng vẫn sinh trưởng, ra hoa, kết trái đấy thôi!
 Câu hỏi: a/ Em đồng ý với ý kiến của Tuấn hay Trọng? Vì sao?
 b/ Qua đó em nêu lên vai trò của vận động đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng?
Trả lời: 
 Khẳng định: Đồng ý với ý kiến của Tuấn.
- Giải thích:
+ Vì phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên...-> không có vận động thì không có sự phát triển nào cả.
+ Cây cối chúng đứng yên một chỗ nhưng chúng đang không ngừng vận động, biến đổi ->Đứng im là vận động trong trạng thái cân bằng, ổn định của sự vật. 
 - Vai trò: Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
Câu 2: Mâu thuẫn là gì? Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn đóng vai trò gì đối với quá trình vận động, phát triển? Tại sao? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vai trò đó? Cho một số ví dụ tương ứng
Trả lời: 
– Khái niệm mâu thuẫn với tưcách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng (vắn tắt: là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập). Với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ, mối quan hệ giữa điện tích âm và điện tích dương của một dòng điện; giữa đồng hoá và dị hoá của cơ thể sống; giữa chân lý và sai lầm trong quá trình nhận thức; giữa cung và cầu trên thị trường hàng hoá, 
Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những gì trái ngược nhau (tính chất, xu hướng vận động, )
Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự quy định lẫn nhau; sự tương đồng; tác dụng ngang nhau giữa các mặt đối lập trong quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ sự tác động theo khuynh hướng bài xích, gạt bỏ, thủ tiêu, lẫn nhau giữa (của) các mặt đối lập.
– Vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động, phát triển
Câu 3: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời: 
- Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trả lời: 
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_danh_gia_cuoi_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_10.doc