Bài giảng Ngữ văn 10 - Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255-1320)

ØLàm quan nhà Trần : chức Điện súy, rồi phong tước Quan nội hầu

ØLà con người văn võ song toàn

ØCó công lớn trong cuộc kháng chiến Mông – Nguyên

ØLà võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ

ØSố lượng tác phẩm:

 

pptx 15 trang ngocvu90 4720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các quý thầy côGIÁO VIÊN: TRƯỜNG THPT Tỏ lòng(Thuật hoài) Phạm Ngũ LãoI. Tìm hiểu chung:1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255-1320)Làm quan nhà Trần : chức Điện súy, rồi phong tước Quan nội hầuLà con người văn võ song toànCó công lớn trong cuộc kháng chiến Mông – NguyênLà võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ Số lượng tác phẩm:I. Tìm hiểu chung:1.Tác giả2.Tác phẩmHoàn cảnh ra đời : có thể được viết trong khoảng thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên lần 2.Đề tài: tình yêu quê hương đất nước nhân cách cao đẹpChủ đề: ngợi ca, tôn vinh, khát vọng lập công danh và nhân cách cao đep của Phạm Ngũ Lão.Hình thức: chữ Hán, thể thơ TNTTNhan đề: “Tỏ lòng”: giãi bày, bộc bạch, tâm tư tình cảm, ước mơ khát vọng cá nhân.II. Đọc hiểu văn bản:Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thuTam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh tráiTu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Phiên âmMúa giáo non sông trải mấy thuBa quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Công danh nam tử còn vương nợLuống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.Dịch thơ* Đọc:* Tìm hiểu văn bản	*Hình ảnh người anh hùng:Khái quát trọn vẹn trong 1 câu thơ, khắc họa cụ thể, chân thực, sống độngTư thế người anh hùng: hiên ngang, dũng mãnh, cắp ngang ngọn giáo, hùng dũng tiến thẳng về phía trước, quyết sống mãi với kẻ thùTầm vóc: lớn lao cao cả, sánh ngang vũ trụLí tưởng sống: cao đẹp: Bảo vệ quê hương đất nước theo chiều dài lịch sử dân tộc.1.Hai câu đầu: Hình ảnh người anh hùng thời đại và quân đội nhà Trần*Hình tượng quân đội nhà TrầnLực lượng đông đảo, hùng hậu :Tam quân, Cách bầy binh :Tiền quân, Trung quân, Hậu quânQuân đội nhà Trần sức mạnh hổ báo, “nuốt trôi trâu”NT: So sánh, kết hợp nói quá: Nhấn mạnh sức mạnh như vũ bão của quân đội Nhà TrầnHai hình ảnh người anh hùng và quân đội nhà Trần hòa quyện trong nhau tôn lên hào khí Đông A. 2.Hai câu cuối: Khát vọng lập công danh, nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ LãoCông danh nam tử: xuất phát từ quan niệm Nho giáo:Đã là nam nhi phải lập nên công danh sự nghiệp, không làm được điều đó thậm chí lấy cái chết ra để bảo toàn danh dự.Đề cao vai trò, sứ mệnh của người đàn ông trong cuộc đời.Phạm Ngũ Lão đánh giá bản thân ông thấy mình còn vương nợ - chưa trả hết món nợ công danh với cuộc đợi+ Thực tế: ông đã lập được công danh sự nghiệp+ Nhưng ông vẫn khát khao lập được nhiều chiến công hơn nữa.* Nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão tỏa sáng qua chữ “thẹn”“thẹn” là ngại, ngượng, xấu hổ với mọi người và với chính mìnhTự thấy mình thua kém khổng minh Gia Cát Lượng trong việc phò tá, phụng sự, minh chử Là người vừa có tài, vừa có tâm và trong con người ông chan chứa tình yêu quê hương đất nước Giọng thơ trầm lắng Hai câu thơ là lời bày tỏ niềm trăn trở về khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” và cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”-Lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.2.Hai câu cuốiIII. TỔNG KẾT1. Nội dung2. Nghệ thuậtKhắc hoạ vẻ đẹp con người thời Trần có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng với khí thế hào hùng của thời đạiBài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích.Giọng điệu hào hùng.Hình ảnh giàu sức biểu cảm đậm tính sử thi.Dàn ý mẫuI. Mở bài- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương- Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng: + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược. + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.II. Thân bài1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)- Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính. + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.- Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.→ Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí, tỏ lòng- Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm→ Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)- “Tam quân”: Ba quân –tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.- Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu” + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần. + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.→ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.♦ Tiểu kết:- Nội dung: + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước- Nghệ thuật: + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu + Sử dụng các biện pháp so sán, ước lệ độc đáo2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ. + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.- Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng♦ Tiểu kết:- Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần- Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.III. Kết bài- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ- Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),...

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_to_long_thuat_hoai_pham_ngu_lao.pptx