Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 90: Văn bản văn học

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 90: Văn bản văn học

Câu hỏi 1:

Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản văn học, văn bản nào không phải là văn bản văn học?

-Hịch tướng sĩ

- Truyện Kiều

- Bản tin an toàn giao thông

- Tấm Cám

- Động Phong Nha

-Thông tin về ngày trái đất năm 2000

 

pptx 21 trang ngocvu90 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 90: Văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90 Văn bản văn học Người soạn : Bùi Thị Tiến Câu hỏi 1: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản văn học, văn bản nào không phải là văn bản văn học? Hịch tướng sĩ Truyện Kiều Bản tin an toàn giao thông Tấm Cám Động Phong NhaThông tin về ngày trái đất năm 2000Đáp án Văn bản văn học : Hịch tướng sĩTruyện KiềuTấm CámVăn bản không phải là VBVH Thông tin về ngày trái đất năm 2000Bản tin an toàn giao thôngĐộng Phong NhaNhà thơ Bằng Việt viết bài “Bếp lửa” nhằm mục đích gì?Câu hỏi 2: Mục đích Thể hiện kí ức tuổi thơ của tác giả gắn liền với bếp lửaTình cảm của người bà dành cho người cháu cũng như sự yêu thương, lòng kính trọng, nâng niu những kỉ niệm mà người cháu dành cho người bàHình ảnh bếp lửa là một hình ảnh biểu tượng cho tình yêu thươngVăn bản văn họcRút ra kết luận về tiêu chí 1Đi sâu phản ánh hiện thực khách quan Khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con ngườiCho 2 văn bản :VB 1: “ Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời. “ ( trích “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)VB2: “Trong trận đấu bù của vòng 1 V.League 2018 diễn ra vào tối 5/4, SLNA đã dành chiến thắng trước đội chủ nhà TP.HCM với tỉ số 2-0” ( Bản tin thể thao)Các em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu và các hình ảnh trong các văn bản trên ?* Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” : + hình ảnh chọn lọc : dòng sông, bông hoa, chim chiền chiện + màu sắc tươi thắm đặc trưng : xanh tím + âm thanh rộn rã vui tươi : Tiếng chim hót + giọt long lanh : ở đây chính là âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót -> tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển thành có hình khối, có ánh sáng và màu sắc được cảm nhận bằng thị giác và xúc giácBản tin thể thao : ngôn ngữ đơn nghĩa, ngắn gọn, dễ hiểuĐáp ánThảo luận nhómThảo luận trong 3 phút Xác định thể loại của các tác phẩm sauTruyện Kiều Tấm Cám Vào phủ chúa TrịnhTào Tháo uống rượu luận anh hùngChiến thắng M tao- M xây ( trích Sử thi Đăm Săn ) NhằmRút ra kết luận về tiêu chí 2Văn bản văn họcĐược xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao. Nó không trần trụi bộc trực, đơn nghĩa.Sử dụng nhiều phép tu từ , VBVH thường hàm súc, gợi lên nhiều liên tưởng tưởng tượngDựa vào sự sắp xếp trên hãy chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa thơ và truyện như thế nào? * Thơ : có vần điệu, nhạc tính, luật thơ, ngôn từ, hình ảnh giàu sức gợi, * Truyện : nhân vật, cốt truyện, lời thoại, chi tiết truyện, Rút ra kết luận về tiêu chí 3VBVH được xây dựng theo một phương thức riêng - nói cụ thể là mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những quy ước , cách thức của thể loại đó VÍ DỤ: Kịch bản có hồi, có cảnh, có lời đối thoại, độc thoại... Thơ thì có vần điệu, luật, có câu thơ, khổ thơ... Truyện lại có những quy ước về xây dựng nhân vật, kết cấu cốt truyện, các loại lời văn...Tổng kếtVĂN BẢN VĂN HỌCĐi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con ngườiĐược xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao. Sử dụng nhiều phép tu từ , VBVH thường hàm súc, gợi lên nhiều liên tưởng tưởng tượngĐược xây dựng theo một phương thức riêng - nói cụ thể là mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những quy ước , cách thức của thể loại đóVăn bản văn học là hệ thống ngôn từ được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh thế giới khách quan và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con ngườiCấu trúc của VBVHTầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa Tầng hình tượngTầng hàm nghĩa “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” “Lượm” - Tố Hữu Đoạn thơ trên có những từ láy nào? Ý nghĩa của việc sử dụng từ láy đó?Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh => gợi hình ảnh cậu bé liên lạc nhanh nhẹn vui tươi, hồn nhiên, yêu đời, Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa* Ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của nó - Đọc văn bản ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm. - Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.Ngoại hình Chí Phèo đã được Nam Cao khắc họa như thế nào trong truyện ngắn cùng tên qua đoạn văn dưới đây ? “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết ! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” Ngoại hình Chí Phèo được miêu tả : + đầu : trọc lốc + răng : trắng hớn + mặt : đen, lại cơng cơng + hai mắt : gườm gườm + ngực : xăm trổ rồng phượng, ông tướng cầm chùy => xấu xí, gớm ghiếc, như những tay giang hồ với những hình xăm trổ, khiến người khác sợ hãi Nam Cao đã xây dựng hình tượng một Chí Phèo bị tha hóa trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại, hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Tầng hình tượng* Là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. - Hình tượng được sáng tạo trong văn nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật hoàn cảnh, tâm trạng (tùy vào quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tùy thể loại: tự sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_tiet_90_van_ban_van_hoc.pptx