Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 85: Trao duyên (Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 85: Trao duyên (Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du)

I.Tiểu dẫn

Đoạn trích “Trao duyên”có vị trí nh thế nào trongTruyện Kiều của Nguyễn Du ?

- Đoạn thơ chính là mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Kiều khi gia đình gặp gia biến .

- Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm .

 

ppt 24 trang ngocvu90 6920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 85: Trao duyên (Trích: Truyện Kiều của Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mời các bạn đến với bài học hôm nay (Trích : Truyện Kiều của Nguyễn Du )Trao duyên Giảng văn 10 tiết 85Kiểm tra bài cũ Cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều là gì ?Kiểm tra bài cũ Cảm hứng nhân văn (nhân đạo) là cảm hứng bao trùm tác phẩm .Truyện Kiều là tiếng kêu đau đớn, đứt ruột về số phận con người trong xã hội phong kiến .Cảm hứng ấy được thể hiện qua 4 khía cạnh : Một tiếng kêu thương Một bản án Một ước mơMột cái nhìn bế tắc .I.Tiểu dẫn Đoạn thơ chính là mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Kiều khi gia đình gặp gia biến .Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm .Đoạn trích “Trao duyên”có vị trí như thế nào trongTruyện Kiều của Nguyễn Du ?I.Tiểu dẫn Đoạn thơ chính là mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Kiều khi gia đình gặp gia biến .Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm .II.Tìm hiểu đoạn trích Đọc và nêu bố cục của đoạn trích ?II.Tìm hiểu đoạn trích 1.Bố cục:-12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân -15 câu tiếp theo : Kiều trao kỉ vật và dặn thêm em -8 câu cuối : Độc thoại nội tâm II.Tìm hiểu đoạn trích2.Phân tícha) Đoạn 1:Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “cậy” và “chịu” có thể thay bằng từ đồng nghĩa khác như “nhờ” và “nhận” không ?Vì sao ?Em có suy nghĩ gì về hành động “lạy rồi sẽ thưa” ? * Lời khẩn cầu của Kiều đối với Vân: “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho VânII.Tìm hiểu đoạn trích2.Phân tícha) Đoạn 1:Đây là lời khẩn cầu bất bình thường :-“Cậy” : Kiều khẩn khoản ,thiết tha ,ngoài nghĩa nhờ vảtrông mong ,tin tưởng còn có ý nài ép, không thể từ chốiđược.-“Chịu lời ”: Cầu khẩn hãy lắng nghe mình -“Lạy rồi mới thưa”-> Cử chỉ bất ngờ đầy kính cẩn, trang trọngKiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Vân * Lời khẩn cầu của Kiều đối với Vân ( 2 câu đầu ): “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”II.Tìm hiểu đoạn trích2.Phân tícha) Đoạn 1:=>Lời cầu xin hạ mình , coi Thúy Vân như một ân nhân, Thúy Vân bị đặt vào tình cảnh đã rồi không thể từ chối, ràng buộc bằng cách đưa ra mối quan hệ “ Vì cây dây leo”. Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Vân * Lời khẩn cầu của Kiều đối với Vân (2 câu đầu ): “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”II.Tìm hiểu đoạn trích 2.Phân tícha) Đoạn 1:“Giữa đường... ... thơm lây” Ngôn ngữ của Kiều trong đoạn thơ này được Nguyễn Du khắc hoạ như thế nào ?Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Vân* Ngôn ngữ của Kiều khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em (10 câu tiếp )II.Tìm hiểu đoạn trích 2.Phân tícha) Đoạn 1:-Nàng giãi bày thật nhanh, ngọn ngành để thuyết phục Vân hết lời.-Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hòa giữa cách nói trang trọng, văn hoa nhưng giản dị của dân gian qua việc sử dụng các điển tích: “keo loan”, “tơ duyên” đi với các thành ngữ “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”.-Tâm trạng Kiều: Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết(tạm thời) nhưng bi kịch thực sự trong lòng nàng đến đây lại bùng lên mãnh liệt . Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Vân* Ngôn ngữ của Kiều khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em (10 câu tiếp ): “Giữa đường 	 thơm lây”II.Tìm hiểu đoạn trích 2.Phân tícha) Đoạn 1:“Giữa đường... ... thơm lây” => Kiều đã vận dụng cách nói dân gian điêu luyện để nói lên tình cảnh khổ đau chia lìa, mà phải chọn một trong hai giữa tình và hiếu .Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Vân* Ngôn ngữ của Kiều khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em (10 câu tiếp ):b) Đoạn 2: 2.Phân tíchII.Tìm hiểu đoạn trích *Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật tình yêu cho Vân: 	“Chiếc thoa với bức tờ mây...	 ...mảnh hương nguyền ngày xưa”Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân trong tâm trạng như thế nào ?Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em (14 câu tiếp theo )II.Tìm hiểu đoạn trích 2.Phân tíchb)Đoạn 2:Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em (14 câu tiếp theo )*Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật tình yêu cho Vân: 	“Chiếc thoa với bức tờ mây...	 ...mảnh hương nguyền ngày xưa”Đến đây Kiều tự coi mình là “người mệnh bạc”, tay trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, tiếc nuối và đau đớn , xót xa. II.Tìm hiểu đoạn trích 2.Phân tíchb) Đoạn 2:Sau khi trao những kỉ vật cho Thúy Vân,Thúy Kiều dặn dò em điều gì? Qua đó ta thấy được tâm trạng gì ở nàng ?Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em (14 câu tiếp theo)* Kiều dặn dò em sau khi đã trao kỉ vật của tình yêu : “ Mai sau 	 Cho người thác oan”II.Tìm hiểu đoạn trích Phẩm chất thủy chung son sắt trong tình yêu ở nàng Kiều đã thể hiện rõ qua những lời dặn dò trên. Nàng không sao quên được mối tình của mình, nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử .Dù sang thế giới bên kia, Kiều vẫn khao khát về gặp lại người yêu và khao khát nhận được sự đồng cảm của người thân nơi trần thế.2.Phân tíchb) Đoạn 2:*Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật tình yêu cho em : 	“Mai sau ... ... Cho người thác oan”Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em (14 câu tiếp theo )Từ “bây giờ” mang ý nghĩa như thế nào ?II.Tìm hiểu đoạn trích2.Phân tíchc) Đoạn 3:Độc thoại nội tâm, Kiều quay trở về với tâm trạng bi kịch của chính mình-“Bây giờ trâm gãy ... ...hoa trôi lỡ làng”c) Đoạn 3: Kiều đang ở trong tâm trạng tột cùng đau đớn, nàng đã ý thức rõ về thực tại hiện hữu, về cái “bây giờ” của mình: “Trâm gãy bình tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi”...Bi kịch của nàng càng sâu sắc hơn khi ý thức được về thực tại nhưng vẫn không thôi khao khát về tình yêu: “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”II.Tìm hiểu đoạn trích-“Bây giờ trâm gãy ... ...hoa trôi lỡ làng”Độc thoại nội tâm, Kiều quay trở về với tâm trạng bi kịch của chính mình2.Phân tíchII.Tìm hiểu đoạn tríchVì sao Nguyễn Du chuyển nhịp hai câu thơ cuối? Tâm trạng Kiều lúc ấy như thế nào ?- “Ôi Kim lang !Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”c) Đoạn 3: Độc thoại nội tâm, Kiều quay trở về với tâm trạng bi kịch của chính mình2.Phân tích-Hai lần Kiều kêu Kim Trọng trong cơn mê sảng, nỗi đau đã đến tột đỉnh của sự tuyệt vọng:Thán từ “ôi”, “hỡi”và ngắt nhịp 3/3 đọc lên như một tiếng nấc.-Buổi trao duyên giữa đêm khuya đã được kết thúc bằng một tiếng kêu đớn đau, tuyệt vọng và tự trách mình của Kiều. Nàng thương cảm chàng Kim hơn chính bản thân mình. Kiều không đổ lỗi cho hoàn cảnh và tự nhận trách nhiệm về mình. Trong đau thương, Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng, vị tha.2.Phân tíchc) Đoạn 3:- “Ôi Kim lang !Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”II.Tìm hiểu đoạn tríchĐộc thoại nội tâm, Kiều quay trở về với tâm trạng bi kịch của chính mìnhTóm lược lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Trao duyên”?III. Tổng kếtIII. Tổng kết1.Nội dung :Sức thông cảm lạ lùng đối với những khổ đau và khát vọng hạnh phúc của con người.Vang lên lời tố cáo xã hội bất nhân, đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người .Cảm hứng nhân đạo sâu xa lồng trong cảm hứng hiện thực nghiêm ngặt làm nên linh hồn thơ.2.Nghệ thuật :-Tài miêu tả,phân tích tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn nội tâm chân thực,tinh tế .-Ngôn ngữ biến hóa linh hoạt .-Sử dụng các thành ngữ quen thuộc .Xin kính chào các thầy cô giáo và các em học sinh yêu quý!Bài học hôm nay dừng tại đây.Về nhà các em đọc thuộc lòng đoạn trích và cần nêu ccược nội dung, nghệ thuật chính của tác phẩm. Soạn trước bài “Những nỗi lòng tê tái”Hữu Lũng, ngày 20/2/2006Người soạn: GV Hoàng Thu Hường 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_tiet_85_trao_duyen_trich_truyen_kieu_cu.ppt