Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 6: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 6: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1)

I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

1.Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

- Truyền miệng: là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem.

- VHDG tồn tại, lưu truyền và phát triển bằng phương thức truyền miệng, đây là điểm khác biệt với văn học viết.

- Quá trình truyền miệng được thực hiện qua diễn xướng dân gian(trình bày tác phẩm một cách tổng hợp thông qua các hình thức nói, kể, hát, diễn).

 

ppt 11 trang ngocvu90 5200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 6: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 10TIẾT 6: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM (tiết 1) I. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM1.Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng- Truyền miệng: là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem.- VHDG tồn tại, lưu truyền và phát triển bằng phương thức truyền miệng, đây là điểm khác biệt với văn học viết.- Quá trình truyền miệng được thực hiện qua diễn xướng dân gian(trình bày tác phẩm một cách tổng hợp thông qua các hình thức nói, kể, hát, diễn). CHÈO LỜI - VHDGNHẠCMÚADIỄN XUẤTTRANG PHỤCĐẠO CỤ-Vai trò: + Làm cho tác phẩm được lưu truyền rộng rãi, được sáng tạo hoàn chỉnh hơn. + Tạo nên những dị bản khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.Ví dụ: Dạy con từ thuở còn thơDạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.Dị bản:Dạy con từ thuở còn thơDạy vợ từ thuở ban sơ mới về. Tóm lại :Tính truyền miệng là phương thức tồn tại cơ bản của VHDG- Tập thể: một nhóm người, một cộng đồng người.- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể vì: - Quá trình sáng tác tập thể: một người khởi xướng  tác phẩm được hình thành, tiếp nhận  những người khác tham gia sửa chữa, sáng tạo lại.- Tác phẩm VHDG là tài sản chung của tập thể.- Vai trò: làm tác phẩm được trau chuốt, hoàn thiện hơn. Tính tập thể và tính truyền miệng là những đặc trưng cơ bản chi phối sự tồn tại và lưu truyền tác phẩm VHDG. Một số đặc trưng khác: tính dị bản, tính nguyên hợp, tính biểu diễn, tính địa phương.2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.+ Tạo không khí, cổ vũ lao động.+ Khơi gợi nguồn cảm xúc cho người trong cuộc. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. Hôm qua tát nước đầu đìnhBỏ quên chiếc áo trên cành hoa senEm được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà ......3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp trong sinh hoạt cộng đồng.II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TTTHỂ LOẠIĐẶC ĐIỂM 1Thần thoạiKể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức của con người thời cổ về thế giới và đời sống con người.2Sử thi Bằng văn vần hoặc bằng văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng đối với số phận cộng đồng.3Truyền thuyếtKể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc. Dùng trí tưởng tượng để lý tưởng hoá các sự kiện và nhân vật, thể hiện nhận thức lịch sử của nhân dân.4Truyện cổ tích Kể về số phận của các kiểu nhân vật, thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng, ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.5Truyện cườiKể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống.6Truyên ngụ ngônKể lại những câu chuyện mà nhân vật chính là động vật, đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lý, triết lý nhân sinh.II. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TTTHỂ LOẠIĐẶC ĐIỂM 7Tục ngữLà những lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người.8Ca dao, dân caLà thể loại trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người.9 Câu đốLà lời nói có tính nghệ thuật, miêu tả sự vật, hiện tượng bằng lời nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật, hiện tượng để người nghe tự đoán ra nhằm giải trí và rèn khả năng phán đoán.10Vè Kể lại và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.11Truyện thơ dân gianLà thể loại văn vần kết hợp với tự sự, phản ánh số phận con người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, công lý.12Chèo Ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán, đả kích cái xấuKết hợp giữa trữ tình và trào phúng.III- LUYỆN TẬP1. Thần Trụ trời.2. Đăm Săn.3. Thánh Gióng.4. Lợn cưới áo mới5. Đeo nhạc cho mèo.6. Sọ Dừa7. Tiễn dặn người yêu. a. Thần thoại. b. Sử thi dân gian. c. Truyền thuyết. d. Truyện cổ tích. e. Truyện cười dân gian. f. Truyện ngụ ngôn. h. Truyện thơCâu 1: Nối cột: Chọn lựa tên tác phẩm phù hợp với thể loại:III- LUYỆN TẬP1. Thần Trụ trời.2. Đăm Săn.3. Thánh Gióng.4. Lợn cưới áo mới5. Đeo nhạc cho mèo.6. Sọ Dừa7. Tiễn dặn người yêu. a. Thần thoại. b. Sử thi dân gian. c. Truyền thuyết. d. Truyện cổ tích. e. Truyện cười dân gian. f. Truyện ngụ ngôn. h. Truyện thơCâu 1: Nối cột: Chọn lựa tên tác phẩm phù hợp với thể loại:Đáp án: a. Thân em như cá rô thia - Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu.b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non.c. Thân em như trái bần trôi - Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.d. Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.câu 2: Trong những văn bản sau, văn bản nào không thuộc tác phẩm văn học dân gian?Đáp án: b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bảy nổi ba chìm với nước non.Kính chúc quý thầy, cô giáo sức khoẻ!Chúc các em học giỏi!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_tiet_6_khai_quat_van_hoc_dan_gian_viet.ppt