Bài giảng Ngữ văn 10 - Thề nguyền (Nguyễn Du)

Bài giảng Ngữ văn 10 - Thề nguyền (Nguyễn Du)

a.Vị trí đoạn trích

 Thuộc phần” Gặp gỡ và đính ước”

Từ câu 431-452

b.Nội dung

 Nhân ngày cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã chủ động gặp gỡ và tâm sự với chàng Kim. Chiều tà, nàng trở về nhà nhưng được tin mọi người vẫn còn ở bên nhà ngoại, nàng lại quay trở lại nhà Kim Trọng. Đêm ấy, dưới ánh trăng vằng vặc, hai người đã cùng nhau thề ước nguyện sống trọn đời chung thuỷ với nhau.

 

pptx 21 trang ngocvu90 11261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Thề nguyền (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thề nguyềnTiết:Nguyễn DuThực hiện bởi:Nguyễn Thị Diễm Quỳnha.Vị trí đoạn trích Thuộc phần” Gặp gỡ và đính ước” Từ câu 431-452b.Nội dung Nhân ngày cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã chủ động gặp gỡ và tâm sự với chàng Kim. Chiều tà, nàng trở về nhà nhưng được tin mọi người vẫn còn ở bên nhà ngoại, nàng lại quay trở lại nhà Kim Trọng. Đêm ấy, dưới ánh trăng vằng vặc, hai người đã cùng nhau thề ước nguyện sống trọn đời chung thuỷ với nhau.c. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích:Linh thiêng, ràng buộc, tạo niềm tin cho con ngườiNghi thức thiêng liêng, trang trọng của người xưa, có sự chứng giám của trời đất, thần linh.Người xưa rất coi trọng lời thề vì họ phải:+ Cắt tóc ăn thề+ Trao kỷ vật và giữ gìn kỷ vật như mạng sống, như bằng chứng của tình yêu son sắtd. Bố cục Đoạn 1: “Cửa ngoài lò đào thêm hương ?” : Kiều băng lối sang nhà Kim Trọng. Đoạn 2:“Vội mừng ... hết” : Kiều cùng Kim Trọng thề nguyền.e. Chủ đề: - Quan niệm về tình yêu tự do, tiến bộ của Nguyễn Du- Sức mạnh của tình yêu mãnh liệt đã vượt qua lễ giáo phong kiến.1.Kiều băng lối sang nhà Kim Trọnga.Tâm trạng và tình cảm của Kiều 	Trái niệm với quan niệm phong kiến : “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, Kiều chủ động tìm sang nhà Kim Trọng, hai người cùng nhau thề nguyền.* Chi tiết thể hiện tình yêu của Kiều :“ Cửa ngoài vội rủ rèm theXăm xăm băng lối vườn khuya một mình” Hành động chỉ sự vội vàng, bộc lộ tâm trạng háo hức, tự tin, nóng lòng được gặp Kim Trọng: “vội”,“ xăm xăm”, “ băng”.Tình yêu mãnh liệt của Kiều còn thể hiện qua lời nói với Kim Trọng“Nàng rằng “ Khoảng vắng đêm trườngVì hoa nên phải trổ đường tìm hoaBây giờ rõ mặt đôi taBiết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” Câu nói ẩn chứa sự lí giải hợp lí và tinh tế “ Khoảng vắng đêm trường” : khoảng thời gian, không gian của tâm lí mà Kiều phải vượt qua để làm chủ tình yêu của mình.“ Hoa” hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, tượng trưng cho cái đẹp chóng phai tàn. 	 + Tình yêu giữa Kiều và Kim Trọng	 + Người yêu của Kiều – Kim Trọng=> Dự cảm của Kiều về tương lai mong manh đầy những mơ hồ bão táp của định mệnh.=> Thể hiện khát vọng tự do yêu đương, tự do hôn nhân, tự do yêu đương trong bối cảnh xã hội phong kiến đầy rẫy những chuẩn mực khắt khe.b. Tâm trạng say đắm và thái độ trân trọng của Kim Trọng.“ Nhặt thưa gương giọi đầu cànhNgọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu”Từ “nhặt thưa” , “lọt”, “ hắt hiu” gợi nên không gian thiêng liêng và thơ mộng.Sử dụng những điển cố, điển tích: “tiếng sen”, “ giấc hoè”, “ bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”, “đỉnh giáp non thần” để chỉ giấc mơ được gặp người đẹp của Kim Trọng. 	-Khi biết không phải đang mơ, Kim Trọng rất trân trọng, khẩn trương rước Kiều vào nhà-> Kim Trọng đắm say trong tình yêu và trân trọng mọi nhẹ nhàng ,nồng thắm của cuộc tình mới chớm 2. Kiều thề nguyền cùng Kim Trọng	Nghi lễ thề nguyền được tiến hành thật trang trọng, thiêng liêng với vầng trăng sáng vằng vặc làm chứng nhân cho tình yêu lứa đôi.“ Vội vàng làm lễ rước vàoĐài sen nối sáp, lò đào thêm hương.Tiên thề cùng thảo một chươngTóc mây một nón, dao vàng chia đôiVừng trăng vằng vặc giữa trờiĐinh ninh hai miệng một lời song songTóc tơ căn vặn tấc lòngTrăm năm tạc một chữ đồng nên xương”Nghi lễ tạo thêm niềm tin vào tình yêu,vàocuộc sống tương lai của hai người. Không gian là nhà Kim Trọng, bối cảnh thời gian là một đêm trăng sáng tạo nên không gian thơ mộng trữ tình.- Ánh trăng biểu trưng cho sự sum vầy, đoàn viên, sự hạnh phúc mỹ mãn, biểu thị cho tình yêu trong sáng, thuần khiết và chân thành của Thúy Kiều và Kim Trọng, trở thành minh chứng thiêng liêng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi trai tài gái sắc.- “đài sen”, “lò đào” làm cho không khí trở nên thập phần lãng mạn, tinh tế và thiêng liêng vô cùng.- Cả hai đã cùng nhau viết “tiên thề”, cùng nhau cắt tóc mây bằng “dao vàng”, thể hiện thái độ trân trọng và nâng niu vô cùng ước nguyện cùng nhau kết tóc, bạc đầu trăm năm, quyết tâm không đổi dời.=> Tỏ rõ tình cảm và sự thủy chung son sắt của hai con người yêu nhau, vượt qua mọi sự ngăn cản của lễ giáo phong kiến, một lòng theo đuổi thứ tình yêu đích thực, tươi đẹp nhất cuộc đời.- “Đinh ninh hai miệng một lời song song” là thể hiện sự đồng lòng sắt son, là tình yêu chân thành sâu sắc đến từ cả hai phía.- Lời ước hẹn “Trăm năm tạc một chữ đồng đến tâm” chính là lời thề nguyền, hẹn ước suốt kiếp chỉ chung tình với đối phương, mà chữ “đồng” trong đồng tâm, đồng lòng đã ghi tạc vào sâu trong trái tim mãi mãi không bao giờ phai mờ. a.Nội dung: ý nghĩa lời thềKhẳng định tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, tình cảm song phương, trong sáng của Kim Trọng và Thuý Kiều, đặc biệt là Kiều.Thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Du về tình yêu tự do trong sáng trong xã hội phong kiến.Khát vọng hạnh phúc, bất chấp lễ giáo phong kiến, vượt lên đương đầu với số phận, tương lai đầy bất trắc đang chờ đợi.Nguyễn Du đã nhấn mạnh sự chủ động của Thuý Kiều. Nhà thơ thể hiện ước mơ về tình yêu tự do qua mối tinh Kim - Kiều; điều đó chứngtỏ rằng ông đã cố cái nhìn tiến bộ vượt trước thời đại.b.Nghệ thuậtSử dụng điển tích, điển cố.Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ.Từ láy biểu cảm, gợi hình.Ngôn ngữ kể, miêu tả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại. Sử dụng không gian và khoảng thời gian nghệ thuật tạo nên không khí thơ mộng, huyền ảo, thiêng liêng của cuộc thề nguyền.Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_the_nguyen_nguyen_du.pptx