Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Hà Huy Tập

Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Hà Huy Tập

(3)Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!

Hà Nội,ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

 

ppt 27 trang Phan Thành 06/07/2023 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Văn bản - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Đình Thế - Trường THPT Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các em học sinh khối 10 
đến với tiết học 
Tiết 7,8 : VĂN BẢN 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I.Khái niệm,đặc điểm 
II.Các loại văn bản 
III.Luyện tập 
I. Khái niệm,đặc điểm : 
	 Tìm hiểu bài: Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi. 
(1)Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng.(Tục ngữ) 
(2)Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng,hạt vào vườn hoa. 
 Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài cát,hạt ra ruộng cày. 
 (Ca dao) 
(3) Hỡi đồng bào toàn quốc! 
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! 
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. 
Hỡi đồng bào! 
Chúng ta phải đứng lên! 
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. 
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! 
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. 
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! 
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! 
Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! 
Hà Nội,ngày 19 tháng 12 năm 1946 
Hồ Chí Minh 
1. Mỗi VB trên được người nói (viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng ở mỗi VB như thế nào? 
 -VB 1 tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. 
Đây là kinh nghiệm của nhiều người với mọi người. 
-Đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống. 
-VB chỉ có 1 câu. 
-VB 2 tạo ra trong HĐGT giữa cô gái và mọi người. 
-Nó là lời than thân của cô gái. 
-VB có 4 câu. 
-VB 3 tạo ra trong HĐGT giữa vị trí Chủ tịch nước với toàn thể quốc dân đồng bào. 
-Thể hiện nguyện vọng khẩn thiết và kiên định quyết tâm lớn của dân tộc trong việc giữ gìn, bảo vệ độc lập tự do. 
-VB có nhiều câu. 
2. Mỗi VB trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ VB như thế nào? 
VB 1: Quan hệ giữa người và người trong cuộc sống. 
VB 2: Cô gái than về thân phận của mình (trong XH PK)- 
 cô không quyết định được số phận mình. 
VB 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, VB thể hiện: lập trường chính nghĩa của ta, 
 dã tâm của Pháp; nêu chân lí đời sống dân tộc; kêu gọi mọi người đứng lên đánh Pháp; 
 khẳng định độc lập nhất định về ta. 
* Cả 3 VB: vấn đề đều được triển khai nhất quán. 
3. Ở những VB có nhiều câu (2, 3), nội dung của VB được triển khai mạch lạc qua từng câu (đoạn) như thế nào? đặc biết ở VB 3,VB còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào? 
 -Ý 1: Dựa vào câu 2. 
 -Ý 2: Kết cấu VB 3 rất rõ ràng: 
 +Phần mở đầu: “Hỡi đồng bào toàn quốc” 
 +Thân bài:“ Chúng ta muốn hòa bình...nhất định về dân tộc ta” 
 +Kết bài: Phân còn lại. 
4. Về hình thức, VB 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào? 
- Dấu hiệu mở đầu: Cho biết nhân tố cần giao tiếp “Đồng bào cả nước” 
- Dấu hiệu kết thúc: Khẳng định nước Việt Nam độc lập, kháng chiến thắng lợi. 
5.Mỗi VB trên được tạo ra nhằm mục đích gì? 
Vănbản 1:Truyền đạt kinh nghiệm sống. 
 VB2:Lời than thân → kêu gọi sự hiểu biết,cảm thông của mọi người với số phận người phụ nữ . 
VB 3: Kêu gọi,khích lê, thể hiện quyết tâm của mọi người trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 
II.Các loại văn bản 
1.So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3(ở mục I) về các phương diện sau: 
- Vấn đề được đề cập đến là vấn đề gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống? 
- Từ ngữ được dùng trong mỗi VB thuộc loại nào? 
 -Cách thức thể hiện nội dung như thế nào? 
VB 1: Đề cập đến kinh nghiệm sống. 
VB 2: Nói đến thân phận người phụ nữ trong XH cũ. 
VB 3: Đề cập đến một vấn đề chính trị: cần phải kháng chiến chống Pháp. 
- Từ ngữ: 
+ VB 1, 2 dùng từ ngữ thông thường. 
+ VB 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị- xã hội. 
VB1, 2 trình bày ND thông qua những hình ảnh cụ thể, do đó có tính hình tượng. 
VB 3 dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần phải kháng chiến chống Pháp. 
2. So sánh các VB 2, 3 (I) với: 
 - Một bài học trong SGK thuộc môn học khác. 
 - Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh. 
- VB 1: PC ngôn ngữ nghệ thuật. 
- VB 2: PC ngôn ngữ nghệ thuật. 
- VB 3: PC ngôn ngữ chính luận. 
* Nhận xét: 
a. Phạm vi sử dụng của mỗi loại VB trong hoạt động giao tiếp xã hội. 
b. Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại VB. 
c. Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại VB. 
d. Cách kếu cấu và trình bày ở mỗi loại VB. 
a. Phạm vi sử dụng : 
- VB 2: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật. 
- VB 3: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị. 
- VB trong SGK: Dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học. 
- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh: VB dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính. 
b. Mục đích giao tiếp : 
- VB 2: Nhằm bộc lộ cảm xúc. 
- VB 3: Nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến. 
- VB trong SGK: Truyền thụ kiến thức khoa học. 
- Đơn, giấy khai sinh: Trình bày ý kiến, nguyện vọng; ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính. 
c. Từ ngữ : 
- VB 2: Dùng những từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh. 
- VB 3: Dùng nhiều từ ngữ chính trị. 
- VB trong SGK: Dùng nhiều từ 
ngữ khoa học. 
- Đơn, giấy khai sinh: Dùng nhiều từ ngữ hành chính. 
d. Kết cấu : 
- VB 2: Có kết cấu ca dao, thể thơ lục bát. 
- VB 3: Có kết cấu 3 phần rõ rệt, mạch lạc. 
- VB trong SGK: cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. 
- Đơn, giấy khai sinh: Có mẫu hoặc in sẵn, chỉ 
Củng cố kiến thức 
Văn bản 
Khái niệm 
Đặc điểm 
Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề,triển khai trọn vẹn 
Các câu trong văn bản liên kết chặt chẽ,kết cấu mạch lạc 
Mỗi văn bản có tính hoàn chỉnh về nội dụng và kết thúc bằng hình thức thích hợp 
Mỗi văn bản thực hiện mục đích giao tiếp nhất định 
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 
VB thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 
VB thuộc PCNN nghệ thuật 
VB thuộc PCNN khoa học 
VB thuộc PCNN hành chính 
VB thuộc PCNN chính luận 
VB thuộc PCNN báo chí 
III.Luyện tập 
Bài tập 1:Đọc đoạn văn bản và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới: 
 Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng. 
 (Dẫn theo Tiếng Việt thực hành) 
a.Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn. 
- Câu mở đoạn ( câu chủ đề) : Giữa cơ thể và môi trường có quan hệ qua lại với nhau. 
- Các câu triển khai: 
+ Câu 1: Vai trò của môi trường đ/v cơ thể. 
+ Câu 2: Lập luận so sánh. 
+ Câu 3: Dẫn chứng thực tế. 
+ Câu 4: Dẫn chứng thực tế. 
b.Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn? 
Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn : 
- Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn. 
- Các câu triển khai: Tập trung hướng về câu chủ đề, cụ thể hoá ý nghĩa cho câu chủ đề. 
c.Đặt nhan đề cho đoạn văn? 
Nhan đề đoạn văn: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. 
Bài tập 2: 
Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp: (1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.  (2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc.  (3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.  (4) “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.  (5) ”Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. 
a. Sắp xếp câu: ( 1) ( 3) (4) (5) (2) 
 Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. 
b. Đặt nhan đề: 
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc . 
Bài tập 3: Viết tiếp câu để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó lại đặt nhan đề cho văn bản này. Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. 
Đoạn văn tham khảo 
Nhan đề : ĐẠI DƯƠNG KÊU CỨU 
“ Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Cùng với việc tàn phá rừng, con người còn đang lăm le “đầu độc” cả đại dương. Người ta thi nhau đổ rác thải công nghiệp ra biển. Thi nhau đổ dầu lênh láng ra biển. Thi nhau săn bắt những loài cá quí hiếm của biển, thậm chí dùng cả xung điện và chất nổ để “tận diệt” chúng! Đại dương ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Có nhiều bãi tắm phủ dầu không thể dùng được. Hàng triệu con cá bị chết, dạt vào trắng xoá một số vùng ven biển. Có nhiều bãi tắm phát sinh những loài tảo độc gây hại cho con người và các loài sinh vật biển Một nhà hải dương học buồn bã nói rằng: “ Nếu không kịp thời dừng lại thì đại dương sẽ trở thành nấm mồ chung của nhân loại”. 
Bài tập 4: Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh/chị hãy viết một lá đơn đáp ứng những yêu cầu của văn bản hành chính. 
Hướng dẫn:Cách thức viết đơn xin phép nghỉ học. 
a. Các tiểu mục : 
- Quốc hiệu, tiêu ngữ. 
- Tên đơn. 
- Người gửi, địa chỉ gửi. 
- Họ tên, nơi học tập của người viết đơn. 
- Lí do viết đơn. 
- Nội dung viết đơn. 
- Cam đoan và lời cám ơn. 
- Ngày, tháng, năm, kí tên. 
b . Cách trình bày : 
Phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn phải viết giữa trang giấy, 
Giữa quốc hiệu và tên đơn phải bỏ cách quãng ít nhất một dòng, giữa tên đơn và 
 Nội dung đơn phải bỏ cách quảng ít nhất một dòng. 
- Lời văn phải trong sáng, ngắn gọn. 
Dưới đây là mẫu đơn: 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐƠN XIN PHÉP VẮNG HỌC 
Kính gửi: Ban quản lý trường THPT Hàm Thuận Bắc. 
 Giáo viên chủ nhiệm lớp . Tên em là: Nguyễn Văn . Học sinh lớp:10A  E m viết đơn này kính xin quý thầy,cô cho phép em vắng học ngày tháng năm... 
 Lí do: bị bệnh(hoặc bận việc gia đình) 
 Em xin hứa sẽ thực hiện việc chép bài nghiêm túc và đầy đủ. Rất mong sự chấp thuận của quý thầy(cô),em xin chân thành cảm ơn. 
 Hàm Thuận Bắc,ngày tháng năm 
 Học sinh 
 (Ký tên) 
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài mới 
Chiến thắng MTao-Mxây 
- Tìm hiểu khái niệm sử thi, phân loại sử thi. 
- Đặc điểm của sử thi anh hùng. 
- Phân tích nhân vật Mtao-Mxay 
- Cuộc đối đáp giữa Mtao-Mxay và dân làng. 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_bai_van_ban_nam_hoc_2022_2023_nguyen_di.ppt