Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

I. Tìm hiểu chung

1. Truyền thuyết

Khái niệm truyền thuyết: Là thể loại tự sự bằng văn xuôi thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lý tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân

 - Giá trị và ý nghĩa: Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc; Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.

- Môi trường diễn xướng:

+ Tại các địa danh có liên quan

+ Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội)

 Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống

 

ppt 51 trang ngocvu90 7610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi kể ngày xưa chuyện .................., Trái tim lầm chỗ để trên đầu...................vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm ....................”biển sâuNỏ thầnMị ChâuTRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNGvà MỊ CHÂU- TRỌNG THỦYTHÀNH CỔ LOAI. Tìm hiểu chung1. Truyền thuyếtKhái niệm truyền thuyết: Là thể loại tự sự bằng văn xuôi thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lý tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân - Giá trị và ý nghĩa: Phản ánh những vấn đề nổi bật của lịch sử dân tộc; Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.- Môi trường diễn xướng:+ Tại các địa danh có liên quan+ Trong các dịp sinh hoạt văn hoá (lễ hội) Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống2. Văn bản- Trích “Rùa Vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái”, bộ sưu tập chuyện dân gian ra đời vào cuối TK XV. 3. Bố cục- Phần 1 (Từ đầu . “bèn xin hoà”): Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương - Phần 2 (“Không bao lâu cứu được nhau”): Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần.- Phần 3 (Trọng Thuỷ mang vua đi xuống biển”): Bi kịch của hai cha con An Dương Vương. - Phần 4 (Đoạn còn lại): Hình ảnh ngọc trai - giếng nước và thái độ của dân gian đối với hai nhân vật Mị Châu - Trọng Thuỷ.II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản1. Nhân vật An Dương Vươnga. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà- Xây thành: II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản1. Nhân vật An Dương Vươnga. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà- Xây thành: + Thành lắp tới đâu lở tới đó. + Lập bàn thờ, giữ mình trong sạch, cầu bách thần. + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang, tức Ruà Vàng giúp nhà vua xây thành công Loa Thành. -> Sự thiết tha, tâm huyết của An Dương Vương với công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời cũng cho thấy bất kỳ dân tộc nào cũng khát khao được tạo dựng nền văn minh của riêng mình.-> Thể hiện sự quyết tâm thực hiện, niềm tin mãnh liệt của An Dương Vương vào những việc mình làm.Thành Cổ Loa( theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc,) nay còn 3 vòng thành tổng chiều dài là 16km, trải trên diện tích 850haCổ Loa có hai lớp đất, lớp dưới chân thành gồm nhiều mảnh gốm lẫn với than, được kè bằng đá hộc và đá cuội to( chân thành rất chắc chắn )Lũy cao 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp 2,2 triệu mét khối-Mỗi vòng thành có 4 hoặc 5 cửa các, nối với nhau bằng một con đường quanh co hai bên đắp công sự phòng vệTrong thành có khu dân cư( xóm làng,đồng ruộng). khu hành chính ( bệnh viện, trụ sở cơ quan hành chính, trường học, cửa hàng)..Dưới chân thành là hệ thống hào sâu, ngòi nước, ao hồ... chạy vòng quanh, nối liền với Hoàng Giang (xưa kia là một nhánh của sông Hồng chảy qua)Cổ Loa là một căn cứ thuận lợi cho phòng thủ, mai phục, tấn công theo lối du kích. Việc kết hợp quân thủy và quân bộ rất bài bản- Chế nỏ:Mũi tên đồng Cổ Loa có 95% bằng đồng; chì - 4,2%; thiếc - 1,1% có thể mài dũa thành những mũi nhọn, sắc, có độ sát thương cao. Mũi tên ba cạnh tạo ra vết rách to theo ba hướng, gây thoát máu nhanh ,thương vong lớn Đầu đạn ba cạnh lúc bay tạo độ xoắn ,giảm lực cản của không khí, đường đạn đi ổn định, khi chạm mục tiêu có khả năng “xiên táo” gây sát thương hàng loạt. Lẫy nỏ gồm một mỏ neo được đẽo từ gốc tre giàNỎ THẦNhộp cò, lẫy cò, chốt (thường có 2 chốt), thước ngắm.Nỏ thần cao 1,2m, sải cung 1,2m , Một lần bóp cò một chiếc nỏ bắn được nhiều tên tạo ra những “cơn mưa” mũi tên găm vào đội hình địch, làm sát thương ,làm tan đội hình, thế trận của kẻ thù .Cha ông ta thời đó đã có trình độ kỹ thuật, quân sự đáng kính nểBệ phóng được khoét 5 rãnh, 5 mũi tên bắn nhờ sức đẩy của sợi dây gai (bện công phu)- Chế nỏ:+ Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”+ Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần Ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo vệ đất nước.- Đánh thắng Triệu Đà:+ Nhờ thành ốc kiên cố+ Nhờ nỏ thần lợi hại+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác Vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu dân yêu nước sâu sắc.-> Sự trợ giúp của thần linh: nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc. b. Sai lầm, thất bại: (Bi kịch nước mất nhà tan) - Quá trình dẫn tới thất bại của An Dương Vương:+ Nhận lời cầu hòa và cầu hôn của kẻ thù+ Cho Trọng Thủy ở rể, không giám sát+ Giặc đến chân thành vẫn điềm nhiên đánh cờ “Đà không sợ nỏ thần sao”+ Khi sứ Giang Thanh kết tội Mị Châu là giặc, An Dương Vương đã chặt đầu Mị Châu: ~ Sự thức tỉnh, ý thức được sai lầm của bản thân~ Hi sinh tình riêng, nhân danh nhân dân và đất nước để trừng phạt kẻ có tội, cũng là một hình thức tự trừng phạt mình.→ Thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước lên trên tình nhà, tuy muộn nhưng là hành động đúng đắn, sáng suốt, hợp lòng dân.- Nguyên nhân thất bại:+ Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, ko nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. + Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng: Nhận lời cầu hoà của Triệu Đà. Nhận lời cầu hôn cho Trọng Thuỷ ở rể mà ko giám sát, đề phòng. Lơ là việc phòng thủ đất nước, ham hưởng lạc. Chủ quan khinh địch.Bài học từ sự thất bại: Tinh thần cảnh giác với kẻ thù.+ Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái -> nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông.->phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích "nhẹ nhàng" nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước. An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển Sự bất tử của An Dương Vương. Lòng kính trọng, biết ơn những công lao to lớn của An Dương Vương của nhân dân ta.Nhân vật Mị ChâuTìm những chi tiết biểu lộ sự cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo của Mị Châu? Lời nguyền của Mỵ Châu trước khi chết thể hiện điều gì?Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với Mị Châu qua những chi tiết hư cấu tưởng tượng: máu nàng hoá thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch? Người xưa nhắn gửi bài học gì đến thế hệ trẻ qua nhân vật Mị Châu?2. Mối tình Mị Châu - Trọng Thủy và bi kịch tình yêu tan vỡ* Mị Châu- Mị Châu cả tin, ngây thơ đến mức khờ khạo:+ Tự ý cho Trọng Thủy biết bí mật quốc gia, xem nỏ thần Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn ko biết.+ Mất cảnh giác trước những lời chia tay đầy ẩn ý của Trọng Thủy Ko hiểu được những ẩn ý trong lời từ biệt của Trọng Thủy: chiến tranh sẽ xảy ra.+ Đánh dấu đường cho Trọng Thủy lần theo chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, mù quáng vì yêu.- Các chi tiết hư cấu: + máu Mị Châu ngọc trai. + xác Mị Châu ngọc thạch. Sự an ủi, chứng thực cho lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi bị cha chém.- Bài học: + Cần đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.+ Biết cảm xúc bằng lí trí, suy nghĩ bằng trái tim - giải quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực.+ Trọng Thủy là một tên gián điệp nguy hiểm, một người chồng nặng tình với vợ?+ Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp: giữa nghĩa vụ và tình cảm, vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân?+ Trọng Thủy là một người con bất hiếu, một người chồng lừa dối, một người con rể phản bội- kẻ thù của nhân dân Âu Lạc?- Ý kiến nào khái quát, xác đáng nhất về nhân vật này?TRỌNG THỦYChính là thủ phạm (đặt bẫy )đưa cha con Mị Châu vào bi kịch mất nướcHắn là nạn nhân trong tấn bi kịch tình yêu-tình yêu > <với những âm mưu toan tính thấp hèn, với tham vọng cướp nước- Hình ảnh ngọc trai – giếng nước có ý kiến cho rằng dùng để ca ngợi mối tình chung thủy của hai người. Ý kiến của em như thế nào?* Chi tiết ngọc trai- giếng nước. - Biểu tượng cho tấm lòng trinh bạch của MC và là sự cảm thông, bao dung của nhân dân.- Sự hoá giải hận thù thể hiện truyền thống ứng xử bao dung, đầy nhân hậu của dân gian đối với nạn nhân tỉnh ngộ muộn màng của chiến tranh xâm lược. Chi tiết này mang ý nghĩa như một sự hóa giải oan tình, hóa giải hận thù của các nhân vật. Qua đó nhân dân muốn gửi gắm:+ Con người cần được tha thứ và cần biết cách tha thứ thì mới có đủ sức mạnh, niềm tin để tiếp tục bước đi trong cuộc đời đầy rẫy những điều nghiệt ngã và đau đớn. +Câu chuyện nhiều lần nhắc đến sự bao dung, cảm thông vẻ đẹp của tinh thần nhân đạo, nhân văn được tỏa sáng. 3. Nghệ thuật đặc sắc của câu chuyện* Cốt truyện:- Cốt lõi lịch sử:+ Quá trình dựng nước của người dân Âu Lạc (xây thành, chế nỏ) + Quá trình chiến thắng giặc ngoại xâm bằng sức mạnh của vũ khí + Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc. - Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của các nhân vật sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẫn cho câu chuyện kể (kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật)* Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao*Xây dựng được nhân vật truyền thuyết tiêu biểu.* Hình ảnh: Giàu chất tư tưởng thẩm mĩ; Có sức sống lâu bềnTruyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.Lập dàn ý cho đề bài sau: Nhận xét về nhân vật Mị Châu trong “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng thủy” nhà thơ Tố Hữu đã viết về nàng một cách công bằng và nghiêm khắc như sau:“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để lên đầuNỏ thần sơ ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm bể sâu” Hãy trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Mị Châu và hình ảnh ngọc trai giếng nước trong tác phẩm! BI KỊCH TỔ QUỐC -Mị Châu mang tội đáng chết vì một thần tử mà dám đem bí mật quân sự quốc gia ra nói với người khác, nhất là khi đó lại là con trai của kẻ thù. - đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quả là vô cùng đáng trách, đáng phê phán. (chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi - vẫn còn rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo)Mị Châu không làm tròn chữ trung-Truyền thuyết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc, BI KỊCH TÌNH YÊUMị Châu là nạn nhân "bất đắc dĩ" của tấn bi kịch tình yêu-Sự ngây thơ trong trắng đáng yêu bị phản bội, Nhân dân có cái nhìn nhân hậu dành cho Mị Châu (nàng hóa thành ngọc thạch, máu hóa thành ngọc trai )Mị Châu đáng trách nhưng đáng thương. BI KỊCH GIA ĐÌNH : Mỵ châu không trọn chữ hiếu-Chính An Dương Vương đã đẩy con gái là công chúa Mị Châu vào con đường bi kịchAN DƯƠNG VƯƠNGBI KỊCH TỔ QUỐC An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình Truyền thuyết chứa đựng bài học mất nước sâu sắc, BI KỊCH CHA CON An Dương Vương phải gánh chịu bi kịch (khi phải tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình.) Nhà vua đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng. Hành động ấy rất được nhân dân coi trọng : Rùa vàng rẽ nước cho vua xuống biểnCâu 1. Nhận xét nào trong những nhận xét dưới đây khái quát chính xác nhất về thể loại truyền thuyết?A. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại.B. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hoá.C. Truyền thuyết là những câu chuyện có yếu tố thần kì.D. Truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử tồn tại trong dân gian.Câu 2. Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy là:Mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. B. Chuyện Rùa vàng giúp vua chế nỏ thần.C. Nước Âu Lạc thời đại Hùng Vương. D. Chuyện Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.Câu 3. An Dương Vương được thần linh giúp đỡ vì:An Dương Vương là vua của một nước. An Dương Vương cũng là một người tốt.C. An Dương Vương không biết xây thành. D. ADV có ý thức đối với sự an nguy của đất nước.Câu 4. Sai lầm của Mị Châu trong câu chuyện này là gì?Cả tin B. Mất cảnh giác C. Chủ quan D. Không nghe lời An Dương VươngCâu 5. Việc An Dương Vương chém đầu Mị Châu thể hiện điều gì?Sự tàn nhẫn.	B. Sự tỉnh ngộ muộn mằn nhưng cần thiết.C. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh. D. Sự trừng phạt thích đáng đối với kẻ phản bộiCâu 6. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong truyện nói lên ý nghĩa gì?Ngợi ca một tình yêu thuỷ chung, son sắt. B. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.C . Ngợi ca sự trong sạch của Mị Châu. D. Biểu trưng cho sự hoá giải một mối oan tình.Câu 7. Truyện Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy để lại bài học gì cho mỗi chúng ta?Bài học về tình yêu. B. Bài học về xây thành. C. Bài học về sự cảnh giác. D. Bài học về sự chủ quan.Câu 8. Chi tiết An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển thể hiện thái độ gì của nhân dân ta?A. Sự trách móc, hờn giận C. Sự căm thù, phê phán .B. Sự tin yêu, cảm thông.	 D. Sự ngưỡng mộ, thương tiếc.Câu 9. Nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương có điểm gì giống nhau?Có sự phản bội của người yêu. B. Có số phận oan trái giống nhau.C. Có cuộc đời giống nhau. D. Có tính cách giống nhau.Câu 10. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhằm mục đích gì?A. Ngợi ca những chiến công của An Dương Vương.B. Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc.C. Giải thích sự hình thành của nước Âu Lạc.D. Kề về một mối tình đẹp trong lịch sử.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_10_bai_truyen_an_duong_vuong_va_mi_chau_tr.ppt