Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn

Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. Ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

 

pptx 20 trang ngocvu90 8772
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 10 - Chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết cấu hình electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố sau:11Na, 12Mg, 13Al, 14Si, 15P, 16S, 17Cl, 18ArKiểm tra bài cũCHỦ ĐỀ: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN.A. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬI. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tốSố electron lớp ngoài cùng12345678Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố thuộc chu kì 2 là bao nhiêu? Tương tự với số electron của các nguyên tố thuộc các chu kì khác?Tăng từ 1 đến 8Tương tự các chu kì khác: số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 ( trừ chu kì 1).Đầu mỗi chu kì là các nguyên tố có cấu hình electron chung lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns1 Kết thúc mỗi chu kì là các nguyên tố có cấu hình electron chung lớp ngoài cùng của nguyên tử là ns2np6Nhận xétCấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì. Ta nói chúng biến đổi một cách tuần hoàn.Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm AĐặc điểm số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố thuộc cùng một nhóm A như thế nào?1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm ANguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng. Chính sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A.STT nhóm (IA, IIA, ) = Số electron lớp ngoài cùng = Số electron hoá trị.Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là các nguyên tố s, các electron hoá trị là các electron s. Các nguyên tố thuộc nhóm IIIA → VIIIA là các nguyên tố p, các electron hoá trị là các electron s và p (trừ He).2. Một số nhóm A tiêu biểuNhóm VIIIANhóm IANhóm VIIANhóm VIIIAGồm các nguyên tốHeli, Neon, Agon, Kripton, Xenon, Rađon: khí hiếmCấu hình electron lớp ngoài cùngns2np68e lớp ngoài cùng → cấu hình electron bền vữngTrạng tháiĐKT: chất khíPhân tử chỉ gồm 1 nguyên tửTính chất hoá họcKhông tham gia các phản ứng hoá học (trừ 1 số trường hợp đặc biệt)Nhóm IAGồm các nguyên tố Hiđro (không phải kim loại kiềm) Liti, Natri, Kali, Rubiđi, Xesi: kim loại kiềm Franxi: nguyên tố phóng xạCấu hình electron lớp ngoài cùngns1Có 1e lớp ngoài cùng Khuynh hướngKhuynh hướng nhường 1e để đạt cấu hình bền của khí hiếmHoá trị1Tính chất hoá họcLà những kim loại điển hình:Tác dụng oxi → oxit bazơ tan(Li2O, Na2O, ) Tác dụng nước (nhiệt độ thường) → dd kiềm + H2 (NaOH, KOH, )Tác dụng phi kim → muối (NaCl, K2S, )Nhóm VIIAGồm các nguyên tốFlo, Clo, Brom, Iot: nguyên tố halogenAtatin (nguyên tố phóng xạ)Cấu hình electron lớp ngoài cùngns2np5Có 7e lớp ngoài cùngKhuynh hướngNhận thêm 1e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếmHoá trị1Cấu tạo phân tử dạng đơn chấtPhân tử gồm 2 nguyên tử: F2, Cl2, Br2, I2Tính chất hoá họcLà những phi kim điển hình: Tác dụng kim loại → muối (NaCl, MgCl2,..) Tác dụng H2 → Hợp chất khí (HF, HCl, HBr, HI), khi tan trong nước tạo dd axit tương ứng Hiđroxit của các halogen là những axit: HClO, HClO3CỦNG CỐCấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn sau mỗi chu kìTính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electronCác electron lớp ngoài cùng (các e hoá trị) quy định tính chất hoá học các nguyên tố nhóm ACâu 1: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:A. số electron như nhau.B. số lớp electron như nhau.C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.D. cùng số electron s hay p.Câu 2: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước do:A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở 3 chu kì đầu).D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.Câu 3: Cho các cấu hình electron của các nguyên tử như sau:1s22s22p4 1s22s22p31s22s22p63s23p1 1s22s22p63s23p5Hãy xác định số electron hoá trị của từng nguyên tử.Hãy xác định vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong BTH.Câu 4: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VIA trong BTH, Hỏi:a, Nguyên tử nguyên tố đó có bao nhiên electron ở lớp electron ngoài cùng?b, Các electron ngoài cùng nằm ở lớp electron thứ mấy?c, Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên?

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_10_chu_de_su_bien_doi_tuan_hoan_cau_hinh_e.pptx