Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 5: Thạch quyển. nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 5: Thạch quyển. nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.

- Trình bày khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất.

 

pptx 38 trang Phan Thành 05/07/2023 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lý Lớp 10 - Bài 5: Thạch quyển. nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: THẠCH QUYỂN. NỘI LỰC VÀ TÁC Đ ỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT 
Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất. 
- Trình bày khái niệm, nguyên nhân của nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. 
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. 
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, các vành đai núi lửa trên Trái Đất . 
 Thạch quyển là gì và nằm ở đâu trong cấu tạo Trái Đất? Thạch quyển và vỏ Trái Đất khác nhau như thế nào? Nội lực được sinh ra từ đâu và có tác động như thế nào đối với địa hình bề mặt Trái Đất? 
Khởi động 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I 
II 
Thạch quyển 
Khái niệm và nguyên nhân nội lực 
III 
Tác động của nội lực đến địa hình 
IV 
Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới 
Khởi động 
I. THẠCH QUYỂN 
- Là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. 
- Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn. 
- Giới hạn của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km. Độ dày không đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa. 
Phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất. 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ CẶP: 05 phút 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ CẶP: 05 phút 
Nguyên nhân sinh ra nội lực? 
Video 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
 Đọc SGK, trao đổi với bạn bên cạnh (05 phút) 
Nội lực là gì? 
Nội lực 
Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất . 
Hình thành 
kiến thức 
Do nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất 
Phân hủy các chất phóng xạ 
Sắp xếp, dịch chuyển vật chất theo trọng lực 
Phản ứng hóa học 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
Hình thành 
kiến thức 
Phân hủy các chất phóng xạ trong lòng Trái Đất 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
Hình thành 
kiến thức 
Sắp xếp, dịch chuyển vật chất theo trọng lực 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
Hình thành 
kiến thức 
Phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất 
II. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NỘI LỰC 
Hình thành 
kiến thức 
2 
Hiện tượng đứt gãy 
1 
Hiện tượng uốn nếp 
3 
Hoạt động núi lửa 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Hình thành 
kiến thức 
Đặt tên cho các hình dưới đây thể hiện tác động của nội lực đến địa hình 
Nhóm 
Nội dung 
Hình 
Nơi thường xảy ra 
Tác động đến địa hình 
Ví dụ 
1 + 4 
Hiện tượng uốn nếp 
5.2 
2 + 5 
Hiện tượng đứt gãy 
5.3 
3 +6 
Hoạt động núi lửa 
5.4 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ NHÓM 10 phút 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
Tiêu chí / Mức độ hoàn thành 
1 
2 
3 
Nội dung chính xác, thể hiện đầy đủ. 
Sản phẩm có cấu trúc, bố cục khoa học, rõ ràng. 
Có hình vẽ, icon trực quan 
Thuyết trình lưu loát, hấp dẫn, chuyên nghiệp 
Đảm bảo đúng thời gian 
Nội dung 
Nơi thường xảy ra 
Tác động đến địa hình 
Ví dụ 
Hiện tượng uốn nếp 
Tại những khu vực đá mềm, chịu tác động của lực theo phương nằm ngang 
Nếu cường độ mạnh tạo thành các vùng núi uốn nếp. 
Hi-ma-lay-a; An-đét; Cooc-đi-e 
Hiện tượng đứt gãy 
Tại những khu vực đá cứng, chịu tác động của lực theo phương nằm ngang và thẳng đứng 
Có bộ phận nâng lên (khối núi, đỉnh núi), bộ phận hạ xuống (thung lũng) 
Biển Đỏ, các hồ phía đông lục địa Phi 
Hoạt động núi lửa 
Xuất hiện ở lục địa và đại dương (nhất là nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo) 
Hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma làm thay đổi địa hình 
Các đảo núi lửa, Cao nguyên ba-dan ở Tây Nguyên 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Hình thành 
kiến thức 
Công viên quốc gia Croajingalong, Victoria, Australia. 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Hình thành 
kiến thức 
Dãy Hi-ma-lay-a . 
Hình thành 
kiến thức 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Nếp uốn trong đá vôi silic ở đèo Mã Pì Lèng 
Hình thành 
kiến thức 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Đứt gãy Đông Phi và Biển Đỏ 
Hình thành 
kiến thức 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
Cao nguyên ba-dan ở Tây Nguyên 
Hình thành 
kiến thức 
III. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC 
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH 
IV. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA TRÊN TRÁI ĐẤT 
Yêu cầu: 
- Xác định các vành đai động đất và vành đai núi lửa. 
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất và núi lửa trên Trái Đất. 
Hình thành 
kiến thức 
HĐ CẶP: 05 phút 
Vành đai động đất và vành đai núi lửa: 
- Động đất: P hía tây châu Mĩ, giữa Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương. 
- N úi lửa: phía tây châu Mĩ, đông Đại Tây Dương, từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a, phía tây Thái Bình Dương . 
Hình thành 
kiến thức 
IV. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA TRÊN TRÁI ĐẤT 
Nhận xét và giải thích: 
- Nhận xét: Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nên các vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất.Các vành đai động đất thường trùng với các vành đai núi lửa. Có những nơi có động đất nhưng không có núi lửa 
Hình thành 
kiến thức 
IV. SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA TRÊN TRÁI ĐẤT 
Giải thích 
Các vành đai động đất núi lửa phân bố tại các ranh giới các mảng kiến tạo xô vào nhau hoặc tách xa nhau nên vật chất luôn bất ổn 
Có động đất thì mới có núi lửa nên trùng nhau 
Tuy nhiên có nơi cường độ vận động đất nhỏ không làm nứt vỡ vỏ Trái đất nên không có núi lửa 
Luyện tập 
Câu hỏi 1: Trình bày các tác động của nội lực đến 
sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ? 
Luyện tập 
Hiện tượng uốn nếp 
Hiện tượng đứt gãy 
Hoạt động núi lửa 
Câu 1: Giới hạn dưới của thạch quyển đến độ sâu khoảng bao nhiêu km? 
A. 50 km. 
B. 100 km. 
C. 150 km. 
D. 200 km. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 2: Thạch quyển được giới hạn bởi 
A. lớp Manti. 	 
B. vỏ Trái Đất và lớp Manti. 	 
C. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti. 
D. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 3: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ thường xuất hiện 
A. động đất, núi lửa . 	 	 
B . b ão . 	 
C. ngập lụ t. 	 
D . thủy triều dâng . 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 4 : Nội lực thường có xu hướng làm cho địa hình bề mặt Trái Đất 
A. gồ ghề hơn. 	 	 
B . bằng phẳng hơn. 	 
C. đồng nhất hơn. 	 
D . ít núi, nhiều đồng bằng. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 5: Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng tới nội lực nhất? 
A. Phân hủy phóng xạ. 	 	 
B . Phản ứng hóa học. 	 
C. Vật chất di chuyển. 	 
D . Bức xạ Mặt Trời. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 6: Hiện tượng uốn nếp thường xuất hiện ở đâu khi có tác động của nội lực? 
A. Miền đá cứng. 	 	 
B. Chỉ ở lục địa. 	 
C. Chỉ ở đại dương.	 
D. Miền đá mềm. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 7: Hiện tượng đứt gãy thường xuất hiện ở đâu khi có tác động của nội lực? 
A. Miền đá cứng. 	 	 
B . Chỉ ở lục địa. 	 
C. Chỉ ở đại dương. 	 
D . Miền đá mềm. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 8 : Động đất và núi lửa thường xảy ra ở đâu? 
A. Sâu dưới các lục địa. 	 	 
B . Sâu dưới các đại dương. 	 
C. Nơi tiếp xúc các mảng. 	 
D . Ranh giới lục địa - đại dương. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 9: Vành đai động đất núi lửa lớn nhất trên Trái Đất là 
A. Đại Tây Dương. 	 	 
B . Thái Bình Dương. 	 
C. Ấn Độ Dương. 	 
D . Địa Trung Hải. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Câu 10: Quốc gia nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động đất, núi lửa? 
A. Việt Nam. 	 	 
B . Thái Lan. 	 
C. Hoa Kì. 	 
D . Nhật Bản. 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Luyện tập 
Hãy nêu ví dụ về địa hình 
được tạo thành chủ yếu do 
nội lực mà em biết ở nước ta? 
(Học sinh được khai thác 
thông tin Internet) 
Vận dụng 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 6. Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. 
Nội dung: 
+ Khái niệm và nguyên nhân của ngoại lực. 
+ Tác động của ngoại lực đến địa hình. 
Hướng dẫn tự học 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_ly_10_bai_5_thach_quyen_noi_luc_va_tac_dong_cu.pptx