Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi

+ Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.

+ Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống; làm giảm độ đồng đều, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.

 

pptx 14 trang Phan Thành 05/07/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Thanh Nhàn - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI 
MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 
BÀI 1 2 : TÁC HẠI CỦA SÂU BỆNH VỚI CÂY TRỒNG 
GV: Chu Thị Thanh Nhàn 
BÀI 12 : TÁC HẠI CỦA SÂU BỆNH ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG 
KHỞI ĐỘNG 
Q uan sát Hình 12.1 và mô tả những biểu hiện bất thường trên các bộ phận của cây trồng. 
Vì sao cây trồng lại có những biểu hiện như vậy ? 
1. T ác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng 
Sâu, bệnh gây ra những tác hại gì đối với cây trồng? 
+ Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch. 
+ Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống ; làm giảm độ đồng đều, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản . 
Vì sao sâu, bệnh hại làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng? 
Sâu, bệnh làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng vì trong quá trình sâu hút chất dinh dưỡng của cây trồng sẽ tiết ra, để lại những độc tố trên quả, gây ngộ độc. 
Nêu m ột số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại ? 
+ Lá, quả bị đốm đen, nâu ; 
+ Cành bị gãy, lá bị úa vàng, bị thủng, sần sùi 
+ Quả bị chảy nhựa 
+ Cây, củ bị thối 
+ Thân, cành bị sần sùi 
+ Rễ bị thối, bị sần sùi 
1. T ác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng 
2. Ý nghĩa của phòng trừ sâu bệnh hại 
Hãy nêu ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ? 
+ Giúp giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho cây trồng. 
+ Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản. 
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản. 
+ Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. 
+ Góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. 
2. Ý nghĩa của phòng trừ sâu bệnh hại 
Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường? 
Phòng trừ sâu, bệnh, đặc biệt là các biện pháp sinh học như bảo vệ thiên địch, biện pháp dùng giống chống chịu sâu bệnh,... và các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp nên có tác dụng phòng là chính, sẽ giảm thiểu việc sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh nên có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, góp phần duy trì cân bằng sinh thái. 
Ví dụ về các biện pháp sử dụng thiên địch 
+ Trên cây lúa: Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng, nấm trắng Beauveria bassiana ký sinh rầy; ong mắt đỏ ký sinh sâu đục thân, nhện linh miêu, 
+ Trên cây rau: Sử dụng các loại thiên địch như: nấm đối kháng Tricoderma, nấm bột Nomurae rileyi, bọ rùa 8 chấm, bọ xít nâu viền trắng, kiến ba khoang, chuồn chuồn cỏ, ong cự, ong kén trắng, ruồi ăn rệp, 
+ Trên cây ăn trái: Sử dụng kiến vàng thuộc Bộ cánh màng Hymenoptera, Họ Formicidae. Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại phổ biến trên cây ăn trái. 
LUYỆN TẬP 
Câu 1 . Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào? 
A. Sinh trưởng và phát triển giảm 
B. Tốc độ sinh trưởng tăng 
C. Chất lượng nông sản không thay đổi 
D. Tăng năng suất cây trồng 
Câu 2. Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại: 
A. Cành bị gãy. 
B. Cây, củ bị thối. 
C. Quả bị chảy nhựa. 
D. Quả to hơn. 
Câu 4. Sâu, bệnh hại sẽ: 
A. Làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm 
B. Không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm 
C. Không ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống 
D. Không làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm 
Câu 3. C ôn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất? 
A. Sâu non 
B. Sâu trưởng thành 
C. Nhộng 
D. Trứng 
Câu 5. Phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa đối với: 
A. Trồng trọt 
B. Sức khỏe con người 
C. Môi trường sinh thái 
D. Cả 3 đáp án trên. 
VẬN DỤNG 
Đ ể góp phần phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng ở gia đình và địa phương , người nông dân cần làm gì? 
Để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương, cần: 
- Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng. 
- Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh. 
- Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh. 
- Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh. 
- Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 12 
Tìm hiểu thêm một số loài sinh vật hại cây trồng phổ biến ở Việt Nam 
Tìm hiểu thêm một số biện pháp phòng trừ sâu bện như : biện pháp cơ giới – vật lí ; biện pháp dùng giống cây trồng chống, chịu sâu bệnh ; biện pháp sinh học 
Xem trước nội dung bài 13. Sâu hại cây trồng 
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_10_bai_12_dac_diem_tinh_chat_ki_thuat_su.pptx