Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấp, và đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấp, và đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc

Cơ sở lý luận của quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp và đảm bảo sĩ số học sinh

 1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Quản lý

Quản lý là một dạng hoạt động xã hội đặc thù. Quản lý hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người nó bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác trong lao động. Nó diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến tất cả các mọi người.

Có rất nhiều định nghĩa khái niệm quản lý, tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên trong tất cả các điễn đạt đều có chung những dấu hiệu cơ bản sau:

- Hoạt động quản lý diễn ra trong một tổ chức, trong một nhóm xã hội

- Hoạt động quản lý là những tác động có mục đích của nhà quản lý đến đối tượng quản lý.

- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp các hoạt động của cá nhân, sự lựa chọn khả năng tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Như vậy chúng ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức bằng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm cho tổ chức đó đạt được mục tiêu đề ra.

1.1.2. Quản lý hoạt động

Quản lý hoạt động là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục theo dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất lượng.

Biện pháp quản lý hoạt động là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định.

 1.1.3. Tuyển sinh đầu cấp

 Tuyển sinh đầu cấp là việc tổ chức lựa chọn người học vào các lớp đầu cấp của cơ sở giáo dục dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận.

 Tuyển sinh đầu cấp ở trường PTDTNT là việc tổ chức lựa chọn học sinh vào học ở lớp 6 và lớp 10 của các trường PTDTNT, trên cơ sở quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, của UBND Tỉnh và hướng dẫn của sở GD-ĐT.

 

doc 20 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấp, và đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO
SÁNG KIẾN NĂM 2020
Đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấp, và đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung, và trong trường PTDTNT(Phổ thông dân tộc nội trú) nói riêng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Ninh thuận. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong một nhà trường, cần phải có nhiều yếu tố tác động cũng như nhiều giải pháp đồng bộ, sự đồng thuận của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong nhiều năm công tác tại nhà trường phổ thông dân tộc nội trú tôi nhận thấy một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học trong nhà trường đó là công tác tuyển sinh đầu cấp và duy trì sĩ số học sinh. Tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu, đối tượng và chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả duy trì sĩ số, tới chất lượng dạy và học trong nhà trường.Trong những năm qua tình hình học sinh bỏ học ở các vùng khó khăn trong tỉnh Ninh Thuận mà đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chiều hướng gia tăng, việc duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh đến trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của trường PTDTNT. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấp và đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc” với mong muốn đề tài hòan thành sẽ góp một phần nhỏ bé về kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường, để góp phần nâng cao chất lượng của công tác tuyển sinh và việc duy trì sĩ số trong trường PTDTNT một trong những vấn đề cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.
Không mong muốn bao quát hết mọi lĩnh vực, trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề về tổ chức các họat động trong công tác tuyển sinh đầu cấp, một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh trong năm học. Với phạm vi là công tác chỉ đạo ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc, trong khoảng thời gian từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2019 -2020.
Đề tài nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các họat động tuyển sinh đầu cấp và công tác duy trì sĩ số, qua kinh nghiệm đã thực hiện kết hợp với những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Với phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích, tổng hợp từ những kinh nghiệm đã làm, các biện pháp chỉ đạo đã thực hiện kết hợp với cơ sở lý luận đã được tiếp thu trong quá trình học tập và công tác.
	II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp và đảm bảo sĩ số học sinh
 1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động xã hội đặc thù. Quản lý hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người nó bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác trong lao động. Nó diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến tất cả các mọi người.
Có rất nhiều định nghĩa khái niệm quản lý, tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau tuy nhiên trong tất cả các điễn đạt đều có chung những dấu hiệu cơ bản sau:
Hoạt động quản lý diễn ra trong một tổ chức, trong một nhóm xã hội 
- Hoạt động quản lý là những tác động có mục đích của nhà quản lý đến đối tượng quản lý.
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp các hoạt động của cá nhân, sự lựa chọn khả năng tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Như vậy chúng ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức bằng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm cho tổ chức đó đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.2. Quản lý hoạt động
Quản lý hoạt động là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục theo dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất lượng.
Biện pháp quản lý hoạt động là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định.
	1.1.3. Tuyển sinh đầu cấp
	Tuyển sinh đầu cấp là việc tổ chức lựa chọn người học vào các lớp đầu cấp của cơ sở giáo dục dựa trên các quy định đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công nhận.
	Tuyển sinh đầu cấp ở trường PTDTNT là việc tổ chức lựa chọn học sinh vào học ở lớp 6 và lớp 10 của các trường PTDTNT, trên cơ sở quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, của UBND Tỉnh và hướng dẫn của sở GD-ĐT.
	1.1.4. Biện pháp quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp và đảm bảo sĩ số
Biện pháp quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp và đảm bảo sĩ số học sinh là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý (Nhà trường) đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động tuyển sinh của và công tác duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường đạt về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước và của Ngành giáo dục về công tác tuyển sinh vào các trường PTDTNT
Trường PTDTNT thuộc hệ thống trường chuyên biệt, họat động và tổ chức của nhà trường được quy định bởi quy chế tổ chức và họat động của trường PTDTNT ban hành kèm theo thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo: “Trường PTDTNT được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này; Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú”.
Các hình thức tuyển sinh của nhà trường được quy định:
Trường PTDTNT thực hiện việc tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh Trung học cơ sở và tuyển sinh Trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định tại Quy chế này. “Hằng năm, tổ chức một lần tuyển sinh vào trung học cơ sở và trung học phổ thông; việc tuyển sinh vào trung học cơ sở, trung học phổ thông bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn.Tuyển sinh trung học cơ sở theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh."
 Kế hoạch tuyển sinh của trường PTDTNT cấp huyện và cấp tỉnh, do Sở giáo dục và đào tạo trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương. 
Căn cứ quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ của địa phương, trường có kế hoạch hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong quá trình đào tạo.
Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là:
	 Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 Thanh niên, thiếu niên là con em dân tộc thiểu số ở các vùng khác nếu được UBND cấp tỉnh quy định là vùng có nhu cầu tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào học trường PTDTNT. Tỷ lệ tuyển số học sinh này do UBND tỉnh quy định.
 Trường PTDTNT được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số học sinh được tuyển là con em dân tộc Kinh định cư lâu dài ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 
Các hình thức tuyển sinh của nhà trường thực hiện theo hướng dẫn của Sở giáo dục đào tạo Ninh Thuận hàng năm, bằng hình thức xét tuyển và thi tuyển theo chỉ tiêu từng Huyện, từng xã. Nhà trường phối hợp với Phòng giáo dục các huyện có chỉ tiêu tuyển sinh, với địa phương để thực hiện công tác tuyển sinh đúng đối tượng, số lượng theo quy định hàng năm.
Nhiệm vụ của nhà trường được quy định :
Trường PTDTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ sau đây:
 Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm.
 Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
 Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.
 Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PTDTNT. 
 Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.
Việc tổ chức các họat động tuyển sinh đầu cấp, duy trì sĩ số học sinh hành năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3. Thực trạng công tác tuyển sinh và việc duy trì sĩ số tại trường PTDTNT Pi Năng Tắc, và các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay
2.1. Công tác tuyển sinh
2.1.1. Tuyển sinh vào lớp 6
Hàng năm căn cứ số lượng cần tuyển UBND Tỉnh và Sở GD- ĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh từng huyện cho nhà trường. UBND Huyện trực tiếp giao chỉ tiêu cho từng xã thuộc vùng tuyển, căn cứ chỉ tiêu được giao nhà trường thành lập tổ công tác tuyển sinh thu nhận hồ sơ từ các trường tiểu học trong từng xã thuộc vùng tuyển, lập danh sách đề nghị Sở Giáo dục đào tạo Ninh Thuận xét duyệt. Nhà trường chỉ tuyển sinh ở lớp đầu cấp. 
2.1.2. Tuyển sinh vào lớp 10.
Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, và các hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10, nhà trường thu nhận hồ sơ của học sinh tham gia dự tuyển, đề nghị sở GD-ĐT thành lập hội đồng tuyển sinh, tổ chức thi tuyển và xét kết quả trúng tuyển, đề nghị sở GD-ĐT phê duyệt kết quả. Kết quả tuyển sinh căn cứ vào điểm thi và chỉ tiêu của từng xã trong vùng tuyển.
2.1.3. Ưu điểm và hạn chế trong công tác tuyển sinh.
Với hình thức tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 như hiện nay sẽ có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Công tác tuyển sinh của nhà trường chỉ căn cứ vào hồ sơ sổ sách nên công việc nhẹ nhàng, không vất vả cho hội đồng tuyển sinh. Chi phí cho công tác tuyển sinh ít tốn kém, số lượng tuyển sinh hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu giao .
- Hạn chế : Chất lượng học sinh chỉ được căn cứ qua hồ sơ sổ sách, nhà trường không thể nắm bắt được chất lượng thật của học sinh. Điều này thường xảy ra nhiều trường hợp học sinh trong hồ sơ là khá giỏi, nhưng khi về nhà trường tính tóan cộng trừ nhân chia chưa thành thạo, viết còn sai chính tả. Nhà trường không thể biết được đối tượng tuyển sinh của mình là hòan tòan đúng với quy định hay không. Thường đối tượng tuyển sinh tập trung vào con em của cán bộ, con cháu của giáo viên trường Tiểu học trong vùng tuyển. Có thể bỏ sót học sinh thuộc đối tượng chế độ chính sách, học sinh giỏi, khá thực sự, học sinh nghèo hiếu học. Thực tế nhiều năm có học sinh đến trường nhưng không phải bản thân muốn đi học, mà do cha mẹ, thầy cô bắt đi học. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì sĩ số và việc nâng cao chất lượng trong nhà trường. Trong năm học nếu sĩ số học sinh giảm ở các lớp thì sĩ số tòan trường giảm, nhà trường không được phép tuyển bổ sung ở các lớp khác ngòai lớp đầu cấp, vì vậy những học sinh lớp 7,8,9, 10,11,12 có học lực khá tốt thực sự trong vùng tuyển sinh không có cơ hội để vào học tại trường PTDTNT trong tỉnh nói chung và trường Pi Năng Tắc nói riêng. 
2.1.4. Về việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường.
Những năm học trước học sinh vào đầu cấp trong nhà trường luôn có khỏang 0,5% học sinh đầu năm không đến nhập học. Trong năm học vẫn còn hiện tượng học có tư tưởng bỏ học bởi các lý do sau đây:
- Học sinh lớp 6 còn nhỏ lần đầu tiên xa gia đình, không quen với nề nếp sinh họat mới, nên nhớ nhà, nhớ cha mẹ dẫn đến không muốn học và tự ý bỏ về nhà hoặc yêu cầu gia đình tới trường xin chuyển về địa phương.
- Học sinh có học lực quá yếu không tiếp thu được chương trình học, dẫn đến chán nản trong học tập, tự ti mặc cảm, mắc cỡ với bạn bè, lo sợ khi lên lớp dẫn đến bỏ học giữa chừng. Số này chiếm đa số trong số học sinh bỏ học hàng năm khỏang 70% trong tổng số bỏ học.
- Học sinh có điều kiện hòan cảnh gia đình quá khó khăn, cha mẹ phải hợp đồng làm ăn ở địa phương khác ( chăn bò, chăn cừu mướn) nên bắt con về đi làm.
- Học sinh lớp 10,11,12 thường lớn tuổi tâm sinh lý phát triển cộng với nạn tảo hôn ở địa phương, cha mẹ buông lỏng quản lý nên học sinh tự ý bỏ học để lấy vợ lấy chồng (thường bỏ học sau kỳ nghỉ hè).
-Tác động của các yếu tố bên ngòai, như việc sử dụng học sinh sau khi học xong về địa phương chưa được thực hiện, học xong không có việc làm, một số thanh niên của địa phương không học hành chỉ đi làm thuê (hái chè, hái cà phê ....ở khu vực Tây nguyên) nhưng có tiền mua sắm phương tiện đi lại, ăn chơi, điều này lôi kéo một số học sinh khối lớp 8, lớp 9, 11,12 bỏ học ở nhà đi làm thuê.
- Gia đình học sinh thiếu quan tâm đến con cái, thường khóan trắng cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. Chính quyền địa phương một số nơi còn xem nhẹ việc học tập của đối tượng học sinh được cử đến học tập trong nhà trường, môi trường giáo dục gia đình và xã hội còn hạn chế.
2.1.5. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tuyển sinh và duy trì sĩ số trong trường PTDTNT.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong công tác tuyển sinh và việc duy trì sĩ số trong nhà trường có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan: 
- Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều thiếu thốn, gia đình học sinh đều là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy việc chăm sóc đầu tư cho con cái trong học tập hầu như không có.
- Tập tục lạc hậu của địa phương vẫn còn ở một số nơi trong vùng tuyển sinh của nhà trường.
- Quy chế tuyển sinh kết hợp xét tuyển và thi tuyển nhưng chỉ tiêu phân bổ cho từng xã vì vậy chất lượng học sinh tuyển vào không đồng đều, học sinh giỏi của xã này không trúng tuyển nhưng học sinh trung bình của xã khác lại trúng tuyển.
- Chính quyền địa phương chưa có biện pháp hữu hiệu để tác động đến ý thức của người dân trong việc vận động học sinh ra lớp, coi công tác giáo dục là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục, của riêng các nhà trường.
- Chưa có chính sách tạo công ăn việc làm cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sau khi học xong, điều này làm giảm sút ý chí học hành của học sinh trong các trường PTDTNT.
- Chế độ của học sinh nội trú còn thấp nên chất lượng nuôi dưỡng học sinh của các trường PTDTNT còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ăn ở, học tập của học sinh.
- Quy định chỉ tuyển sinh một lần trong năm học và chưa thực hiện việc trả về địa phương những học sinh không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, lực chọn học sinh khác thay thế nên ảnh hưởng đến chất lượng và việc đảm bảo sĩ số của các nhà trường PTDTNT.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của gia đình học sinh về việc học tập của em mình chưa được cao, môi trường giáo dục gia đình và xã hội trong các trường PTDTNT hầu như là không có.
- Việc tổ chức triển khai công tác tuyển sinh của các nhà trường chưa linh hoạt và sáng tạo, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, với phòng GD-ĐT các địa phương, với UBND các xã trong vùng tuyển.
- Việc tổ chức các hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh bám trường bám lớp trong các trường PTDTNT còn nghèo nàn chưa đủ hấp dẫn. Việc tuyên truyền quảng bá thương hiệu của nhà trường còn hạn chế, nên học sinh của các địa phương chưa hào hứng và mong muốn học tập ở các trường PTDTNT. Học sinh tham gia học tập phần lớn là do được hưởng các chế độ của Nhà nước.
- Việc tổ chức ôn tập, nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 của các trường chưa được quan tâm đúng mức, rất ít các đơn vị tổ chức ôn thi cho học sinh sau khi kết thúc năm học.
- Việc tổ chức đời sống cho học sinh mới đến nhà trường còn chưa thực sự chu đáo, tạo không khí thoải mái, yên tâm cho học sinh mới đến nhà trường.
- Sự quan tâm của một số giáo viên chủ nhiệm trong công tác nội trú còn hời hợt, chưa nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc, còn cứng nhắc.
4. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh đầu cấpvà đảm bảo sĩ số học sinh ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc
Từ thực trạng công tác tuyển sinh và đảm bảo sĩ số tại trường PTDTNT Pi Năng Tắc, trên cơ sở rút ra những ưu khuyết điểm và những nguyên nhân tôi đề xuất các biện pháp quản lý như sau:
4.1. Các biện pháp về công tác tuyển sinh đầu cấp:
4.1.1. Phối hợp giữa nhà trường, địa phương và gia đình trong việc lựa chọn đối tượng tuyển sinh vào nhà trường:
* Đối với tuyển sinh vào lớp 6.
Hàng năm sau khi có chỉ tiêu tuyển sinh nhà trường trực tiếp làm việc với phòng giáo dục các huyện có học sinh tuyển sinh vào nhà trường, về yêu cầu chất lượng, đối tượng tuyển sinh thống nhất các lọai hồ sơ cần thiết lập. Nhà trường đề nghị Phòng GD-ĐT có văn bản hướng dẫn cho các trường Tiểu học trong vùng tuyển, phải cho các em học sinh khá, giỏi đăng ký dự tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển, tránh trường hợp các trường chỉ đăng ký đủ số lượng được tuyển.
Nhà trường thành lập các tổ công tác tuyển sinh và cử cán bộ, giáo viên làm công tác tuyển sinh đến tận UBND các xã có học sinh được tuyển vào nhà trường làm việc với UBND xã về yêu cầu chất lượng, số lượng học sinh cần tuyển, theo nhu cầu đào tạo cán bộ nguồn cho địa phương trong thời gian sắp tới. 
Nhà trường làm việc trực tiếp với các trường Tiểu học để lựa chọn đúng đối tượng, đảm bảo chất lượng đầu vào. Tổ chức kiểm tra năng lực học sinh tại các trường tiểu học để lựa chọn đúng đối tượng và đảm bảo chất lượng.
Sau khi đã tuyển chọn đủ số lượng thông qua việc kiểm tra năng lực học sinh, nhà trường thông báo công khai với trường tiểu học, với cha, mẹ học sinh, đồng thời cho cha mẹ những học sinh được tuyển vào nhà trường cam kết với địa phương, với nhà trường về việc đảm bảo, phối hợp giáo dục học sinh trong thời gian học tập tại nhà trường.
Thông qua các chuyến công tác này giúp giáo viên hiểu rõ cuộc sống của học sinh, cuộc sống của cha mẹ các em, cuộc sống của nhân dân địa phương, để thông hiểu hoàn cảnh của học sinh từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp. 
Sau mỗi chuyến đi tuyển sinh nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên báo cáo thu họach sau chuyến đi, tổng kết, đánh giá và có hình thức khen thưởng đối với nhóm, cá nhân làm tốt, khuyến khích mọi người gần gũi thông cảm với hoàn cảnh của học sinh, gắn bó với cha mẹ học sinh.
* Đối với công tác tuyển sinh vào lớp 10.
Sau khi có chỉ tiêu tuyển sinh nhà trường thành lập tổ tuyển sinh vào lớp 10, không chỉ nhận hồ sơ, nhà trường cử cán bộ, giáo viên đến các trường THCS trong vùng tuyển, giới thiệu về trường PTDTNT Pi Năng Tắc cho học sinh được rõ, nhà trường tổ chức cho học sinh cũ của trường THCS hiện nay đang học ở trường PTDTNT Pi Năng Tắc về lại trường cũ để tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh nhà trường.
Thông qua trang mạng xã hội Facebook đoàn trường PTDTNT Pi Năng Tắc giới thiệu những hình ảnh và hoạt động của nhà trường, và nói rõ các chế độ, chính sách khi học ở trường PTDTNT, để cha mẹ học sinh yên tâm khi thi tuyển vào trường, qua đó giúp học sinh có hình dung về các họat động của nhà trường, từ đó có mong muốn học tập tại nhà trường khi trúng tuyển.
Tham mưu với Phòng GD-ĐT các huyện, trực tiếp yêu cầu các trường THCS (Trung học cơ sở) cho học sinh khá giỏi đăng ký thi vào trường PTDTNT Pi Năng Tắc không hạn chế số lượng, tránh tình trạng các trường chỉ đăng ký đủ chỉ tiêu dẫn đến chất lượng không cao.
Trong năm học nhân những ngày lễ lớn nhà trường thường tổ chức các họat động về nguồn, giao lưu với các trường Tiểu học, THCS thuộc vùng tuyển sinh, với mục đích để học sinh bước đầu tìm hiểu và có tình cảm với nhà trường định hướng cho các em có ý thức phấn đấu vào trường PTDTNT.
 4.1.2. Xây dựng kế họach tập trung học sinh đầu cấp và phụ đạo học sinh yếu, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10:
Hàng năm nhà trường đều tập trung học sinh đầu cấp vào đầu tháng 8.Tiến hành kiểm tra chất lượng học sinh phân lọai học sinh, thống kê những kiến thức còn hổng đối với học sinh mới. Trên cơ sở đó nhà trường phân công cho giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy tiến hành phụ đạo cho học sinh lấp lỗ hỗng kiến thức, làm quen với phương pháp học mới ở cấp THCS đối với học sinh lớp 6, và cấp THPT (trung học phổ thông) đối với học sinh lớp 10. 
Việc phụ đạo học sinh yếu kém được nhà trường xây dựng kế hoạch từ đầu năm học, sắp xếp giờ phụ đạo trong thời khóa biểu chính khóa hàng tuần. Tổ chức cho giáo viên trực hướng dẫn tự học trong tuần, kịp thời giải đáp những vấn đề vướng mắc trong học tập của học sinh.
Để nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào lớp 10, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên ôn tập cho học sinh trong năm học. giáo viên bộ môn Toán, Văn, Tiếng anh xây dựng các chủ đề kiến thức và ôn tập cho học sinh song song với việc dạy chính khóa. 
Phối hợp với các trường PTDTNT trong tỉnh tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng các môn thi vào lớp 10. Tổ chức hội thảo chuyên môn trong trường, trong tổ về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng các môn thi vào lớp 10.
4.1.3. Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường:
Dạy và học là hai hoạt động mà dường như không có liên quan gì đến công tác tuyển sinh của nhà trường. Bởi vì công tác dạy và học diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của nhà trường. Bởi lẽ những học sinh đang theo học tại trường là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường về chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trong trường PTDTNT được chính các em phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký dự tuyển vào trường PTDTNT. Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở nhà trường thật tốt, tạo ra nhiều ấn tượng đẹp chừng nào đối với học sinh, thì những ấn tượng đó sẽ được truyền phát ra xã hội càng nhiều chừng ấy.
Để thực hiện được điều này, nhà trường đã thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ trong nhà trường.
- Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Tăng cuờng công tác quản lý học sinh; phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong năm học nhà trường thành lập hội cha mẹ học sinh và thường cơ cấu các đồng chí là cán bộ xã trong ban chấp hành hội, để các đồng chí nắm bắt tình hình học sinh đồng thời giúp nhà trường làm công tác tuyên truyền tới cha mẹ học sinh. 
Các giải pháp nhằm duy trì sĩ số
 4.2.1. Làm tốt công tác tiếp nhận học sinh mới đến trường:
Đây là công tác hết sức quan trọng gây ấn tượng ban đầu đối với học sinh và cha mẹ học sinh trong buổi đầu đến trường, buổi đầu tiên đến trường sẽ còn đặt dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời học sinh. Xác định được vấn đề này nhà trường hàng năm đều tổ chức ban đón tiếp học sinh mới, phân công cho giáo viên và các anh chị học sinh lớp lớn hướng dẫn các em học sinh mới vào .
Trước khi học sinh mới tới nhập học, nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ chỗ ăn ở cho học sinh, bố trí chỗ ở, giường chiếu, chỗ ăn uống gọn gàng ngăn nắp .Thành lập các tổ hướng dẫn học sinh mới, hướng dẫn cụ thể nơi để quần áo, nơi tắm rửa, vệ sinh Những tình cảm ấm cúng ban đầu ấy làm cho học sinh không cảm thấy xa lạ, đỡ nhớ nhà, nhất là những em gái những em nhỏ, lần đầu tiên phải xa cha mẹ, xa nhà. Các em cảm thấy ở trường như ở nhà, làm tốt công tác này sẽ hạn chế được học sinh bỏ học ở lớp 6 và lớp 10.
4.2.2. Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý và duy trì số lượng học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường PTDTNT ngòai nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn phải thường xuyên chăm lo đến việc duy trì sĩ số học sinh sao cho học sinh không bỏ trốn, không bỏ học giữa chừng cũng như duy trì trạng thái học tập chuyên cần của học sinh Để làm tốt được các nhiệm vụ trên mà đặc biệt là công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải hiểu được quê hương của học sinh, tập quán của mỗi dân tộc, hiểu được những băn khoăn suy nghĩ của học sinh để đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp. Học sinh vừa từ làng quê về nhà trường có nghĩa là vừa từ một cuộc sống “tự do” vào cuộc sống “khuôn khổ” do đó nhà trường bố trí giáo viên lâu năm có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và quản lý học sinh nội trú, làm chủ nhiệm học sinh mới tuyển. Giáo viên chủ nhiệm phải từng bước chú ý rèn cặp những chi tiết nhỏ phải nâng dần từng bước so với yêu cầu của cuộc sống tập thể, nếp sống văn minh. 
Nhà trường hàng năm tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đi thực tế về địa phương và gia đình học sinh vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, tập trung vào những địa phương có nhiều học sinh bỏ học để tìm hiểu hòan cảnh từng học sinh, nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh trong lớp trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục học sinh, hạn chế việc bỏ học giữa chừng.
Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế họach phối hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức, đòan thể trong nhà trường trong công tác giảng dạy, để giáo viên bộ môn và giáo viên phụ trách đòan thể, nắm vững tâm lý và điều kiện hòan cảnh của từng em học sinh trong lớp. Tránh tình trạng nóng vội, nặng lời với học sinh không thuộc bài, học sinh có học lực yếu làm các em mặc cảm, xấu hổ với bạn bè dẫn đến bỏ học giữa chừng.
Duy trì sỹ số là một trong nội dung thi đua, được nhà trường đưa vào trong hội nghị cán bộ công chức hàng năm. Cuối năm học, nhà trường tuyên dương, khen thưởng cho giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt công tác duy trì sỹ số.
4.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức sinh họat Đòan đội, nhằm lôi cuốn học sinh vào các họat động tập thể:
Học sinh dân tộc thiểu số phần lớn là nhút nhát, không muốn tham gia các họat động tập thể, hay mặc cảm, tự ti vì vậy trong năm học các họat động Đòan, đội tập trung vào các họat động lôi cuốn học sinh tham gia các họat động tập thể ,như tổ chức thi đấu bóng đá, kéo co, sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Đòan trường hàng tuần tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thứ hai hàng tuần sau tiết chào cờ. Tổ chức các trò chơi như” Rung chuông vàng”, hái hoa kiến thức Hàng năm tổ chức hội trại giao lưu giữa các trường PTDTNT trong tỉnh nhân kỷ niệm ngày thành lập đòan, để học sinh có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm, xây dựng khối đòan kết giữa các dân tộc cùng chung sống trong nhà trường.
Chi đòan, liên đội tổ chức sinh nhật cho đòan viên và đội viên trong nhà trường. Các chương trình phát thanh của Đòan trường, phát thanh măng non của Đội họat động thường xuyên từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, nhằm nêu gương tốt việc tốt, tuyên truyền các chương trình kế họach của nhà trường, phổ biến các kiến thức về khoa học thường thức, tìm hiểu về Đảng, đòan đồng thời rèn luyện kỹ năng nói ,tham gia họat động tập thể cho học sinh .
Các họat động văn thể trong nhà trường đã góp phần tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn học sinh vào các họat động tập thể, thi đua giữa các lớp, làm cho học sinh trong nhà trường yêu mến trường lớp hơn, bám trường, bám lớp hạn chế được tình trạng bỏ học giữa chừng.
4.2.4. Kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngòai nhà trường giúp đỡ về vật chất cho học sinh có hòan cảnh đặc biệt khó khăn:
Hàng năm nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học kêu gọi sự ủng hộ đóng góp về kinh phí hỗ trợ cho học sinh có hòan cảnh đặc biệt khó khăn, như giúp đỡ quần áo, sách vở, phần thưởng cho học sinh giỏi kịp thời động viên những học sinh có hòan cảnh khó khăn cố gắng bám trường, bám lớp .
Công đòan nhà trường hàng năm hỗ trợ cho 3 em học sinh, đòan trường kết nghĩa với chi đòan Ngân hàng Nông nghiệp Bác Ái hàng năm hỗ trợ cho 5 em học sinh nghèo học giỏi .
Kêu gọi sự ủng hộ của các cơ quan như Bảo Việt, Bảo Minh cho học sinh trong dịp sơ kết học kỳ, tổng kết năm học 
4.2.5. Thường xuyên liên hệ với gia đình và địa phương có con em tham gia học tập trong nhà trường: 
Hàng năm nhà trường tổ chức đại hội hội cha mẹ học sinh, nhằm thông báo cho cha mẹ học sinh tình hình học tập của con cái mình, đồng thời để cha mẹ học sinh có điều kiện gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp, thăm nơi ăn ở, học tập của con cái mình, tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và gia đình học sinh, phối hợp với nhau trong công tác giáo dục học sinh nói chung, và trong việc duy trì sĩ số nói riêng, động viên con em bám trường, bám lớp.
Vào dịp 20/11 hàng năm, nhà trường tổ chức chương trình văn nghệ , mời cha mẹ học sinh tới nhà trường xem văn nghệ, nhằm cổ vũ, động viên tinh thần con em mình. Nhà trường bố trí cho cha mẹ học sinh cùng ăn ở với các em trong thời gian diễn ra văn nghệ, tọa đàm kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, tạo không khí gần gũi giữa cha mẹ học sinh và nhà trường như người trong một nhà .
Vào dịp tết của đồng bào dân tộc như tết Katê, tết Ramưwan của đồng bào người Chăm; lễ bỏ mã của đồng bào Raglay Nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên về địa phương có con em học tập trong nhà trường để chúc tết, cùng tham dự lễ tết với bà con địa phương .
Nhà trường cử giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên có kinh nghiệm, cùng với một đại diện hội cha mẹ học sinh có uy tín đến gia đình học sinh để vận động học sinh trở lại nhà trường khi có học sinh tự ý bỏ học.
4.2.6. Công tác phối hợp các tổ chức trong nhà trường và tổ chức hội thảo chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm:
	Hàng tuần nhà trường đều hội ý giáo viên chủ nhiệm vào đầu tuần nhằm tìm hiểu tình hình học sinh trong lớp.Theo dõi diễn biến tâm tư tình cảm của học sinh, tìm biện pháp để ngăn chặn kịp thời các biểu hiện muốn bỏ học của học sinh .
	Tổ chức hội thảo chuyên đề với các nội dung như: “biện pháp 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao.doc