Sáng kiến kinh nghiệm Khái quát lịch sử - văn hóa Bình Thuận cổ trung đại

Sáng kiến kinh nghiệm Khái quát lịch sử - văn hóa Bình Thuận cổ trung đại

Trong sách giáo khoa mới của chương trình lịch sử lớp 10, có phân

phối chương trình 02 tiết dành cho giảng dạy, tìm hiểu lịch sử địa phương cổ -

trung đại. Đề tài này của tôi đã được Hội đồng khoa học Sở GD – ĐT tỉnh Bình

Thuận xếp loại A, hiện nay một số Trường THPT trong Tỉnh dùng làm tài liệu

tham khảo để giảng dạy khi chưa có sách giáo khoa chính thức.

Hiện nay lịch sử cổ trung đại tỉnh Bình Thuận, cũng có những tài liệu

có giá trị nhưng chưa được tổng hợp một cách hoàn chỉnh. Chính vì thế chúng

tôi nghiên cứu chỉnh sửa, cập nhật những tài liệu mới của các nhà khoa học và

những góp ý của đồng nghiệp để biên soạn lại tài liệu này, có kèm theo phụ lục

ảnh nhằm mục đích:

Thứ nhất, đáp ứng được việc giảng dạy 02 tiết lịch sử địa phương thời cổ

trung đại ở lớp 10 theo phân phối chương trình sách giáo khoa mới.

Thứ hai, giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát về lịch sử, về văn hóa đời

sống của các cư dân Bình Thuận thời cổ trung đại.

Thứ ba, giúp cho học sinh thấy được những lớp văn hóa của các tộc người,

kế tiếp nhau, tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của nhau, tiếp thu văn hóa văn minh

bên ngoài. đa dạng nhưng thống nhất, là nét đặc sắc của Bình Thuận trong nền

văn hóa chung Việt Nam. Qua đó, học sinh tự hào về quê hương, đoàn kết với

nhau giúp nhau cùng tiến bộ.

pdf 67 trang Dương Hải Bình 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khái quát lịch sử - văn hóa Bình Thuận cổ trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN 
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ BÌNH THUẬN 
************************ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NĂM HỌC 2010-2011 
ĐỀ TÀI 
 KHAÙI QUAÙT LÒCH SÖÛ - VAÊN 
HOÙA 
BÌNH THUẬN CỔ TRUNG ĐẠI 
(ĐỀ TÀI ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
BÌNH THUẬN XẾP LOẠI A THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 445/QĐKT, NGÀY 15/08/2007) 
Người thực hiện 
 LÊ MINH ĐẠO 
(Tổ Trưởng chuyên môn Lịch sử) 
Nghiên cứu từ năm 2000 hoàn thành năm 2007 và chỉnh sửa bổ xung năm 2011 
2 
MỤC LỤC 
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
B.KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 
C.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 I. BÌNH THUẬN THỜI CỔ ĐẠI 
 1. Buổi đầu nguyên thủy 
 2. Sự thành lập quốc gia cổ đại trên đất Bình Thuận 
 II. BÌNH THUẬN THỜI TRUNG ĐẠI 
 1. Chính trị 
 2. Kinh tế và đời sống văn hóa vật chất 
 3. Quan hệ xã hội và đời sống văn hóa tinh thần 
 * Phụ lục ảnh 
 * Phần đọc thêm: Trường ca Bini - Chăm 
 III. GIÁO ÁN LÊN LỚP 
 IV. BÀI TẬP THỰC HÀNH (câu hỏi trắc nghiệm) 
D.BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 
E. HIỆU QUẢ VỀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI 
F. CÁC ĐỀ NGHỊ KIẾN NGHỊ 
3 
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Trong sách giáo khoa mới của chương trình lịch sử lớp 10, có phân 
phối chương trình 02 tiết dành cho giảng dạy, tìm hiểu lịch sử địa phương cổ - 
trung đại. Đề tài này của tôi đã được Hội đồng khoa học Sở GD – ĐT tỉnh Bình 
Thuận xếp loại A, hiện nay một số Trường THPT trong Tỉnh dùng làm tài liệu 
tham khảo để giảng dạy khi chưa có sách giáo khoa chính thức. 
 Hiện nay lịch sử cổ trung đại tỉnh Bình Thuận, cũng có những tài liệu 
có giá trị nhưng chưa được tổng hợp một cách hoàn chỉnh. Chính vì thế chúng 
tôi nghiên cứu chỉnh sửa, cập nhật những tài liệu mới của các nhà khoa học và 
những góp ý của đồng nghiệp để biên soạn lại tài liệu này, có kèm theo phụ lục 
ảnh nhằm mục đích: 
 Thứ nhất, đáp ứng được việc giảng dạy 02 tiết lịch sử địa phương thời cổ 
trung đại ở lớp 10 theo phân phối chương trình sách giáo khoa mới. 
 Thứ hai, giúp cho học sinh có cái nhìn khái quát về lịch sử, về văn hóa đời 
sống của các cư dân Bình Thuận thời cổ trung đại. 
 Thứ ba, giúp cho học sinh thấy được những lớp văn hóa của các tộc người, 
kế tiếp nhau, tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của nhau, tiếp thu văn hóa văn minh 
bên ngoài... đa dạng nhưng thống nhất, là nét đặc sắc của Bình Thuận trong nền 
văn hóa chung Việt Nam. Qua đó, học sinh tự hào về quê hương, đoàn kết với 
nhau giúp nhau cùng tiến bộ. 
B. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: 
 Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường PT Dân tộc Nội trú 
tỉnh Bình Thuận trong những năm qua còn thấp, tâm lý của đa số học sinh không 
ham thích môn lịch sử. Đây là khó khăn lớn nhất cho việc truyền thụ và lĩnh hội 
giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên rất nhiều em lại ham thích hiểu biết về 
lịch sử và văn hóa truyền thống của địa phương thời xa xưa. 
 Nội dung học tập phụ thuộc vào khả năng tổng hợp và tâm tư tình cảm 
của học sinh. Trong khi đó khả năng tư duy phân tích của các em còn hạn chế. 
 Trong nội dung đề tài này, tôi không đi sâu phân tích, cũng như trình 
bày tất cả những vấn đề gì về lịch sử và văn hóa thời cổ trung đại. Với thời 
lượng phân phối chương trình và khả năng của học sinh phổ thông thì chưa thể 
4 
làm được. Sự thay đổi về lịch sử - địa lý (tên gọi các địa danh, phân chia tách 
nhập các phủ huyện) không được chú trọng trong đề tài này, để phù hợp với học 
sinh phổ thông tôi nghiêng về lịch sử văn hóa, tổng hợp xâu chuổi các kiến thức 
cho các em dễ lĩnh hội, kích thích sự tìm hiểu về lịch sử địa phương. 
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
I- BÌNH THUẬN THỜI CỔ ĐẠI : 
 1- Buổi đầu nguyên thuỷ : 
 Qua các cuộc khảo cổ tiến hành trên đất Bình Thuận từ trước đến 
nay như: Lầu Ông Hoàng, Động Bà Hòe, Đa Kai, Hàm Mỹ, Đức Bình, Phú 
Trường... đã chứng tỏ cách đây 2500- 3000 năm vùng đất Bình Thuận đã có 
người nguyên thủy sinh sống. Đặc biệt tại di chỉ Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết), 
Đức Bình (Tánh Linh) các nhà khảo cổ đã tìm thấy những rìu đá thuộc thời đại 
đồ đá mới, những mộ vò bằng gốm thô, rất gần với nền văn hóa cổ Sa Huỳnh ở 
miền Trung Việt Nam. 
 Những hiện vật gốm và các mộ chum còn được tìm thấy ở Hàm Mỹ 
(Hàm Thuận Nam), ta đã tìm thấy 8 thanh đàn đá có niên đại khoảng từ 2500- 
3000 năm. Đây là bộ đàn đá đẹp nhất tìm thấy trong cả nước và địa bàn Bình 
Thuận vì nó “đạt đến độ hoàn chỉnh tinh xảo của kỹ thuật ghè đẽo thời kỳ đồ đá 
mới. Trong tay không có một tấc sắt, không biết bằng cách nào, người tiền sử đã 
tạo ra được những thanh đàn đá có hình dáng và âm thanh đạt chuẩn như vậy”. 
Cả 8 thanh đá ở Hàm Mỹ đều có màu nâu đen và có hình dạng giống nhau: Hai 
đầu dày và hơi phình to, ở giữa có eo nhỏ lại và là nơi mỏng nhất. Chỉ cần gõ 
nhẹ người ta đã nghe rất rõ âm thanh từ thanh đá phát ra. Thử hết 8 thanh đá sẽ 
nghe các loại âm thanh trầm nhất đến âm thanh cao nhất. “Ngoài Việt Nam ra, 
thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa”. Nếu như thế thì đàn đá là báu vật không chỉ 
của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Đàn đá có một vị trí đặc biệt quan trọng 
trong tín ngưỡng cổ xưa ở Bình Thuận. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa 
xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan 
niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi 
dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đây thật 
5 
sự là bộ nhạc cụ quý hiếm của thời tiền sử và là một thành tựu kỹ thuật đáng tự 
hào của cư dân Bình Thuận thời nguyên thủy. 
 Gần đây nhất là di chỉ khảo cổ Phú Trường (Bắc Phan Thiết) đã hé 
mở toàn cảnh bức tranh xã hội cổ đại Bình Thuận. Phú Trường là một di tích 
thuộc văn hóa Sa Huỳnh, niên đại khoảng thể kỉ IV - I trước công nguyên. Di 
tích này vừa là một khu cư trú, vừa là một khu mộ táng của cư dân Sa Huỳnh. 
Những bằng chứng vật chất cho thấy người cổ Phú Trường là những cư dân 
nông nghiệp và thủ công nghiệp (làm gốm, dệt vải, luyện kim) chứ không phải 
những nhà buôn. Khảo sát tại đây đã phát hiện một khối lượng di tích, di vật khá 
phong phú như rìu đá, chum táng, nồi gốm, dọi se chỉ, đồ trang sức... Đoàn khảo 
sát đã thực hiện 9 hố khai quật với diện tích khoảng 200 m2 phát hiện 8 cụm mộ 
táng và 2 cụm than tro. Qua đó đã tìm thấy 83 hiện vật đá, 20 hiện vật gốm và 
10.000 mảnh gốm, 10 tiêu bản đồng, 2 tiêu bản sắt, 1 tiêu bản thủy tinh. Dấu ấn 
đậm nét nhất của di chỉ này là nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ gốm. Ngoài 
2 kỹ thuật “thừng” và “chải”, hoa văn trang trí còn có các loại như khắc vạch kết 
hợp in chấm, hoa văn hình xương cá, khắc vạch ca rô, in mép vỏ sò, đắp nổi, in 
chấm bằng que nhiều răng... 
 Chủ nhân đầu tiên của vùng đất Bình Thuận là các thị tộc thuộc nhóm 
ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo (Malayo – Polynoisan). Nhóm cư dân này ban đầu họ 
sống dọc theo ven biển miền Trung Việt Nam và cả Nam bộ. Họ thuộc nhóm 
chủng tộc Mônggôlôít phương Nam, với màu da vàng sậm đến nâu đen, đầu hơi 
to so với thân, tóc quăn hoặc lượn sóng, khuôn mặt vuông, mắt sâu nhiều nếp, 
lông mày rậm cong giao nhau, mũi to, môi dày... Tuy nhiên sự giao thoa với các 
tộc người thuộc nhóm Môn Khmèr (như Kơho, Châu ro,..) là rất sớm, góp phần 
hình thành xã hội cổ đại trên đất Bình Thuận. Đàn đá là minh chứng cho sự giao 
thoa ấy vì chủ nhân các bộ đàn đá được khẳng định là người Rắclây, một dân tộc 
thuộc nhóm Mã Lai - Đa Đảo cùng với người Chăm, và các bộ đàn đá cổ được 
tìm thấy nhiều nơi nhưng chất liệu “đá” để sản xuất ra “đàn đá” theo các nhà 
khoa học chỉ có ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 
 Bình Thuận một bên giáp biển, một bên là núi cao. Khi các thị tộc 
hợp thành các bộ lạc họ bắt đầu dựng nhà sàn để ở, hái lượm hoa quả, săn bắt 
6 
thú, đánh bắt cá ở sông suối và dọc ven bờ biển. Nam đóng khố, nữ quấn tấm dệt 
từ sợi cây rừng tự nhiên. Áo thì làm bằng hai mảnh vỏ cây. Lớp trẻ thì mặc chui 
đầu, người lớn thì xẻ thân trước làm hai vạt. Trang phục này được sử dụng khi 
các cư dân chưa biết trồng bông dệt vải. Thậm chí ở một số nơi, người Rắc Lây 
còn sử dụng cho đến cuối thời kỳ trung đại. 
Từ khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên. Cư dân cổ ở 
Bình Thuận đã bắt đầu biết sử dụng đồ sắt, hình thành nền văn hóa “nông nghiệp 
ven biển” (Ha – mu – Li Thít tên gọi gốc của địa danh Phan Thiết, theo tiếng 
Chăm có nghĩa là Ruộng biển). Đến đầu công nguyên các cư dân, nhóm ngôn 
ngữ Mã Lai- đa đảo ở miền Trung Việt Nam ngày nay đã hợp nhất thành hai bộ 
lạc lớn. Từ Bình Định trở ra hình thành Bộ Lạc Dừa, từ Phú Yên trở vào đến 
cuối Bình Thuận hình thành Bộ Lạc Cau. Xã hội bắt đầu phân chia giai cấp. 
Người đứng đầu bộ lạc được gọi là Kurung (tộc trưởng, vua). Mâu thuẫn xã hội 
chưa trở nên khốc liệt vì nền kinh tế chưa phát triển cao và Kurung thường là 
người đứng đầu dòng họ lớn chung huyết thống hoặc là người có uy tín được 
cộng đồng chấp nhận. Tuy nhiên vai trò của phụ nữ rất được coi trọng và chế độ 
mẫu hệ được duy trì. 
 Bình Thuận là một vùng đất đầy nắng và gió. Thiên nhiên có phần 
khắc nghiệt. Ven biển là những động cát dài mênh mông như sa mạc, cho nên để 
tồn tại con người luôn cầu mong mưa thuận gió hòa và sinh sôi nảy nở cho 
người, vật nuôi, cây trồng. Chính vì thế tín ngưỡng phồn thực thờ cúng Linga 
(dương vật), Yoni (âm vật) là một nghi lễ không thể thiếu, một nghi lễ phồn thực 
liên quan đến nông nghiệp. Cầu đảo là một cách để “nói chuyện” với các thần 
linh, nhất là những lời khấn cầu mưa, cầu nước trong các buổi lễ Rija Nưgar hay 
lễ Pơh Mbăng Yang (lễ đầu tiên trong năm). Tộc trưởng - vua ban đầu luôn là 
người đứng đầu và chủ trì các nghi lễ này (về sau có bộ phận tăng lữ phụ trách 
tôn giáo, thầy cúng hay bà bóng đảm nhận). 
 Đặc biệt là trong lễ Rija Nưgar hay Pơh Mbăng Yang đều gắn với 
nữ thần Pô Inư Nagar (Pô là ngài, bà. Inư là mẹ, Nagar là xứ sở, đất nước, đô 
thị). Pô Inư Nagar là nữ thần mẹ của Bộ Lạc Cau (sau này là tộc người Chăm). 
Cùng với tín ngưỡng đa thần vạn vật hữu linh - thờ cúng Giàng thì việc thờ cúng 
7 
Pô Inư Nagar đã có từ những ngày đầu sơ khai trên đất Bình Thuận và là một tín 
ngưỡng bản địa trước khi các tôn giáo du nhập vào. Hiện nay, đền thờ Pô Inư 
Nagar được đặt tại Lạc Trị (Xã Phú Lạc - Tuy Phong) và hệ thống tháp thờ vẫn 
còn khá nguyên vẹn tại Nha Trang. Văn bia cổ xưa nhất (thế kỷ VII) cho biết, 
sau cuộc tấn công bằng đường biển của người Mã Lai, nhà vua đã cho xây dựng 
ngôi đền (tháp) Pô Inư Nagar đã bị tàn phá và dựng lại tượng thờ khác. Một 
trong những người con của Pô Inư Nagar là nữ thần Pô Bia Tikuk được phân 
công bảo hộ vùng Phan Thiết và có tháp thờ tại Phố Hài (Phan Thiết) xây dựng 
từ thế kỷ VIII (nay thường được gọi là tháp Pô SanInư) vẫn luôn được nhân dân 
địa phương thờ cúng, nhất là trong dịp lễ Katê. 
Một đặc điểm rất quan trọng của các tộc người Mã Lai – Đa Đảo là 
hướng biển. Cho nên ngay từ xa xưa, tục lệ thờ cúng Cá Voi của cư dân cổ Bình 
Thuận rất được coi trọng và là một nghi lễ không thể thiếu ở những vùng biển. 
Cá Voi được xem là một vị thần bảo hộ của những người làm nghề chài lưới 
hoặc đi lại bằng đường biển. 
 2- Sự thành lập quốc gia cổ đại trên đất Bình Thuận : 
 Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta, mở đầu thời kỳ cai trị 
của các thế lực phong kiến Trung Quốc. Nhà Hán đặt nước ta là Giao Châu. 
Giao Châu có 4 quận: Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và địa bàn Bộ lạc Dừa sinh 
sống được đặt là quận Nhật Nam. Năm 190, tù trưởng Bộ Lạc Dừa là Khu Liên 
lãnh đạo nhân dân Nhật Nam bắt đầu từ huyện Tượng Lâm (huyện cuối cùng của 
quận Nhật Nam) nổi dậy chống Nhà Hán. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi Khu Liên 
lập vương quốc Lâm Ấp. 
Tuy nhiên, ngay từ thế kỷ thứ I trên địa bàn của Bộ lạc Cau đã 
thành lập một tiểu quốc riêng của mình mà sau này các sử gia gọi là Panduranga. 
Vị vua đầu tiên của quốc gia này có tôn hiệu là Xri Ma-ra. Kinh đô đóng tại Pan- 
rãn (Thành phố Phan Rang – tỉnh Ninh Thuận) là một vùng trung tâm của vương 
quốc. Bắc Pan-rãn là Kauthara (tỉnh Khánh Hòa), phía Nam của Pan-rãn là Parik 
(Phan Rí – tỉnh Bình Thuận) và Ha-mu-Li Thít (Thành phố Phan Thiết – tỉnh 
Bình Thuận). Thế kỷ IV tiểu vương quốc Panduranga sát nhập vào quốc gia Lâm 
Ấp, quyền lực cai trị thuộc về tay các quí tộc của Bộ lạc Dừa. Đến năm 758 nhân 
8 
lúc triều đình Lâm Ấp suy yếu, một quí tộc thuộc dòng dõi Bộ lạc Cau ở 
Panduranga lên làm vua (vua PRi THi InDraVan Man). Pan-rãn trở lại với vai 
trò là một kinh đô và tên nước được đặt là Hoàn Vương. 
Từ thế kỷ VI, Bộ lạc Dừa đã tự gọi mình là người Chăm, theo tên 
của một loài hoa - Hoa Chăm Pa (tức là Hoa Đại) và cũng là tên của một địa 
phương ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Cho đến năm 875 một gia tộc thuộc Bộ lạc 
Dừa ở Indrapura (tỉnh Quảng Nam) lên cai trị toàn bộ lãnh thổ của hai Bộ lạc 
Cau - Dừa, với vua đầu tiên là Indravarman II thì tên quốc gia chính thức được 
gọi là Chămpa (theo phiên âm Trung Quốc gọi là Chiêm Thành) và tên dân tộc 
cũng thống nhất gọi là dân tộc Chăm. 
 Như vậy, Bình Thuận là vùng đất cực Nam của Vương quốc Chămpa cổ đại. 
 II- BÌNH THUẬN THỜI TRUNG ĐẠI: 
1- Chính trị: 
Địa giới Bình Thuận thời trung đại gần như trùng với lãnh thổ của 
tiểu vương quốc Panduranga. Khi rộng nhất thì phía Bắc vươn ra tận tỉnh Khánh 
Hòa và phía Tây ôm luôn cả tỉnh Lâm Đồng ngày nay. Tuy nhiên trung tâm vẫn 
là vùng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết. Đô thị Phan Rang (nay thuộc tỉnh 
Ninh Thuận), có lúc là kinh đô của tiểu quốc Panduranga, có khi là kinh đô của 
cả một quốc gia như thời Hoàn Vương. Truyền thuyết Chăm vẫn nhắc đến một 
vị vua Chăm tài giỏi, anh minh và đặc biệt là rất quan tâm đến nông nghiệp, đó 
là vua PôKlongiarai trị vì Chămpa từ 1151-1205 (hiện có tháp thờ tại tỉnh Ninh 
Thuận). Cũng trùng với thời gian này, lịch sử lại nhắc đến một vị vua khác là 
Suryavarmadeva đã lập chính quyền riêng tại Panduranga, đối lập với chính 
quyền trung ương Chăm Pa ở Vijaya (Trà Bàn - Quy Nhơn). Các văn bia tìm 
thấy cũng nói đến các cuộc chiến tranh với vương quốc Chân Lạp. Như vậy Bình 
Thuận, đầu thời Trung đại trở thành nơi giáp ranh và tranh chấp giữa hai vương 
quốc Chăm Pa và Chân Lạp. Phụ thuộc vào sự hòa hiếu hay đối đầu của hai 
quốc gia này mà Bình Thuận có ít hay nhiều các cuộc chiến tranh. 
 Trên đất Bình Thuận thế kỷ XV, cũng nhắc đến một vị vua cuối 
cùng trước khi vương quốc Chăm Pa hoàn toàn tan rã đó là Pô Tầm (tức Pô 
Dam, Trà Duyệt, còn gọi là Pô Ka Thít) trị vì từ 1458-1460, là con của vua 
9 
Parachanh và là em của công chúa PôsahInư (người được phối thờ trong cụm 
tháp Chăm trên Lầu Ông Hoàng – Phan Thiết). Ông được Vua Khải Định phong 
sắc 2 lần (năm 1917 và năm 1924). Trong những năm trị vì, ông đã hướng dẫn 
cho dân khai khẩn đất đai, ruộng rẫy và thiết kế các hệ thống thủy lợi, các tuyến 
kênh mương “dẫn thủy nhập điền” giúp cho người Chăm có nước sinh hoạt và 
sản xuất các loại cây trồng. Hiện ông được con cháu thờ chính tại làng Lạc Trị 
(Tuy Phong). Năm 1470 vua Lê cho quân đánh đến kinh thành Vijaya (Trà bàn - 
Quy Nhơn), Chăm pa suy yếu và lần lượt sát nhập vào Đại Việt. Một lần nữa, 
quí tộc Chăm lại dời đô về Phan Rang, phải chịu sắc phong “phiên vương” của 
các vua Lê. Năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào Huế thiết lập chính quyền riêng ở 
Đàng Trong, thì quí tộc Chăm tiếp tục nhận sắc phong vương của các chúa 
Nguyễn. Các chúa Nguyễn cũng trao quyền tự trị khá cao cho vùng đất Cực 
Nam Trung bộ này. 
 Các vua Chăm thời Phiên Vương, có tất cả 21 vị. Nhìn chung thì 
vua nào cũng được xây tháp hoặc đền thờ nhưng không phải vị nào cũng xuất 
thân từ lớp quí tộc. Hiện nay chỉ còn duy nhất một ngôi tháp của vua PôRôMê trị 
vì từ 1627-1651. Tương truyền mẹ của PôRôMê gần gũi với một chàng trai 
người Rắc lây và sinh PôRôMê tại Plây ó (làng Hòa Thuận - Chợ Lầu - Bắc 
Bình ngày nay). Lớn lên mặc cảm do không có cha nên ông bỏ làng ra vùng 
Phan Rang (kinh thành của Phiên Vương) sinh sống và chăn nuôi gia súc cho 
nhà vua, được vua gả con gái cho vì có tài bắn cung rất giỏi. Sau khi nhà vua 
(PôKlong Mơh Nai) qua đời đã truyền ngôi cho con rể. PôRôMê lên ngôi trở 
thành một vị vua rất được lòng dân do ông ngăn sông đắp đập, dẫn nước làm 
thủy lợi tưới cho cả một vùng đất rộng lớn của tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận 
ngày nay. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công chúa Ngọc Hoa cho PôRôMê 
(tiếng Chăm gọi là Bia Ut – hoàng hậu xứ Bắc). Các đền thờ Phiên Vương khác 
do thời gian hủy hoại nên hiện nay chỉ còn đền thờ vua Pô Nít (1603-1613) và 
vua PôKlong Mơh Nai (1622-1627) ở huyện Bắc Bình là vẫn còn được Hoàng 
tộc Chăm thờ cúng. 
Từ năm 1693 vua Chăm Pô Thớt (Bà Tranh) khởi binh chống lại 
chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai tướng vào bắt Pô Thớt đem về an trí tại Huế. 
10 
Đồng thời lập vùng đất cuối cùng của vương quốc Chăm pa này thành Thuận 
Thành Trấn và cử quan lại vào cai trị (Tổng trấn đầu tiên là Nguyễn Hữu Cảnh). 
Tuy nhiên chúa Nguyễn vẫn chọn một người trong hoàng tộc Chăm phong làm 
Thuận Thành Vương. Các Thuận Thành Vương chỉ “trị vì” còn chính quyền thì 
nằm trong tay các quan lại do chúa Nguyễn cử đến. Kinh đô cuối cùng của các 
vua Chăm - Thuận Thành Vương là Phan Rí. 
Năm 1771 phong trào Tây Sơn bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa này đã lật 
đổ các chúa Nguyễn - cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy trốn vào Nam 
Bộ. Năm 1778 Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định, Biên Hòa và Bình Thuận. 
Năm 1781 quân Nguyễn Ánh lại tấn công quân Tây Sơn ở Thành Diên Khánh 
(Khánh Hòa) nhưng không thắng. Đến năm 1790 quân của Nguyễn Ánh chỉ 
chiếm giữ được thành Phan Rí. Năm 1795 quân Tây Sơn chiếm lại được Phan 
Rí và đưa quân đánh thẳng vào Phan Thiết (khu vực Phố Hài), quân Nguyễn 
thua lui về giữ Bà Rịa. Sau trận đánh lớn này trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhà 
Tây Sơn suy yếu khủng hoảng. Nguyễn Ánh đưa quân lần lượt chiếm lại các 
vùng đất của Tây Sơn. Như vậy, một lần nữa Bình Thuận là chiến trường, hay 
nói cách khác là nơi tranh chấp giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh 
suốt 20 năm (từ 1778 đến 1798) do vị trí giáp ranh cuối Miền Trung đầu Miền 
Nam của mình. 
Vị vua Chăm cuối cùng (tức là Thuận Thành Vương cuối cùng) 
được lịch sử ghi nhận là phiên vương Pô Chơn Chanh (1799-1822). Sau 1822 
Vương phủ của Hoàng tộc dời về vị trí hiện nay (làng Tịnh Mỹ - Xã Phan Thanh 
- Bắc Bình). Các thành viên trực hệ truyền nối theo dòng Mẹ của Hoàng tộc 
Chăm, có người được các vua Nhà Nguyễn ban “quốc tính” (Họ Nguyễn) và sắc 
phong tước hiệu Hoàng tử, Công chúa suốt đời. (Công chúa cuối cùng là Bà 
Nguyễn Thị Thềm mất năm 1995 và Hoàng tử cuối cùng là ông Dụng Gạch mất 
năm 2002). 
2/ Kinh tế và đời sống văn hóa vật chất: 
Bình Thuận, đồng bằng nhỏ hẹp. Từng động cát dài chạy dọc ven 
theo biển. Khí hậu khô nóng nên việc trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu chỉ thuận 
lợi nơi ven các con sông, suối. Ngay từ đầu công nguyên, đốt rừng làm rẫy, chăn 
11 
nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn hái lượm, đánh cá là hoạt động thường xuyên. 
Rẫy được phát bằng chà gạc, rựa hoặc rìu khi công cụ bằng sắt được sử dụng 
nhiều. Cư dân còn sử dụng một đoạn gỗ ngắn, nhọn đầu để trỉa giống, làm cỏ rẫy 
và thu hoạch lúa bằng tay. Những nơi ven sông có truyền thống nông nghiệp 
ruộng nước, đắp đập ngăn sông làm thủy lợi, trồng cây ăn quả. Trong số các 
nghi lễ của người K’Ho, những lễ nghi liên quan đến từng công việc làm rẫy, 
làm ruộng như gieo lúa, khi trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho là những nghi 
lễ quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên. 
Bảo đảm lương thực, bữa ăn hàng ngày trở thành nhu cầu chủ yếu 
của nền kinh tế, thành mối quan tâm lớn của hầu hết dân cư và các vương triều. 
Nền kinh tế, mang tính tự cấp, tự túc gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế các 
nước. Không phải đương nhiên mà người Chăm rất tôn thờ hai vị vua có công 
lớn trong việc phát triển nông nghiệp ở Bình Thuận thời trung đại là vua Pô 
Klong Giarai và vua PôRômê. Khi chính quyền của các chúa Nguyễn, vua 
Nguyễn được thiết lập thì nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp cũng 
được đưa ra nhất là công tác thủy lợi như “Đại Nam nhất thống chí” có ghi “Đập 
Đồng Mới ở thôn Mã Lăng (Thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình) do người Chăm 
xây, đến năm Tự Đức thứ 19 thì sửa lại do sụp lở”. 
Theo các bia ký được tìm thấy, cho biết ruộng đất nằm trong tay 
vua quan quí tộc và tăng lữ phụ trách các đền thờ chủ yếu sử dụng sức lao động 
của nô lệ là không lớn. Mà hầu hết ruộng đất đều do người nông dân giữ. Điều 
đáng chú ý nhất có lẽ ruộng đất đó vẫn được coi là ruộng đất chung của cả cộng 
đồng. Làng trở thành đơn vị kinh tế, tuy ruộng đất đã giao cho từng gia đình 
nông dân canh tác. Việc vua cấp lương cho binh lính bằng thóc gạo và việc dựng 
đền tháp thờ bao giờ cũng đi liền với yêu cầu cúng tặng ruộng đất, cũng nói lên 
địa vị đặc biệt của nông nghiệp trong đời sống kinh tế. 
Cau và Dừa được trồng nhiều. Cau vốn là thứ được dùng thường 
xuyên trong giao tế. Tục nhuộm răng đen phổ biến của người Chăm trước đây 
cũng gắn liền với việc ăn trầu. Việc dâng trầu cau còn trở thành một nghi thức 
tôn kính đối với nhà vua, nên mỗi lần vua ngự triều, thường có thị nữ dâng cau. 
Có một loài cây thậm chí còn nhiều hơn cả Cau và Dừa đó là cây xương rồng. 
12 
Sự phát triển của cây xương rồng không phải do được trồng nhiều mà do sự lan 
ra rất nhanh của chúng ở những động cát ven biển. Có một số giả thuyết cho 
rằng nhựa của cây xương rồng được sử dụng trong việc xây dựng, tạo sự bền 
vững cho các tháp Chăm. Những nơi sát núi, các cư dân còn lên rừng lấy gỗ. Nỗi 
tiếng là gỗ trầm, “gỗ trầm hương đốt lấy mùi thơm, rất được ưa chuộng trong 
dân gian và là một thứ nhu cầu thường xuyên của quan lại và triều đình”. Gỗ 
trầm thành thứ sản vật quí và người ta phải mua gỗ trầm bằng lượng vàng nặng 
tương đương. 
Trồng trọt và chăn nuôi là một tập quán lâu đời của các dân cư trên 
đất Bình Thuận và ngày càng phát triển theo sự phát triển của xã hội. Trồng đay, 
trồng bông lấy sợi để dệt vải từ lâu đã phát triển rộng khắp ven đôi bờ Sông Lũy 
(Bắc Bình). Chăn nuôi theo đàn là chủ yếu, để lấy thịt, lấy sữa. Dê là loài vật 
nuôi được ưa chuộng hơn cả và thường được dùng giết thịt trong các buổi tế lễ. 
Trâu, Bò nuôi để cày ruộng hoặc kéo xe. 
Người Chăm xưa đã biết dùng lịch, tiếp thu từ lịch Ấn Độ để tính 
vụ mùa và ghi các sự kiện quan trọng. Tuy nhiên đối với một vùng đất khô nóng 
như Bình Thuận thì việc có nước là quan trọng hàng đầu để phát triển nông 
nghiệp. Nghi lễ cầu mưa được tiến hành từ rất sớm (lễ Nija Nưgar). Chính cái 
nhu cầu khát khao về nước, về mưa đã thúc đẩy người Chăm đi tìm mạch nước, 
nguồn nước và nảy sinh ra kỹ thuật lấy nước, giữ nước như đào giếng, đắp đập 
ngăn sông cũng như cách tiết kiệm nước để tưới cho những cách đồng. Giếng thì 
có giếng đực, giếng cái. Giếng đực chỉ sử dụng lấy nước để cúng thần trong các 
dịp cúng lễ. Dân làng không được sử dụng vì sợ ô uế nguồn nước. Giếng cái 
dùng để sinh hoạt hàng ngày. Nhiều tư liệu của BaTư, Ả Rập từ thế kỷ thứ VII 
đến thế kỷ XIV cho biết người Chăm đào giếng rất trong, ngọt và không bao giờ 
cạn nước - Ở dưới chân cồn cát ven biển để “xuất khẩu nước lã cho các thương 
thuyền quốc tế đi vào biển Chăm pa” lúc bấy giờ. Hiện nay còn di tích giếng cổ 
ở làng Tăng Phú (Phan Rí). 
Do kinh tế nông nghiệp gắn liền với biển là chủ đạo trong nền kinh 
tế Bình Thuận thời trung đại nên các món ăn cũng chủ yếu là những sản phẩm 
trồng được, nuôi được, đánh bắt được... qua những ngày lao động. Gạo tẻ được 
13 
ưa chuộng hơn gạo nếp. Lúa mẹ trồng trên rẫy, hạt to, năng suất thấp thường 
dùng để ủ với loại lá rừng tự nhiên thành rượu cần. Đây là một thức uống không 
thể thiếu trong các lễ hội. Bánh làm bằng nếp (bánh tét) hay làm bằng trứng gà 
(bánh gừng) thường chỉ được làm khi lễ tết, cúng thờ. Người Chăm Bà la môn 
kiêng ăn thịt bò, Người Chăm BàNi kiêng ăn thịt heo. Con dông (một loài vật bò 
sát sống ở các động cát) trở thành món ăn ngon dân dã phổ biến trong mọi tầng 
lớp. Thịt dông nấu canh chua với lá me trở thành đặc sản của Bình Thuận. Ngoài 
thịt dông, bánh căn, bánh xèo cũng được xem là món ăn có nhiều nét riêng 
không có ở nơi nào. Con ruốc bắt được ở ven biển làm thành mắm để ăn với 
bánh tráng nướng cũng được quen dùng. Người Chăm xưa kia đã biết dẫn nước 
biển vào ruộng để làm muối và dùng cá tươi làm nước mắm để sử dụng trong 
các bữa ăn hoặc trao đổi buôn bán, kể cả với các nước trong khu vực. Cá ăn 
không hết có thể phơi khô để ăn dần. Kỹ thuật làm nước mắm, làm bánh cốm 
được phát triển mạnh khi những làng chài của người Kinh hình thành. Nước 
mắm ngon nhất là làm từ cá cơm hay cá nục... chứa trong các “tỉn” bằng gốm để 
lâu ngày hương vị vẫn thơm đậm đà. Khi ăn không cần cho thêm bất kỳ một loại 
gia vị nào và là thứ nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Bình 
Thuận nói riêng và cư dân trong khu vực. 
Thuở ban đầu đời sống vật chất của cư dân cổ ở Bình Thuận rất 
giản dị. Nhà ở đều là nhà sàn, cửa quay về hướng đông, chất liệu thì bằng gỗ, 
tre, lá (lá buông, lá dừa). Sau này bộ phận ở đồng bằng chuyển sang ở nhà đất 
cốt tre, lợp tranh hoặc lá dừa, dùng gỗ làm hàng rào. Người Chăm xây nhà theo 
một trật tự: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của con gái đã 
lấy chồng, nhà bếp, kho lúa, buồng tân hôn và chỗ ở của vợ chồng cô gái út. Khi 
người Kinh vào định cư thành những xóm chài thì những sản vật từ biển cũng 
được dùng để làm nhà. Vỏ sò nung thành vôi, trộn với cát, mật mía và san hô có 
thể thành những bức tường vững chắc. Sau này kỹ thuật đóng gạch phát triển 
nhà được xây bằng gạch, các đình chùa cũng vậy. Lá dừa và tranh cũng được 
người Kinh dùng để lợp nhà, tùy những công trình có thể dùng ngói để lợp. 
 Cách ăn mặc cũng đơn giản. Người Kinh, người Hoa thì mặc những 
kiểu trang phục đem từ quê cũ vào, theo thời gian cũng được cải tiến pha trộn 
14 
cho phù hợp hơn. Người Rắc lây, Churu, K’ho, Chơro nam đóng khố, nữ quấn 
tấm dệt được trao đổi từ những sản phẩm thủ công của người Chăm và sau này 
là người Kinh. Còn người Chăm, đàn ông quấn xàrông, mặc áo cánh ngắn cài 
khuy phía trước, áo xẻ ngực, phụ nữ quấn váy tấm và mặc áo dài chui đầu. Màu 
trắng là màu chủ đạo, trang phục Chăm tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn 
Độ, nhất là khi tách ra khỏi cộng đồng Rắc lây, Churu thì việc đóng khố và ở 
nhà sàn đã thay đổi. Tuy nhiên vua quan quí tộc và tăng lữ thì trang phục có 
phần cầu kỳ hơn bởi những tua viền ở khăn đội đầu và tấm quấn xàrông. Đôi khi 
họ sử dụng những loại vải gấm, mịn, đẹp trao đổi được từ các thuyền buôn nước 
ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ). 
 Trong các cộng đồng dân cư ở Bình Thuận thì người Chăm có nghề 
dệt từ rất lâu đời. Cây đay và cây bông vải được trồng để dệt một loại vải trắng 
rất đẹp gọi là “cát bối”. Vải trắng Chăm là một đặc sản đẹp và quí thường để làm 
cống phẩm cho các vua chúa Việt Nam và Trung Quốc. Từ vải trắng có thể 
nhuộm với nhiều loại cây rừng khác nhau để có nhiều màu sắc. Di chỉ khảo cổ 
Phú Trường cho thấy rõ việc xe sợi, dệt vải trắng, nhuộm và dệt nhiều màu đã 
phổ biến và có kỹ thuật tinh xảo, trở thành một bước tiến đáng kể của nghề thủ 
công cổ truyền này trên đất Bình Thuận. Các làng dệt hiện nay đang được khôi 
phục lại ở xã Phan Hòa, xã Phan Thanh – huyện Bắc Bình. 
 Ngoài dệt, thì làm gốm cũng là một nghề thủ công khá phát triển. 
Ban đầu làm gốm chỉ để đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu và đơn giản nhất 
như làm nồi, bát, đĩa, lu đựng nước,... mà hiện nay ta vẫn thấy. Sau đó việc trao 
đổi khá thuận tiện nên những đồ gốm từ miền Bắc Việt Nam, từ Trung Quốc 
được du nhập vào Bình Thuận. Các quí tộc, tăng lữ dùng sản vật quí của địa 
phương như trầm hương, ngà voi đổi lấy và sử dụng khá phổ biến trong cung 
đình. Di chỉ khảo cổ ở làng Phú Trường (thị trấn Phú Long) đã giúp chúng ta 
hình dung ra một làng chuyên sản xuất gốm thời trung đại. Làng Trì Đức (xã 
Phan Hiệp - Bắc Bình) cũng là một làng gốm hình thành rất sớm và tồn tại cho 
đến ngày nay. 
 Từ khi hình thành vương quốc, một số ngành thủ công đã được đặc 
biệt phát triển. Trước hết là nghề chế tạo đồ đựng, đồ trang sức và vũ khí bằng 
15 
kim loại. Sau những vũ khí là công cụ bằng đồng, bằng sắt cũng được sản xuất 
với số lượng lớn. Nhiều bia ký cổ cho thấy việc lập các đền tháp mới bao giờ 
cũng được vua hoặc quí tộc cúng tặng nhiều đồ thờ bằng vàng, bạc, gồm có 
bình, bát, đĩa và một số đồ đựng khác. Khi trùng tu lại tháp PôSanInư trên Lầu 
Ông Hoàng, các nhà chuyên môn còn tìm thấy những nải chuối, quả cau, lá trầu 
bằng vàng bạc. Hiện nay Hoàng tộc Chăm còn lưu giữ được một số vật dụng 
trong triều chính, như vương miện bằng vàng của vua và hoàng hậu, chạm trổ 
điêu khắc tinh vi và công phu. Khác với vua Trung Quốc và vua Việt biểu tượng 
là rồng. Còn ở đây trên vương miện là 2 con MaKaRa quấn quýt thể hiện uy 
quyền của nhà vua. Ngoài ra, Hoàng tộc Chăm còn lưu giữ được một bộ đao 
kiếm và nhiều đồ trang sức có hình dạng và trang trí rất đẹp, khác lạ của vua, 
hoàng hậu, hoàng tử và công chúa. 
Đan lát cũng là một nghề khá phát triển, các tộc người đều biết sử 
dụng những cây, lá kiếm từ rừng để đan thành những vật dụng trong gia đình 
như gùi, thúng, giỏ đựng đồ cúng lễ, trống và một số dụng cụ khác. Do ngư 
nghiệp cũng là một nghề quan trọng nên không thể thiếu nghề đóng thuyền. Ban 
đầu là những chiếc thuyền đan từ tre, trét dầu rái để khỏi thấm nước. Sau đó, do 
nhu cầu đánh bắt xa khơi và trao đổi buôn bán với các nước lân cận nên những 
chiếc thuyền lớn được ra đời. Người Chăm thời trung đại từng có những đội 
thuyền chiến và thương thuyền nổi tiếng trong lịch sử. Cửa biển Phan Rí (Sông 
Lũy) và cửa biển Phố Hài (tiếng Chăm là Pajai) ở Phan Thiết từng là những hải 
cảng quan trọng của Bình Thuận thời trung đại. Tuy nhiên trong chiến trận thì 
voi và ngựa được sử dụng nhiều, và chúng cũng là phương tiện vận chuyển chủ 
yếu thời bấy giờ. Người Rắc lây, K’ho, Churu, Chơro dùng gùi sử dụng phổ 
biến. Người Chăm, người Kinh thường sử dụng các xe thô sơ dựa vào sức kéo 
của trâu, bò. 
Câu ca dao xưa “Cơm Nông Nại, cá Rí Rang” hay “Con trai Lại Yên, 
cưới vợ bằng một thiên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_khai_quat_lich_su_van_hoa_binh_thuan_c.pdf