Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả

I. VÌ SAO PHẢI HỌC MÔN NGỮ VĂN VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC ?

1. Sự cần thiết phải học môn Ngữ văn

 Ngữ văn là một trong những môn học chiếm thời lượng tiết học nhiều nhất trong chương trình giáo dục THPT hiện nay. Đây là môn học được tích hợp từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Bởi có sự tích hợp ấy nên môn Ngữ văn vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đồng thời là môn học công cụ hướng tới mục tiêu chung là hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực như: đọc, viết, nói và nghe; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết và trình bày vấn đề, năng lực tư duy và sáng tạo; bồi dưỡng nhận thức và tâm hồn, có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc Học tốt môn Ngữ văn sẽ là cơ sở để giúp học sinh học tốt tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

 

doc 12 trang yunqn234 6321
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ
I. VÌ SAO PHẢI HỌC MÔN NGỮ VĂN VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC ?
1. Sự cần thiết phải học môn Ngữ văn 
	 Ngữ văn là một trong những môn học chiếm thời lượng tiết học nhiều nhất trong chương trình giáo dục THPT hiện nay. Đây là môn học được tích hợp từ ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. Bởi có sự tích hợp ấy nên môn Ngữ văn vừa có tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đồng thời là môn học công cụ hướng tới mục tiêu chung là hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực như: đọc, viết, nói và nghe; năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết và trình bày vấn đề, năng lực tư duy và sáng tạo; bồi dưỡng nhận thức và tâm hồn, có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc Học tốt môn Ngữ văn sẽ là cơ sở để giúp học sinh học tốt tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
2. Vai trò của việc đọc hiểu văn bản văn học
Trong chương trình THPT, Ngữ văn là bộ môn liên quan trực tiếp đến hoạt động đọc hiểu văn bản văn học của học sinh. Tất nhiên môn Ngữ văn không chỉ có đọc văn, ngoài ra còn làm văn, tiếng Việt và các kiến thức bổ trợ khác nhưng đọc văn vẫn là khâu quan trọng nhất, gắn liền với việc bồi dưỡng năng lực đọc văn, thẩm văn, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cao đẹp. Bởi “văn học là nhân học”, “văn học còn giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (M.Gorki). Đọc – hiểu văn bản văn học thực chất là hoạt động giao tiếp với thế giới văn chương, đồng thời còn là hoạt động mang tính thưởng thức cái hay, cái đẹp mà loài người đã kết tinh trong các văn bản nghệ thuật. Đọc – hiểu văn bản văn học không chỉ góp phần giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình, mà còn có tác động đến quá trình hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phầm chất đáng quý và làm đời sống tinh thần của mỗi người rộng mở, phong phú hơn. Cho nên, đọc là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn chương. Muốn học tốt văn học phải bắt đầu từ việc học đọc văn. Việc đọc để hiểu văn bản văn học là nấc thang thứ nhất mà học sinh phải bước qua trên con đường dài học văn. 
 Mục đích đọc – hiểu văn bản văn học:
- Nắm bắt được nội dung thông tin, tư tưởng, tình cảm mà người viết gửi gắm ở trong văn bản.
- Thấy được đặc trưng thể loại, đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm,...
- Nhằm giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước, bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản đó.
Muốn tiếp nhận đúng các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản văn học thì người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu: từ hiểu ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật đến hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong văn bản, hình thành thái độ, sự đánh giá đối với văn bản, biết thưởng thức các giá trị của văn bản.
Muốn hình thành kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học, người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, mà còn phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học. Năng khiếu bẩm sinh tuy là cần thiết và đáng quý, song có học cách đọc hiểu văn bản văn học thì năng khiếu ấy mới phát huy tác dụng đầy đủ.
Đọc – hiểu là năng lực mang tính cá thể, bên cạnh sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh thì cơ sở chủ yếu vẫn là sự nỗ lực, ý thức luyện rèn của mỗi người. Tự chiếm lĩnh văn bản với sự hướng dẫn, tổ chức của thầy cô giáo là hoạt động quan trọng và cần thiết, để từ đó học sinh có nền tảng kỹ năng để tự đọc – hiểu các tác phẩm văn chương phong phú của thời đại, bởi nếu không tự đọc mà để người khác đọc hộ, giảng giải cho thì sẽ không bao giờ biết tự khám phá và cảm nhận được tác phẩm.
	Tuy nhiên, thực tế dạy và học môn Ngữ văn (trong đó có việc dạy và học văn bản văn học) ở nhà trường hiện nay vẫn còn một số vấn đề:
+ Về phía người dạy: Nhiều tiết học, thầy cô chưa có sự đầu tư, chỉ dựa trên những thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài dạy còn hời hợt, cứng nhắc, rập khuôn, thiếu logic. Đa phần các giờ đọc văn, thầy cô chỉ quen sử dụng phương pháp truyền thống như: thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép, thỉnh thoảng có một vài câu hỏi dành cho học sinh nhưng cũng chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh, khẳng định điều thầy cô hiểu để áp đặt học sinh hiểu theo; giờ học thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Khi kiểm tra đánh giá học sinh cũng chủ yếu thiên về kiến thức, ít chú trọng đến kỹ năng. Cách dạy và kiểm tra đánh giá này khiến học sinh không phát huy được năng lực chủ động, tích cực tư duy và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết và trình bày vấn đề, 
+ Về phía người học: đa học sinh học môn Ngữ văn theo kiểu đối phó, học để “trả bài” cho thầy cô; học để vượt qua các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, Cũng bởi từ cách dạy thiếu đổi mới và sáng tạo của giáo viên nên nhiều học sinh không hứng thú, không đam mê học văn. Nhiều học sinh lười học lại càng không có nhu cầu tự học, tự đọc, tự nghiên cứu tìm hiểu và vì thế năng lực đọc - hiểu, tư duy, sáng tạo hạn chế.
Bởi những lẽ trên, cần phải thay đổi cách dạy và cách học môn Ngữ văn để có thể thực sự phát huy hết vai trò, giá trị của môn học này.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ
	Có nhiều biện pháp để giúp học sinh đọc hiểu văn bản văn học song tùy vào đối tượng học sinh từng cấp, lớp và thể loại văn học mà vận dụng kết hợp các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh như: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề, đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, hướng dẫn ghi chép, phiếu học tập, nhật ký đọc sách, tổ chức thảo luận nhóm, chuyển thể tác phẩm văn học, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm tình huống... 
Do dung lượng và thời gian của báo cáo này, tôi xin được trình bày một số biện pháp cụ thể đã áp dụng trong những giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học tại các lớp được nhà trường phân công giảng dạy.
1. Khuyến khích học sinh tự đọc và tự học 
Để cảm và hiểu tác phẩm thì đòi hỏi học sinh cần phải đọc, thậm chí phải đọc kĩ, đọc sáng tạo. Vì thế đọc mới là hoạt động quan trọng của giờ học văn. Tuy nhiên thời lượng cho mỗi tiết học không thể tăng lên, trong khi dung lượng kiến thức mà học sinh cần phải lĩnh hội (chủ yếu là tự lĩnh hội) lại không thể giảm. Trong khi đó thời gian vài tiết trên lớp để đọc hiểu một tác phẩm với cả người dạy và người học là không đơn giản. Bởi vậy giáo viên phải khuyến khích học sinh tự đọc và tự học ở nhà trên cơ sở định hướng của giáo viên. Theo cách này, giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển được năng lực tự đọc, tự học và tư duy, sáng tạo.
Sau mỗi tiết học luôn có thời gian dành cho giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học/ tiết học tiếp theo. Đối với bài đọc hiểu văn bản (đọc văn), giáo viên cần chuẩn bị sẵn phiếu gợi dẫn cách tự đọc, tự học bài mới ở nhà để giúp học sinh trên cơ sở đó đọc và nghiên cứu tìm hiểu trước bài học, sẵn sàng tâm thế cho tiết học trên lớp. Trong phiếu, giáo viên lưu ý học sinh nguồn tư liệu tự đọc và tự học đầu tiên phải là sách giáo khoa, sau đó là các sách tham khảo có liên quan và nguồn tài liệu trên mạng internet đáng tin cậy.
Đối với sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kỹ phần tiểu dẫn để nắm được những kiến thức giới thiệu về tác giả, về văn bản tác phẩm. Tiếp đến, đọc kỹ văn bản tác phẩm để nắm được vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng thể loại của văn bản tác phẩm đó và nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
- Nếu là văn bản văn xuôi tự sự cần đọc kỹ để tóm lược được cốt truyện, sự việc, tình tiết, nhân vật, kết cấu, tư tưởng, chủ đề của văn bản, 
- Nếu là văn bản thơ cần đọc diễn cảm, đọc sáng tạo để bước đầu cảm nhận được nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật, bút pháp, được tác giả sử dụng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm, cảm xúc ra sao. 
- Nếu là văn bản kịch, cần đọc kỹ để nắm được ngôn ngữ, xung đột kịch. Ngôn ngữ kịch biểu đạt hành động thực tế và hành động nội tâm của nhân vật. Ngôn ngữ thúc đẩy hành động, khắc sâu mâu thuẫn và xung đột giữa các nhân vật. Ngôn ngữ kịch có những đặc trưng riêng nên cần phải chú ý phân tích.
Ngoài sách giáo khoa, giáo viên khuyến khích học sinh nên tìm các tài liệu liên quan để đọc và tham khảo, mở rộng, củng cố cho kiến thức bản thân đã tiếp nhận trên cơ sở đọc sách giáo khoa.
Cùng với việc lưu ý cách đọc, giáo viên cũng lưu ý học sinh cách ghi chép lại những kiến thức đã lĩnh hội sau khi đọc và nghiên cứu vào vở soạn bài theo một hệ thống có trật tự, rõ ràng và khoa học.
Muốn biết học sinh có tự đọc, tự học một cách nghiêm túc, tích cực và sáng tạo hay không, giáo viên bằng cách thông qua việc kiểm tra học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra cách các em ghi chép, trình bày kiến thức đã đọc, học vào vở soạn; đồng thời qua việc hướng dẫn đọc hiểu văn bản trên lớp, giáo viên phát vấn (với hệ thống câu hỏi tái hiện kiến thức, nêu vấn đề, gợi mở hoặc chọn đáp án) để học sinh phát biểu xây dựng bài; qua thái độ hợp tác, trao đổi thảo luận và trình bày vấn đề trước tập thể, Và việc học sinh tích cực hay không tích cực trong quá trình học tập sẽ chứng minh ý thức tự đọc, tự học của học sinh ở mức độ nào. Giáo viên cũng nên có những cách động viên, khen ngợi và đánh giá bằng điểm số để học sinh luôn có ý thức và động lực tự đọc, tự học tích cực, hiệu quả hơn mỗi ngày.
2. Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm
	Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm (hay hợp tác) với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực, góp phần thúc đẩy nhu cầu tự đọc, tự học của học sinh; đồng thời rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp cho các em.
 	Dạy học theo nhóm là cách thức học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 8 người; tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung) trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Có thể nói phương pháp làm việc nhóm được sử dụng một cách hiệu quả sẽ giúp cho mọi học sinh được tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập; tạo cơ hội cho các em được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn, được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới và học hỏi lẫn nhau, vì thế kiến thức sẽ trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra. Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh (đặc biệt là những em nhút nhát) trở nên bạo dạn hơn, dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
Vậy làm thế nào để hướng dẫn học sinh làm việc nhóm trong đọc hiểu văn bản văn học một cách hiệu quả? 
Tiết đọc hiểu văn bản văn học không phải lúc nào cũng cần tổ chức hoạt động nhóm mà cần phải kết hợp đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học. Đây là yêu cầu đối với giáo viên khi đứng trên bục giảng và giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm khi những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả hơn hoạt động động cá nhân. Chẳng hạn như:
+ Cần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu sâu về mặt nội dung, nghệ thuật của văn bản/ đoạn văn bản hay luyện tập củng cố cho bài học.
+ Chuyển thể tác phẩm văn học thành những hình thức nghệ thuật khác như vẽ tranh, nhập vai vào nhân vật văn học, diễn kịch, làm phim, 
	Để tiến hành thảo luận nhóm, cần chú ý các bước sau:
- Chuẩn bị (giao nhiệm vụ)
+ Chuẩn bị là việc xác định nội dung thảo luận, câu hỏi/ nhiệm vụ học tập; yêu cầu hình thức trình bày, thời gian thảo luận. Đây được coi là khâu chuẩn bị các điều kiện để nhóm tiến hành hoạt động. Giáo viên sẽ thông qua mục tiêu hoạt động: hoạt động nhóm nhằm giải quyết vấn đề gì? Hoạt động nhóm như thế nào? Chia lớp làm mấy nhóm, dựa vào tiêu chí nào để chia nhóm, mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh? 
+ Nội dung thảo luận nhóm thường là những câu hỏi/bài tập gắn với những tình huống có vấn đề trong dạy học. Để giải quyết, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều thành viên. Các câu hỏi/nhiệm vụ học tập trong thảo luận nhóm không được quá dễ, phải là câu hỏi/nhiệm vụ đòi hỏi phải tư duy và có ít nhất một phương án giải quyết. Phương tiện hỗ trợ thảo luận nhóm là phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu, bảng phụ, máy tính, máy chiếu, tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân công vị trí của các thành viên (nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo, ). Quá trình thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng; thời gian làm tập phải phù hợp với khả năng làm việc của học sinh và yêu cầu của bài tập.
+ Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Nếu một trong số các nhóm đã hoàn thành trước, có thể đề nghị thành viên trong nhóm hỗ trợ các nhóm khác hoặc giao thêm nhiệm vụ cho nhóm.
- Trình bày kết quả
+ Khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên hoặc một học sinh được giao nhiệm vụ tổ chức, thảo luận, chỉ định các nhóm báo cáo kết quả. 
 Cần lưu ý, có thể yêu cầu bất cứ cá nhân nào trong một nhóm trình bày hoặc để nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận nhưng đó phải là kết quả chung của cả nhóm. 
+ Tiếp đó giáo viên dành một khoảng thời gian nhất định để cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện. Thông qua đó góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng phản biện và tư duy phản biện.
- Chốt kiến thức
+ Sau khi các nhóm đã trình bày xong kết quả, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức và mở ra những luồng suy nghĩ tiếp theo đối với học sinh. 
+ Trong trường hợp, với những câu hỏi/nhiệm vụ học tập mang tính mở, các ý kiến có thể không giống nhau. Khi ấy, vai trò giáo viên là định hướng cho học sinh suy nghĩ và nhìn nhận đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ. Thậm chí, có thể hướng dẫn, đề nghị học sinh thử suy nghĩ và lập luận về vấn đề từ quan điểm đối lập với mình. Trên cơ sở đó, giáo viên gợi mở cho học sinh những ý tưởng mới trong việc tiếp nhận kiến thức.
 - Đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm
Để tiến hành đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm sao cho đảm bảo công bằng giữa các nhóm và công bằng giữa các thành viên trong nhóm, giáo viên phải đưa ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng (thông qua phiếu có mẫu sẵn, được công khai trên màn chiếu). Khi có các tiêu chí đánh giá, các thành viên trong mỗi nhóm và các nhóm sẽ trên cơ sở đó sẽ tự nhận xét, đánh giá cho nhau, giáo viên chỉ bổ sung, chốt lại kết quả.
 Ví dụ:
 Bước 1. Đánh giá thành viên trong mỗi nhóm:
 Tiêu chí
Thành
viên
Sự tích cực, nhiệt tình tham gia nhóm
(2,0 đ)
Khả năng tổ chức và điều hành nhóm
(1,0 đ)
Tạo môi trường thân thiện
(1,0 đ)
Đóng góp ý kiến và có ý tưởng mới phù hợp
(3,0 đ)
Hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả
(3,0 đ)
Tổng 
điểm
(10,0 đ)
1
2
3
4
5
Bước 2. Đánh giá cho mỗi nhóm:
3
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM TỐI ĐA
ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC
GHI CHÚ
1
Số lượng thành viên tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực, hiệu quả
1,0
2
Khả năng tổ chức và điều hành nhóm: phân công nhóm trưởng, thư kí, nhiệm vụ cho từng thành viên, 
1,0
3
Tạo không khí vui vẻ hòa đồng giữa các thành viên trong nhóm
1,0
4
Đóng góp ý kiến và có ý tưởng mới để hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả
2,0
5
Khi báo cáo:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
+ Trả lời được câu hỏi của giáo viên và nhóm khác đưa ra
3,0
Khi không báo cáo:
+ Lắng nghe, chú ý các nhóm báo cáo
+ Nêu ra các câu hỏi cho nhóm báo cáo
6
Thực hiện tối đa các yêu cầu trong phiếu học tập
2,0
 Tổng
10
Bước 3. Tính kết quả đánh giá cho từng cá nhân: 
 Kết quả cá nhân + kết quả đánh giá nhóm 
 2
DẪN CHỨNG MINH HỌA
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Tây Tiến của Quang Dũng
(Tiết thứ nhất)
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
1. Hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học (ở nhà)
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
+ Dựa vào phần tiểu dẫn (SGK), sách tham khảo, tra cứu trên mạng internet, em hãy đọc, nghiên cứu và ghi chép lại những điểm nổi bật về cuộc đời, con người, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng.
+ Đọc kỹ và đọc diễn cảm văn bản thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Sau đó tìm hiểu và ghi chép lại những hiểu biết của em về vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề, bố cục, đề tài và chủ đề của bài thơ .
+ Nghiên cứu và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài (SGK) để bước đầu cảm nhận được những đặc sắc về hình thức nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ, bút pháp, ) và ý nghĩa tư tưởng tác giả gửi gắm trong bài thơ.
– Phương thức thực hiện: Cá nhân tự đọc, tự học ở nhà.
– Sản phẩm: Những kiến thức đã đọc, đã nghiên cứu được ghi chép lại trong vở soạn văn một cách đầy đủ, rõ ràng, khoa học.
2. Kiểm tra việc học sinh tự đọc, tự học (trên lớp)
a. Hoạt động khởi động (Thời gian khoảng 3 phút)
b. Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian khoảng 38 – 40 phút)
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (Thời gian khoảng 15-18 phút)
- Hình thức: Chia học sinh thành những nhóm nhỏ (4-6 em).
- Phương thức thực hiện: Hoạt động theo nhóm tại lớp (thời gian khoảng 6 phút). Mỗi nhóm ngồi hướng vào nhau, dựa vào kiến thức đã tự đọc, tự học ở nhà để cùng trao đổi, thảo luận, đóng góp và thống nhất ý kiến, trình bày vào phiếu học tập.
- Nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2,3,4: Thảo luận và chốt lại kiến thức chính về nhà thơ Quang Dũng.
+ Nhóm 5,6,7,8: Thảo luận và chốt lại kiến thức cần nắm được về bài thơ Tây Tiến.
– Sản phẩm: Kết quả thảo luận được trình bày trên phiếu học tập (giấy A4) giáo viên phát cho mỗi nhóm.
- Hình thức trình bày: Sơ đồ tư duy hoặc bảng thống kê kiến thức cần nhớ.
– Tiến trình thực hiện:
+ Sau thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm và đại diện 2 nhóm trình bày kết thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (thời gian trình bày, nhận xét khoảng 8 phút).
+ Giáo viên trao đổi thêm cùng với học sinh, nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức (thời gian khoảng 3-4 phút).
* Đọc hiểu văn bản tác phẩm (Thời gian khoảng 20-22 phút)
 ĐOẠN 1:
- Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản tác phẩm ở từng đoạn. Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng nơi miền Tây Bắc qua nỗi nhớ của Quang Dũng. Và thấy được vẻ đẹp hào hùng - hào hoa của người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên Tây Bắc đó.
- Nhiệm vụ: 
 Học sinh đọc đoạn 1 và cảm nhận thái độ, cảm xúc của tác giả thông qua những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 1 bài thơ.
- Phương thức thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân và cặp đôi.
- Sản phẩm: Kết quả hoạt động được ghi ra giấy A4.
- Tiến trình thực hiện: 
+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Nỗi nhớ về Tây Bắc đã được Quang Dũng diễn tả ngay từ hai câu mở đầu bài thơ. Đọc lại 2 câu mở đầu và cho biết cảm xúc ấy đã được tác giả diễn tả như thế nào? (chú ý từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu,...).
? Sau 2 câu mở đầu khơi nguồn cảm xúc cho đoạn thơ, cũng là cả bài thơ, tác giả đã khắc họa bức tranh núi rừng Tây Bắc qua nỗi nhớ của mình như thế nào? Những câu thơ nào gợi cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?
 (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu,biện pháp tu từ,...của tác giả).
? Trên nền của thiên nhiên Tây Bắc ấy, hình ảnh người lính xuất hiện ra sao? Câu thơ nào, hình ảnh nào gợi cho em ấn tượng đó?
+ Học sinh dựa vào kết quả đã nghiên cứu ở nhà, kết hợp trao đổi cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ.
+ Sau đó giáo viên gợi dẫn để học sinh trình bày, tranh biện. 
+ Cuối cùng giáo viên nhận xét, chốt lại.
c. Hướng dẫn học sinh về nhà luyện tập, củng cố, mở rộng kiến thức (Thời gian khoảng 2 phút)
* Bài tập luyện tập:
- Giáo viên ra đề: Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về câu thơ, hình ảnh thơ, mà bản thân ấn tượng nhất trong đoạn 1.
- GV yêu cầu học sinh viết ở nhà, vào vở bài tập, giờ học tiếp theo gọi bất kỳ một học sinh nào đó trình bày trước tập thể, các học sinh khác nhận xét.
* Giáo viên khuyến khích học sinh phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng và tư duy, sáng tạo, chuyển thể những kiến thức lĩnh hội bằng những hình thức nghệ thuật khác như làm thơ ghi lại cảm xúc của bản thân, vẽ tranh, sáng tác nhạc, làm phim, 
 Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc tạo nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ.
1. Thời gian ở nhà
* Tìm tài liệu tự đọc, tự học trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên
- Sách giáo khoa
- Tài liệu tham khảo
- Vở ghi
* Sau khi đọc và nghiên cứu, học sinh ghi chép lại theo cách hiểu của mình vào vở soạn văn những kiến thức cơ bản, có giá trị về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.
* Học sinh đọc kỹ và thuộc văn bản tác phẩm, đọc sáng tạo để cảm nhận cái hay, cái đẹp được gợi ra từ văn bản. Có thể liên hệ, sâu chuỗi những văn bản tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, bút pháp nghệ thuật 
2. Thời gian học trên lớp
- Học sinh chủ yếu tham gia vào các hoạt động học tập, nghiên cứu bài học dưới sự định hướng của giáo viên.
- Học sinh được tham gia vào nhiều hình thức hoạt động như hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm để phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận, tranh biện, trình bày sản phẩm, thể hiện tài năng,... Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, hứng thú, hiệu quả.
3. Sau mỗi giờ học
 Dưới sự định hướng, gợi mở của giáo viên, học sinh về nhà tiếp tục tự đọc, tự nghiên cứu bài học; phát huy năng lực liên tưởng, tưởng tượng và tư duy, sáng tạo, chuyển thể những kiến thức lĩnh hội bằng những hình thức nghệ thuật khác như viết bài bình luận, làm thơ ghi lại cảm xúc của bản thân, vẽ tranh, sáng tác nhạc, diễn kịch, làm phim, Nhờ đó học sinh sẽ khắc sâu, nhớ lâu về bài học.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Học sinh ở các lớp tôi được phân công giảng dạy đa phần các em tự ý thức việc học của mình, biết cách tự đọc, tự học, biết trao đổi với bạn bè và thầy cô để tìm tòi, mở rộng kiến thức. Các em đã dần có ý thức và nỗ lực phấn đấu, thi đua với các bạn trong lớp để được thầy cô ghi nhận, đánh giá tốt. Nhiều em đã thực sự mạnh dạn, tự tin, tích cực xung phong xây dựng bài, chịu khó viết bài nhờ cô giáo chữa. Và qua mỗi giờ học văn, tôi đã phát hiện ra những học trò có năng khiếu, sở trường đặc biệt để kịp thời động viên, khích lệ các em tự tin, cố gắng phát huy, khẳng định mình. Đặc biệt, giờ học nào giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các em học tập tích cực, hứng thú hơn rất nhiều.
	Ngoài việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp, tôi còn khuyến khích học sinh tạo lập các nhóm học văn ở mỗi lớp, lập trang “Cùng nhau học văn” Mục đích để cô trò cùng nhau chia sẻ, trao đổi cách đọc, cách học, những bài viết hay, những nội dung kiến thức văn học, kiến thức xã hội ý nghĩa nhân văn, những tấm gương hiếu học, giúp cho các trò thêm yêu thích môn văn và học Ngữ văn hiệu quả hơn.
	Kết quả cụ thể:
Giờ học
Chưa khuyến khích học sinh tự đọc, tự học và hướng dẫn làm việc nhóm
HS lớp
Số lượng HS tự đọc, tự học ở nhà
Số lượng HS tham gia trao đổi, thảo luận; tích cực xây dựng bài tại lớp
Số lượng HS hứng thú học văn và có sản phẩm sáng tạo 
sau bài học
Số lượng HS được đánh giá điểm số
Giỏi/Khá
Yếu/Kém
12A2
(40 HS)
22
-> 55 %
16
-> 40 %
6
-> 15 %
2
-> 5 %
3
-> 7,5 %
12A7
(43 HS)
9
-> 20,9%
12
-> 27,9 %
3
-> 7,0 %
1
-> 2,3 %
8
-> 18,6%
12A8
(45 HS)
5
-> 11,1%
8
-> 17,8 %
2
-> 4,5 %
0
-> 0 %
11
-> 24,4%
Đã khuyến khích học sinh tự đọc, tự học và hướng dẫn làm việc nhóm
12A2
(40 HS)
40
-> 100%
38
-> 95 %
18
-> 45 %
10
-> 25 %
0
-> 0 %
12A7
(43 HS)
38
-> 88,4 %
31
-> 72,1 %
13
-> 30,2 %
5
-> 11,2 %
1
-> 2,3 %
12A8
(45 HS)
32
-> 71,1%
29
-> 64,4 %
9
-> 20 %
3
-> 6,7 %
3
-> 6,7 %
Ngày 28 tháng 10 năm 2020
 Người viết báo cáo
 Trương Thị Hòa Ái

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_hieu_van_ban_van_hoc_hieu.doc