Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm của mình, hệ
thống luận điểm, lí lẽ được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, các bằng chứng có sức thuyết phuc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác.
b.Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
-Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vu cho học sinh hoạt động
trên lớp; Bảng giao nhiệm vu học tập cho học sinh ở nhà.
- SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) Năm học: 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Thuận 1 Ngày soạn 25/9/2022 TIẾT 17+18 VIẾT VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm của mình, hệ thống luận điểm, lí lẽ được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ, các bằng chứng có sức thuyết phuc. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b.Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: -Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vu cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vu học tập cho học sinh ở nhà. - SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. MỞ ĐẦU a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vu học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hoi của GV. c.Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nêu một vấn đề xã hội nổi trội và cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) Năm học: 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Thuận 2 - GV dẫn vào bài học: Chúng ta vừa được nghe các bạn chia sẻ về các vấn đề xã hội và quan điểm của các bạn. Để thể hiện quan điểm về một vấn đề xã hội, chúng ta có thể viết bài nghị luận. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. b. Nội dung: HS sử dung SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hoi về đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về tri thức kiểu bài sau đó vẽ sơ đồ tư duy thể hiện lại tri thức về kiểu bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm tìm hiểu về tri thức kiểu bài và vẽ sơ đồ tư duy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày sơ đồ tư duy trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. I. Tri thức về kiểu bài 1. Kiểu bài Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiểu văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng to về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp phù hợp đối với vấn đề đó. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài - Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận. - Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ (khẳng định/ bác bỏ) của người viết; hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề. - Sử dung được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ. - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí. - Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phuc. - Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài. + Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề. + Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dung lí lẽ và bằng chứng thuyết phuc. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) Năm học: 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Thuận 3 + Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết. Hoạt động 2: Phân tích ngữ liệu tham khảo a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội qua việc phân tích ngữ liệu tham khảo. b. Nội dung: HS sử dung SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về ngữ liệu tham khảo. c. Sản phẩm học tập: Kiến thức HS nắm được về đặc điểm văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xem xét và đối chiếu bài viết tham khảo với yêu cầu đối với kiểu bài (gồm năm điểm) và lần lượt trả lời các câu hoi. - GV lưu ý HS: Cần đọc kĩ VB bài viết tham khảo nhưng không phải là đọc hiểu VB mà đọc để rút ra những thu hoạch cụ thể về cách viết kiểu VB nghị luận về một vấn đề xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc bài viết tham khảo và trả lời câu hoi bên dưới. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trả lời câu hoi trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. II. Phân tích ngữ liệu tham khảo Câu 1. Ngữ liệu trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cuc đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội: + Đã nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận. + Có hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, xác thực, gần gũi. Câu 2. Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phuc cho một bài văn nghị luận. Câu 3. Cách người viết sử dung lí lẽ và bằng chứng để làm sáng to các luận điểm chính trong văn bản rất thuyết phuc, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí. Lí lẽ và bằng chứng được sử dung ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn. Câu 4. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy người viết đã chú ý thể hiện quan điểm của mình: + “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hoi cần được trả lời thoa đáng”. + “Theo tôi” được lặp lại nhiều lần. Nhận xét: việc sử dung một số từ ngữ và câu văn như vậy giúp cho bài viết nghị luận mang tính chủ quan, thể hiện rõ cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính trong bài. Từ đó, tìm được sự đồng cảm nơi Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) Năm học: 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Thuận 4 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. người đọc về cùng một vấn đề. Câu 5. Một số kinh nghiệm hay lưu ý trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên: - Cần nêu lên quan điểm của cá nhân. - Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận. - Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phuc. Hoạt động 3: Tạo lập văn bản a. Mục tiêu: HS viết được bài văn nghị luận phân về một vấn đề xã hội theo quy trình. b. Nội dung: HS sử dung SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hoi GV đặt ra và thực hành viết theo quy trình. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK về quy trình viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, đọc quy trình viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS nêu lại quy trình viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao đề bài cho HS (vừa đọc to, vừ ghi lên bảng) và yêu cầu 1 HS nhắc lại đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau: + Tầm quan trọng của động cơ học tập; + Ứng xử trên không gian mạng; + Quan niệm về lòng vị tha; + Thị hiếu của thanh niên ngày nay,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc yêu cầu của đề bài và viết bài theo quy trình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận III. Tạo lập văn bản Bước 1: Chuẩn bị viết Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Bước 3: Viết bài Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 (Chân trời sáng tạo) Năm học: 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Bình Thuận 5 - GV mời 1 – 2 HS đọc dàn ý và đoạn mở bài, kết bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, góp ý cho HS. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS hoàn thành bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội. b. Nội dung: HS tiếp tuc viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. c. Sản phẩm học tập: Bài văn HS viết được. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tuc hoàn thành bài viết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp tuc hoàn thành bài viết. GV đi quanh lớp để hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS đọc một số đoạn văn phần thân bài trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS lập được dàn ý cho văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề khác với vấn đề đã chọn ở các hoạt động trên. b. Nội dung: HS lập dàn ý cho văn bản nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề khác với vấn đề đã chọn ở các hoạt động trên. c. Sản phẩm học tập: Dàn ý HS lập được. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chọn một truyện kể khác, lập dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể. - GV mời 1 – 2 HS lên bảng lập dàn ý. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, lập dàn ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV một số HS nhận xét bài của các bạn trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. * Hướng dẫn về nhà - GV dặn dò HS: + Ôn lại bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. + Soạn trước bài: Nói và nghe. Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_bai_viet_van_ban_nghi_luan_ve_mot_van_de.pdf