Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Tìm hiểu tri thức ngữ văn Đọc văn bản Thần trụ trời - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm thần thoại
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Tìm hiểu tri thức ngữ văn Đọc văn bản Thần trụ trời - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết PPCT: 1,2 TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN + ĐỌC VĂN BẢN THẦN TRỤ TRỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm thần thoại 2. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật - Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm 3. Phẩm chất: - Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - PHT số 1,2 - Tranh ảnh - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + Kể tên một số truyện hoặc bộ phim có nhân vật chính là các vị thần + Kể tên các thần thoại lí giải về hiện tượng tự nhiên mà em biết + Đố - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài - Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,... - Phim: Cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), Đông phương thần Oa (Trung Quốc), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam),.... - Điều làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm là những yếu tố kì ảo vô cùng đặc biệt, con người thường có siêu năng lực làm những điều phi thường, nội dung tác phẩm kì thú, lôi cuốn bạn đọc. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi - GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức I. Khám phá Tri thức ngữ văn * Thần thoại - Là một trong những thể loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy. - Kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ, qua đó thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của họ. * Không gian trong thần thoại - Là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. * Thời gian trong thần thoại - Là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng. * Cốt truyện thần thoại - Xoay quanh quá trình thực hiện việc sáng tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. * Nhân vật trong thần thoại - Thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa. Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu chung a. Mục tiêu: - Biết cách đọc văn bản thần thoại, tìm hiểu chung về văn bản b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc văn bản, chú ý các hộp chỉ dẫn - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. - GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức II. Đọc văn bản và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn 2. Tìm hiểu chung - Thể loại: thần thoại - Phương thức biểu đạt: tự sự - Tóm tắt: Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát: Ông Đếm cát Ông Tát bể (biển) Ông Kể sao Ông Đào sông Ông Trồng cây Ông Xây rú (núi) Ông Trụ trời. Hoạt động 3: Suy ngẫm và phản hồi a. Mục tiêu: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật - Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong chỉnh thể tác phẩm - Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ GV phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi Chi tiết về không gian Chi tiết về thời gian => => - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Suy ngẫm và phản hồi Câu 1: Chi tiết về không gian Chi tiết về thời gian Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo Thủa ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người => Không gian không cụ thể, mang tính khái quát. => Thời gian định tính, cổ sơ, không cụ thể. NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏi 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra thần Trụ trời là một thần thoại?(Có thể sử dụng PHT số 3) - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Câu 2. - Dựa vào những dấu hiệu của thần thoại, không gian, cốt truyện, nhân vật trong Thần Trụ trời để xác định đây là một thần thoại. + Truyện kể về vị thần Trụ trời trong quá trình tạo ra thế giới, nguồn gốc của các sự vật và con người. + Không gian: trời và đất, vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. + Thời gian: “Thủa ấy” cổ sơ, không xác định. + Cốt truyện: là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình tạo nên trời đất, các sự vật tự nhiên, là sự xuất hiện hành động của các vị thần. + Nhân vật: là các vị thần, có sức mạnh phi thường, có công tạo ta thế giới NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu 3,4 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv phát PHT số 4 Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời Nội dung bao quát của truyện Nhận xét về đặc điểm của nhân vật - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Câu 3,4 Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời Nội dung bao quát của truyện Nhận xét về đặc điểm của nhân vật - Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời. - Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy là vòm trời được đẩy lên cao. - Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng. - Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột là biển rộng. Kể về việc vị thần Trụ Trời đắp cột chống trời, tạo lập nên trời và đất thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất. NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu 5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS đọc thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Câu 5: - Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian dựa trên trí tượng tượng, sáng tạo dựa vào sự quan sát tự nhiên chưa có đầy đủ căn cứ, không có minh chứng về độ chính xác, chứa đựng những yếu tố hư cấu. - Ngày nay, với sự phát triển của khoa học thì cách giải thích ấy không còn phù hợp. Hiện nay nguồn thông tin về sự hình thành vũ trụ tự nhiên đã được khoa học nghiên cứu, có những căn cứ khoa học rõ ràng tin cậy và thuyết phục hơn so với những thần thoại dân gian chứa dựng yếu tố hư cấu. NV5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu 6 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp ” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm - HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Câu 6: - Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ” trong truyện Thần Trụ trời gợi nhớ đến truyền thuyết “Sự tích bánh chưng, bánh dày” của người Việt Nam. -Tóm tắt + Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho. + Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hậu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng. + Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên. - Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: + Đều đưa ra lí giải sự xuất hiện của một hiện tượng hay truyền thống. + Xuất hiện hình ảnh vị thần, mang tính hư cấu, tưởng tượng như trời hình tròn, đất hình vuông. + Thời gian và không gian không xác định. Hoạt động 4: Tổng kết a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Theo em, chủ đề của văn bản là gì? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hướng dẫn - HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm - HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức III. Tổng kết 1. Nội dung - Văn bản lý giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành, được sắp đặt trật tự như bây giờ - Thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất 2. Nghệ thuật - Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại - Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình - sử dụng yếu tố kỳ lạ Cách tổng kết 2 PHT số Những điều em nhận biết và làm được Những điều em còn băn khoăn .. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Câu 1: Thần Trụ Trời thuộc A. Thần thoại Hi Lạp B. Thần thoại cổ đại C. Thần thoại Việt Nam C. Thần thoại thiên nhiên Câu 2: Thần thoại là A. Một trong những thể loại thơ dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa B. Một trong những thể loại thơ dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị anh hùng có công trong lịch sử C. Một trong những thể loại truyện dân gian ra đời trong xã hội nguyên thủy, kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa D. Cả A, B,C đều đúng Câu 3: Không gian trong thần thoại là A. Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể B. Không gian kì bí C. Không gian hiện thực D. Không gian cụ thể Câu 4: Thời gian trong thần thoại là A. Thời gian tuyến tính B. Thời gian tâm lí C. Thời gian cụ thể D. Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng Câu 5: Truyện thần thoại thể hiện A. Nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người cổ B. Thể hiện khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên C, Mơ ước về xã hội tốt đẹp D. Cả A,B,C Câu 6: Nhân vật trong thần thoại là A. Thần linh B. Đồ vật C. Cây cối D. Con người Câu 7: Sau khi có cột chống trời, trời thay đổi như thế nào? A. Trời phẳng như cái mâm vuông B. Trời trùm lên như cái bát úp C. Trời là một vùng hỗn độn, tối tăm D. Cả A,B,C đều đúng Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv suy nghĩ - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý: Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: D Câu 6: A Câu 7: B D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: NỮ THẦN MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai cô con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm trọn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài và đi với tốp già thì ngày lại ngắn. Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho con người và muôn vật khá nhiều, ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho người dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng kêu thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy. Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mổ côi nhưng lại có một thân thể cực kì to lớn và sức khoẻ tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật. Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lánh ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kì trăng hạ huyển hoặc thượng huyển. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra. (Theo Viện Văn học, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập I: Thần thoại - truyền thuỵểt NXB Giáo dục, 1999, tr.61 - 62) Câu 1: Hãy nêu nội dung chính cùa truyện Nữ thần Mặt Trờỉ và Mặt Trăng. Câu 2: Trong truyện, nữ thẩn Mặt Trời, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ gì? Câu 3: Qua hai nữ thần, tác giả dân gian đã giải thích các hiện tượng tự nhiên nào? Câu 4: Theo anh/chị, chi tiết Quải ném cát túi bụi vào Mặt Trăng được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích gì? Câu 5: Theo anh/chị, cách giải thích hiện tượng tự nhiên trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có giống với cách giải thích mà anh/chị biết không? Vì sao? 2. Đọc thêm bài báo - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở - HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Gợi ý: Câu 1: Nội dung văn bản: + Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Tràng giải thích nguồn gốc, đặc điểm, quy luật của các hiện tượng tự nhiên. + Truyện còn thể hiện khát vọng chế ngự, chinh phục tự nhiên của con người thời cổ. Câu 2: Trong truyện, nữ thần Mặt Trời, Mặt Trăng được Ngọc Hoàng giao cho nhiệm vụ “hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời”. Câu 3: Qua hai nhân vật này, tác giả dân gian lí giải các hiện tượng tự nhiên: độ dài của ngày thay đổi theo mùa, hiện tượng trăng thượng huyền, hạ huyền, nhật thực, nguyệt thực,... Câu 4: + Hành động Quải tìm cách ném cát vào Mặt Trăng là chi tiết được tác giả dân gian xây dựng nhằm mục đích mô tả mối xung đột giữa con người với tự nhiên, + Đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự tự nhiên của con người trong thời đại thần thoại. Câu 5: + Bằng hiểu biết của bản thân, học sinh trình bày quan điểm cá nhân vê' việc giải thích hiện tượng tự nhiên trong truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng. + Trên thực tế, cách giải thích mà học sinh biết chủ yếu dựa trên kiến thức khoa học, khác hoàn toàn với cách giải thích mang đậm yếu tố chủ quan, thể hiện trình độ nhận thức còn “ngây thơ”, “non nớt” của con người trong truyện thần thoại. IV. Phụ lục PHT số 1 PHT số 3 PHT số 4
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_bai_tim_hieu_tri_thuc_ngu_van_doc_van_ban.doc