Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam

Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam

Yêu cầu của bài học

- Nêu được một số thông tin về tác giả bài thơ; thông tin về nhà nghiên cứu.

- Xác định được cách triển khai bài viết trên hai bình diện “tiếng thu” và “tiếng thơ” được tác giả đề cập; từ đó xác định các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một tác phẩm thơ.

- Xác định các thao tác lập luận được triển khai trong một bài phân tích thơ của nhà nghiên cứu – Chu Văn Sơn để làm nổi bật giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Từ đó biết cách phân tích sự khác biệt lớn nhất trong việc miêu tả thiên nhiên trong thơ mới và thơ cổ điển.

- Vận dụng năng lực ngôn từ để viết kết nối với đọc, nêu cảm nhận về sức hấp dẫn của một bài thơ.

- Thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm thơ mới.

- Thông qua văn bản này HS có thể hệ thống hóa lại các đơn vị kiến thức về đặc trưng của thơ và phương pháp để đánh giá giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm thơ. Cũng qua VB này HS củng cố và mở rộng những hiểu biết của mình về phong trào Thơ mới.

 

docx 11 trang Phan Thành 05/07/2023 3770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 - Bài: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần .
Tiết ..
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
BẢN HÒA ÂM NGÔN TỪ TRONG “TIẾNG THU” CỦA LƯU TRỌNG LƯ 
(CHU VĂN SƠN)
Yêu cầu của bài học
- Nêu được một số thông tin về tác giả bài thơ; thông tin về nhà nghiên cứu.
- Xác định được cách triển khai bài viết trên hai bình diện “tiếng thu” và “tiếng thơ” được tác giả đề cập; từ đó xác định các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một tác phẩm thơ.
- Xác định các thao tác lập luận được triển khai trong một bài phân tích thơ của nhà nghiên cứu – Chu Văn Sơn để làm nổi bật giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Từ đó biết cách phân tích sự khác biệt lớn nhất trong việc miêu tả thiên nhiên trong thơ mới và thơ cổ điển.
- Vận dụng năng lực ngôn từ để viết kết nối với đọc, nêu cảm nhận về sức hấp dẫn của một bài thơ.
- Thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm thơ mới.
- Thông qua văn bản này HS có thể hệ thống hóa lại các đơn vị kiến thức về đặc trưng của thơ và phương pháp để đánh giá giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm thơ. Cũng qua VB này HS củng cố và mở rộng những hiểu biết của mình về phong trào Thơ mới.
Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho HS về nội dung bài học.
b) Nội dung: 
- GV chia lớp thành hai nhóm (Chia đôi lớp học) thực hiện 2 nhiệm vụ song song: Các nhóm cử đại diện lên bảng điền các câu trả lời theo yêu cầu.
Nhóm 1: Chỉ ra những khó khăn khi làm bài văn cảm thụ về một tác phẩm thơ.
Nhóm 2: Chỉ ra những yếu tố cần thiết phải phân tích khi làm bài cảm thụ một tác phẩm thơ.
- Các nhóm cùng nhau thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút.
- Khi hết giờ GV nhận xét kết quả các nhóm và dẫn vào bài học.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ:
Chia sẻ về những điều khó khan và thú vị khi tiếp xúc với một tác phẩm thơ.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS suy nghĩ và trả lời khi đến lượt.
Bước 3: HS báo cáo kết quả: sản phẩm 
- HS chia sẻ kết quả làm việc
Bước 4: GV đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh
- Từ sản phẩm của học sinh GV giới thiệu bài học: Tìm hiểu về một bài phân tích những điều đặc sắc của một bài thơ và học hỏi cách phân tích một bài thơ.
HS có thể chia sẻ
- Khó khăn:
+ Khó đoán được những ý nghĩa ẩn sâu sau lớp ngôn từ tương đối ngắn gọn.
+Phát hiện về các âm điệu, ngôn từ.
+ Nhiều từ ngữ mới mẻ, khó đoán nghĩa.
- Những yếu tố cần chú ý khi cảm thụ thơ
+ Tiểu sử, con người tác giả.
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Hệ thống hình ảnh thơ.
+ Các tín hiệu nghệ thuật
+ Cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Phong cách nghệ thuật của tác giả.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Nêu được một số thông tin về tác giả bài thơ; thông tin về nhà nghiên cứu.
- Xác định được cách triển khai bài viết trên hai bình diện “tiếng thu” và “tiếng thơ” được tác giả đề cập; từ đó xác định các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của một tác phẩm thơ.
- Xác định các thao tác lập luận được triển khai trong một bài phân tích thơ của nhà nghiên cứu – Chu Văn Sơn để làm nổi bật giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm. Từ đó biết cách phân tích sự khác biệt lớn nhất trong việc miêu tả thiên nhiên trong thơ mới và thơ cổ điển.
b) Nội dung: 
- HS tìm hiểu các thông tin về tác giả và nhà phê bình qua việc trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- GV chia lớp thành hai nhóm: Yêu cầu các nhóm sơ đồ hóa cấu trúc của phê bình.
- GV nhận xét sơ đồ của các nhóm và đưa ra gợi dẫn về cấu trúc văn bản.
- GV triển khai hoạt động nhóm theo mô hình khan trải bàn, yêu cầu các nhóm hoàn thiện các mảnh ghép theo các câu hỏi có trong bảng làm việc của nhóm.
- GV phát phiếu học tập tìm hiểu tri thức bài học để HS trả lời.
- HS thảo luận và làm bài sau đó chia sẻ và rút ra kết luận cách đọc hiểu một bài thơ.
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp thành các nhóm, các nhóm hoàn thiện các nhiệm vụ theo thứ tự phân công.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và nhà phê bình.
- Nhiệm vụ 2: Sơ đồ hóa mạch triển khai của bài phê bình.
- Nhiệm vụ 3: Hoàn thiện các mảnh ghép của khan trải bàn theo các câu hỏi của GV đã chuẩn bị.
HS thảo luận và làm bài sau đó chia sẻ và rút ra kết luận cách đọc hiểu một bài thơ.
Bước 3: HS báo cáo kết quả: sản phẩm 
- HS chia sẻ kết quả làm việc
Bước 4: GV đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh: Gv chốt lại những kiến thức.
* HS thực hiện từng nhiệm vụ theo hướng dẫn.
* Nội dung kết luận:
I. Đọc hiểu khái quát
1. Tác giả Lưu Trọng Lư
- LTL là người làng Cao Lao Hạ, Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thủa nhỏ ông học trường tỉnh, rồi học ở Huế (đến năm thứ 3 tại Quốc học Huế) và Hà Nội. Sau đó ông bỏ đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.
2. Nhà phê bình – nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn.
- Quê quán: Phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa
- Giảng viên Đại hoc Sư phạm Ha Nội 1, bộ môn: Văn học hiện địa và đương đại.
Tác phẩm Tiếng thu
Rút trong tập “Tiếng thu” (1939) gồm 52 bài.
3. Cấu trúc của bài phê bình.
- Tạm hình dung cấu trúc của bài phê bình theo sơ đồ sau:
Tiếng thu:
à Sự thừa kế tiếng “xôn xao” của Thơ mới
à Bản hòa âm riêng của Lưu Trọng Lư
- Tiếng thu là những âm thanh mơ hồ, tinh tế của đất trời và của con người.
- Tiếng thơ là tổ chức ngôn từ đề làm sống dậy “Tiếng thu”, gây ấn tượng cho người đọc hay chính là chính là bình diện hình thức, nghệ thuật cấu tạo nên “Tiếng thu”
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Phần đặt vấn đề
- Tác giả dẫn dắt bằng một ý kiến về mối quan hệ của thu và thơ, hay cũng là mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật trong việc kiến tạo một tác phẩm thơ ca.
- Tác giả khẳng định Tiếng thu của LTL là một minh chứng cho sự đồng vọng giữ hồn thơ và hồn thu, hay cũng là sự hòa điệu đầy thuyết phục giữa nội dung và nghệ thuật để tạo ra một thi phẩm toàn bích.
à Cách đặt vấn đề ngắn gọn, đi thẳng vào mục đích nghị luận, mà vẫn hấp dẫn, thú vị, gợi sự chú ý của độc giả.
2. Phần triển khai vấn đề.
2.1 Sự khác biệt trong miêu tả thiên nhiên của thơ cổ điển và thơ mới.
- Trong khi thơ cổ điển thiên về nắm bắt thế giới trong trạng thái tĩnh, làm nổi bật vẻ đẹp yên tĩnh, thanh vắng của thiên nhiên, qua đó thể hiện một tâm thế an nhiên, tĩnh tại của thi nhân thời xưa thì Thơ mới làm nổi bật trạng thái “xôn xao” của thể giới. Cái “xôn xao” này theo Chu Văn Sơn, là kết quả cộng hưởng của cái “xôn xao” của tạo vật, của ngoại cảnh với trạng thái tâm hồn của con người đang rung cảm trước thế giới.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là thời đại cho phép con người cá nhân được giải phóng, thế giới, cảm giác, cảm xúc của con người cũng được cởi trói. Nhà thơ không chỉ miêu tả thế giới mà còn phỏng chiếu cảm giác, cảm xúc của mình vào trong bức tranh thế giới ấy. Họ muốn tái hiện thế giới trong trạng thái đang vận động, đang sinh thành chứ không phải một thế giới được ngưng kết lại thành vĩnh cữu.
2.2. Ý nghĩa “Tiếng thu” trong thơ Lưu Trọng Lư.
- Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thơ” tức đi từ phương diện dễ thu hút sự chú ý của người đọc ngay khi đọc bài thơ – nhạc tính của bài thơ. Tác giả phân tích các thủ pháp kiến tạo nhạc tính của bài thơ để từ đó, cho thấy nhạc tính ở đây chính là một phương diện hình thức mang tính nội dung khi nó là cách hiệu quả nhất để khơi gợi những liên tưởng về “tiếng thu”. Cách tiếp cận bài thơ từ phương diện hình thức, vì thế, có sức thuyết phục bởi giá trị thẫm mĩ của một tác phẩm thơ ca toát lên từ chính hình thức cảm tính của nó.
- Nhà thơ Lưu Trọng Lư gọi tên tác phẩm của mình là Tiếng thu nhưng trong đó, “tiếng thu” không còn mang tính khách quan nữa mà đã trở thành tiếng long của người sang tạo, được phát ra nhờ sự cộng hưởng của con người và trời đất cùng các phương tiện ngôn từ được sử dụng.
3. Kết thúc vấn đề
- Tác giả đưa ra nhận diện khái quát về cái tôi Lưu Trọng Lư.
- Khẳng định Tiếng thu vừa kế thừa cái "xôn xao” của Thơ mới, vừa là bản hòa âm độc đáo không thể trộn lẫn của LTL.
III. Tổng kết
1. Tính hợp lí trong cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.
- Cách tổ chức, triển khai ý tưởng trong bài viết là rất hợp lí. Người phê bình cần phải bám sát văn bản được phê bình, thể hiện đồng cảm thấu hiểu với bài thơ, tích cực làm cầu nối giữa văn bản và độc giả, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo của văn bản.
Mở đầu gợi dẫn về “hồn thơ” và “hồn thu” bàn về cái “động” và cái “tĩnh” trong thơ cổ điển và Thơ mới, bàn về âm điệu của bài thơ, cách sử dụng từ ngữ ( từ láy, từ tượng thanh), âm hưởng bài thơ và cấu trúc của bài thơ.
2. Thao tác lập luận khi phân tích ngôn từ của bài thơ, có tác dụng trong việc làm nổi bật giá trị thẫm mĩ của bài thơ.
- Các thao tác được sử dụng thường xuyên là thống kê, so sánh và đối lập ( Thống kê: số các tiết tấu và các âm bằng, trắc, số các cụm từ làm thành điệp khúc, ; so sánh và đối lập: số dòng trong các khổ thơ, tính chất của các “tiếng” được thể hiện bằng các từ tượng thanh như, thổn thức, rạo rực, xào xạc, ) Bằng việc phát huy thao tác so sánh và đối lập này, tác giả minh chứng được hiệ quả thẫm mĩ trong cách LTL tổ chức ngôn từ của bài thơ. (ví dụ: khi chứng minh hiệu quả thẫm mĩ của từ láy “xào xạc”,nhà phê bình đã so sánh nó với từ “xao xác”để thấy hai lớp từ này như một nốt nhạc nhưng chơi ở hai cung khác nhau, một bên trầm và đục, gợi ra sự âm u , huyền bí của rừng già còn một bên, đanh và cao, gợi ra tiếng lá quét mình trên đường phố, )
3. Yêu cầu khi cảm thụ một tác phẩm thơ.
- Việc cảm thụ giá trị của một bài thơ cần phải bắt đầu việc nhận ra và đánh giá được giá trị thẫm mĩ của ngôn từ thơ.
à Yêu cầu:
+ Một sự khảo sát, thống kê, kĩ lưỡng bởi mọi nhận xét đều phải được nêu lên trên nền một dữ kiện xác thực, chắc chắn.
+ So sánh, đối chiếu giá trị biểu đạt của từng từ ngữ khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng, vì trong sang tác thơ, việc lựa chọn từ ngữ luôn có một ý nghĩa đặc biệt.
- Xác định yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một bài thơ: sự thống nhất, hài hòa giữa bình diện biểu đạt và bình diện được biểu đạt, giữa tổ chức ngôn từ và cái nhìn thế giới độc đáo (về mặt hình thức, âm điệu, ngôn từ, âm hưởng, cấu trúc/ về mặt nội dung: ý nghĩa cao đẹp về cuộc sống, sự sống hay các vẻ đẹp có giá trị thẫm mĩ cao)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
HS vận dụng vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết – kết nối với đọcà rút ra yêu cầu cần thiết khi nêu cảm nhận về sức hấp dẫn của một bài thơ.
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu HS đọc lại bài phê bình của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn và viết tóm tắt ngắn gọn yêu cầu để cảm nhận sức hấp dẫn của một bài thơ trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bài viết kết nối đọc.
c) Sản phẩm: 
Kết quả làm việc của HS và phần kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đọc lại bài phê bình của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn và viết tóm tắt ngắn gọn yêu cầu để cảm nhận sức hấp dẫn của một bài thơ trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện viết kết nối đọc
Bước 3: HS báo cáo kết quả: sản phẩm 
- HS trình bày phần bài làm của mình.
Bước 4: GV đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh: 
GV chốt lại các bài viết và lựa chọn các bài viết tốt để cả lớp tham khảo.
HS và GV có thể tham khảo bài mẫu sau:
Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã mượn “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư để gửi gắm cho chúng ta những kĩ năng cần thiết khi cảm nhận sức hấp dẫn của một bài thơ. Điều quan trọng nhất khi bước vào thế giới nghệ thuật của một bài thơ có lẽ trước hết là ta phải nhận ra cái cốt của nghệ sĩ gửi gắm trong đó, hay chính là phong cách nghệ thuật. Và để nhận ra vẻ đẹp của một thi phẩm, chúng ta nhất thiết phải có một đánh giá toàn diện về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Dĩ nhiên đó không phải là những nhận xét chung chung, đại khái, mà ta cần phải tìm ra dấu ấn cá nhân cũng như sáng tạo của riêng nhà thơ. Một tác phẩm bao giờ cũng là kết quả của sự kế thừa những sang tác nghệ thuật trước đó và cùng thời; Nhưng nhà thơ tài năng là người mang đến “Tiếng nói riêng” trong cái chung đó. Giống như Lưu Trọng Lư, giữa tiếng “xôn xao” của Thơ mới, ông vẫn có một bản hòa âm riêng của Tiếng thu và Tiếng thơ để tạo nên một thi phẩm toàn bích. Nhà phê bình Chu Văn Sơn đã tạo ra một tác phẩm phê bình đầy phong cách về một bài thơ phong cách, khiến những kiến thức lí luận được truyền tải một cách dễ dàng và đầy nghệ thuật!
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Hs vận dụng phương pháp để đọc hiểu một bài thơ
b) Nội dung: 
- HS viết, vẽ hoặc lập sơ đồ tư duy phương pháp để đọc hiểu một tác phẩm thơ.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả làm việc của HS: sơ đồ tư duy, phần kết luận đọc hiểu.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS viết, vẽ hoặc lập sơ đồ tư duy phương pháp để đọc hiểu một tác phẩm thơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thực hiện: viết, vẽ hoặc lập sơ đồ tư duy phương pháp để đọc hiểu một tác phẩm thơ.
Bước 3: HS báo cáo kết quả: sản phẩm 
- HS trình bày phần bài làm.
Bước 4: GV đánh giá kết quả (sản phẩm) thực hiện nhiệm vụ của học sinh: 
GV chốt lại các sơ đồ, tranh vẽ và lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt để cả lớp tham khảo.
GV và HS tham khảo phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ qua các bước sau:
- Bước 1: Đọc kĩ tác phẩm thơ.
- Bước 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Bước 3: Xác định hệ thống hình ảnh thơ, các biểu hiện của hình thức nghệ thuật đáng lưu tâm.
- Bước 4: Rút ra nhận xét về cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
- Bước 5: Vận dụng các thao tác: So sánh, thống kê, đối lập, phân tích, chứng minh để cảm nhận cái hay cái đặc sắc của bài thơ.
5. Hướng dẫn tự học:
5.1. Học bài cũ:
5.2. Chuẩn bị bài mới: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_bai_ban_hoa_am_ngon_tu_trong_tieng_thu_na.docx