Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản sau:

- Cách mạng tư sản (CMTS) là một hiện tượng hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất lạc hậu (PK). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất pk, mở đường cho CNTB đi lên.

- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân là động lực của cách mạng nhưng không phải là đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nền và tinh vi hơn.

- CMTS không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ, phân tích để hiẻu sâu những khái niệm mới.

3. Thái độ, tác phong:

- Có nhận thức đúng về những mặt tích cực và hạn chế của CMTS.

4. Năng lực hướng tới :

*Năng lực chung:

- Tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng các kênh thông tin khác

* Năng lực chuyên biệt:

- Tỏi hiện sự kiện về tiến trình của cách mạng tư sản Anh.

- Thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung. So sánh, phân tích những tiền đề, thành tựu của kĩ thuật trong giai đoạn này.

II. CHUẨN BỊ:

GV: - Tranh ảnh, Lược đồ cách mạng tư sản Anh, bảng tóm tắt diễn biến CMTS Anh

HS: - Tranh ảnh và lược đồ của cuộc nội chiến Anh

 

doc 54 trang Dương Hải Bình 31/05/2022 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 	Ngày dạy Tiết : .
BÀI 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Cách mạng tư sản (CMTS) là một hiện tượng hợp quy luật, là kết quả của sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ sản xuất lạc hậu (PK). Cách mạng bùng nổ nhằm lật đổ quan hệ sản xuất pk, mở đường cho CNTB đi lên.
- Quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân là động lực của cách mạng nhưng không phải là đồng minh của giai cấp tư sản. Sau khi giành chính quyền, giai cấp tư sản tiếp tục đàn áp, bóc lột nhân dân lao động nặng nền và tinh vi hơn.
- CMTS không thủ tiêu áp bức, bóc lột mà chỉ thay thế sự bóc lột của chế độ phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, phân tích để hiẻu sâu những khái niệm mới.
3. Thái độ, tác phong:
- Có nhận thức đúng về những mặt tích cực và hạn chế của CMTS.
4. Năng lực hướng tới :
*Năng lực chung:
- Tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng các kênh thông tin khác
* Năng lực chuyên biệt:
- Tỏi hiện sự kiện về tiến trình của cách mạng tư sản Anh. 
- Thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung. So sánh, phân tích những tiền đề, thành tựu của kĩ thuật trong giai đoạn này.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: - Tranh ảnh, Lược đồ cách mạng tư sản Anh, bảng tóm tắt diễn biến CMTS Anh
HS: - Tranh ảnh và lược đồ của cuộc nội chiến Anh 
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Phân tích, miêu tả
- Tường thuật, sử dụng lược đồ
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
	Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Tên học sinh vắng
10A1
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bàimới:
- Giáo viên cho HS nhắc lại vài nét về tình hình Tây Âu hậu kỳ trung đại
- Đặt câu hỏi : Tại sao kinh tế Anh phát triển nhanh? Sự phát triển về kinh tế TBCN của nước Anh đặt ra nhiệm vô gì cho nước Anh với chế độ phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV hướng dẫn HS đọc thêm và nhấn mạnh: Đây là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới, mở đường cho CNTB ở Hà Lan phát triển và mở ra thời đại bùng nổ các cuộc CMTS.
Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu tình hình nước Anh trước cách mạng 
* Phương thức: Giáo viên cho học sinh xem qua một số hình ảnh về sự phát triển kinh tế của nước Anh, sau đó đặt câu hỏi : 
- Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? 
- HS dựa vào SGK trả lời
- GV giảng thêm về hiện tượng “Rào đất cướp ruộng” (Hình ảnh “Cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn HS lý giải vì sao tư sản, quý tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chúng như vậy.
Giáo viên đặt câu hỏi: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào? Hậu quả
- HS dựa vào SGK trả lời 
- GV nhận xét, kết luận:
Hoạt động 2(Cá nhân- cặp đôi): Tóm tắt diễn biến cách mạng tư sản Anh.
* Phương thức: 
- GV hướng dẫn Hs đọc Sgk và hoàn thành bảng tóm tắt diễn biến.
- GV đưa bảng tóm tắt để HS đối chiếu, điều chỉnh.
Thời gian
Sự kiện
 GV lưu ý Hs vai trò của ễ.Crụm-oen đối với tiến trình cách mạng.
- Trong diễn biến CMTS Anh, sự kiên năm 1649 có ý nghĩa gì?
- Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa tư sản với lực lượng phong kiến cũ?
→ Thể chế quân chủ lập hiến: Vua trị vì mà không cai trị vì không có thực quyền. Quyền lực tập trung trong tay giai cấp tư sản trong quốc hội lập hiến.
Hoạt động 2(Cá nhân- cả lớp): Nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.
 Vì sao núi CMTS Anh mở ra thời kì qúa độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản?.
- HS theodõiSGK trả lời
- GV nhận xét, kết luận:
1. Cách mạng Hà Lan(Hướng dẫn đọc thêm)
2. Cách mạng tư sản Anh:
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng:
- Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, nền KT nước Anh phát triển nhất châu Âu:
+ Công trường thủ công chiếm ưu thế.
+ Ngoại thương phát triển
+ Sự thâm nhập của phương thức Sx TBCN vào nông nghiệpà hiện tượng “rào đất cướp ruộng”.
- Chính trị:
+ Chế độ phong kiến bảo thủ kìm hãm sự phát triển của sản xuất TBCN.
- Xã hội:
 + Sự hình thành tầng lớp quý tộc mới, tư sản giàu có
à Mâu thuẩn xã hội gay gắt. 
(Mâu thuẩn giữa tư sản, quý tộc mới với lực lương phong kiến phản động)
b. Diễn biến chính của cách mạng:
- Tháng 4/1640, vua Sác – lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế, quý tộc mới và tư sản phản đối
- Tháng 8/1642 Sác – lơ I tuyên chiến với quốc hộià Nội chiến bùng nổ
- Đần năm 1649: vua Saclo I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà đứng đầu là CrômOen → cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- CrômOen chinh phục Ailen, Scotlen, lập nền độc tài quân sự(1653)
- Năm 1658 Crôm Oen chết, Quốc hội chính biến, đưa Vinhem Oranggio lên làm vua, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
c. Ýnghĩa:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kì qúa độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
- Tư sản, quý tộc mới lãnh đạo, nhưng quần chúng đóng vai trò hết sức quan trọng
4. Củng cố dặn dò.
-Bài cũ: Học sinh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để học bài cũ
Học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan : 	
+ Tại sao thế kỉ XVII cách mạng tư sản bùng nổ ở Anh ?
	+ Sự kiện Sác-lơ I bị xử tử có ý nghĩa gì ?
	+ Tính chất chưa triệt để của cách mạng tư sản Anh
- Bài mới: Nghiên cứu bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ( sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan, trả lời Các câu hỏi SGK ) 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Bình Xuyên, ngày . tháng .. năm 201 Duyệt giáo án tuần 17 (tiết 33 )
 .
 .
 .
 .
Tổ trưởng tổ GDTX
Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn Ngày dạy Tiết : 34
Bài 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ.
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phúng dân tộc, lật đổ sự thống trị của chính quyền thực dân Anh, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.
- Kết quả của chiến tranh: khai sinh một dân tộc mới- dân tộc tư sản Mĩ.
2. Kĩ năng:	
- Sử dụng bản đồ để nắm vững diễn biến chính của các sự kiện trong bài.
3. Thái độ, tác phong:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng.
4. Năng lực hướng tới 
*Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
*Năng lực chuyên biệt
- Tỏi hiện sự kiện về tiến trình của cách mạng tư sản Anh. 
- Thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung. so sánh, phân tích những tiền đề đưa đến bùng nổ cách mạng, thấy được vai trò của quần chúng trong tiến trình cách mạng.
II. CHUẨN BỊ :
Gv : - Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bác Mĩ và các tranh ảnh phục vô cho bài giảng.
HS : - Lập bảng túm tắt diễn biến
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Tường thuật, kể chuyện, liên hệ.
- Để hiểu sâu bài học, Gv cần trình bày sơ qua về quá trình hình thành Các thuộc địa ở Bắc Mĩ, từ đó hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới chiến tranh
- Gv cùng Hs làm việc với bản đồ kết hợp với việc yêu cầu Hs trả lời những câu hỏi trong Sgk và câu hỏi do Gv đặt ra để các em khắc sâu kiến thức bài học.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
	Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Tên học sinh vắng
10A1
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Trình bày ý nghĩa, Tính chất của CMTS Anh? 
3. Nội dung bài mới:
GV dẫn dắt vào bài: Bức tượng Nữ thần Tự do đã gợi cho nhiều người Mỹ nhớ đến tổ tiên và là biểu tượng của khát vọng tự do và dân chủ ở Mỹ. Vào thập niên 70 TK XVIII, ở Bắc Mĩ sẽ diễn ra một cuộc cách mạng vừa để giải phóng dân tộc vừa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, để hiểu thêm về cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ chúng ta đi vào nghiên cứu Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh: 
* Phương thức: Gv sử dụng Lược đồ giới thiệu 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ, thành lập từ 1607- 1732 sau cuộc phát kiến địa lí của C. Colombo, là khu vực đất mới, giàu tài nguyên, nằm ở ven ĐTD, 
-GV Nêu câu hỏi: Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế Bắc Mĩ như thế nào?
- HS theodõiSGK và trả lời nhanh.
(Vì sao? 
Các mỏ kim loại quý tập trung chủ yếu ở miền Bắc, cảng Bụxtơn sầm uất ; Ở M.Nam: đất đai phì nhiờu; sử dụng rộng rãi, búc lột tàn bạo nụ lệ da đen). 
- Chính sách của Chính phủ Anh?
- GV tiếp tục hỏi: Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa? Hậu quả của những chính sách đó ra sao?
- HS trả lời
=> GV kết luận 
Hoạt động 2 : Tóm tắt diễn biến chiến tranh
* Phương thức: 
- GV cho HS nắm nguyên nhân trực tiếp của CT:
- GV hướng dẫn HS lập bảng tóm tắt diễn biến.
GV Nêu câu hỏi(Cả lớp):
- Nêu những tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn? Liên hệ bản tuyên ngôn Độc lập của ta 1945
- HS nghiên cứu, liên hệ trả lời.
Hoạt động 3(Cá nhân). Nêu kết quả, Tính chất, ý nghĩa của cuộc CT giành độc lập của Bắc Mĩ
→ Gv giỳp Hs so sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ với CMTS Hà Lan, CMTS Anh để thấy được sự đa dạng về hình thức của các cuộc CMTS đầu thời cận đại.
1. Sự phát triển của CNTB ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 bang thuộc địa của Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (dân số khoảng 1,3 triệu người).
- Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở đây phát triển mạnh:
 + Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: Rượu, thuỷ tinh. Luyện kim, đóng tàu, dệt, 
+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát triển, sản xuất hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc là 
à hình thành thị trường thống nhất cạnh tranh gay gắt với Anh 
- Chính phủ Anh ra sức kìm hãm sự phát triển của Bắc Mĩà mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ với chính quyền thực dân Anh gay gắtànguy bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ:
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện chè Boxton (12/1773)
T.Gian
Sự kiện
9/1774
ĐH Lục địa I: Yêu cầu Anh bãi bỏ chính sách hạn chếà Không được chấp nhận
4/1775
Chiến tranh bùng nổ
5/1775
ĐH Lục địa II: Bầu G.Oasinhton là Tổng chỉ huy quân đội
4//7/1776 
ĐH thông qua Tuyên ngôn độc lập: lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ(U.S.A)
10/1777
Chiến thắng Xaratogaàbước ngoặt
10/1781
CT I-ooc-taoà Quân Anh đầu hàngà CT kết thúc
3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập:
a. Kết quả:
- 9-1783: Hoà ước Vecxai, Anh công nhận độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- 1787: Thông qua hiến pháp quy định chế độ cộng hòa.
b. Tính chất - í nghĩa:
- Mang Tính chất một cuộc CMTS
- Giải phóng Bắc Mĩ khái khái sự thống trị của thực dân Anh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.
4. Củng cố , dặn dò
*Bài cũ: 
- Học sinh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để học bài cũ
- Thông qua nhiều kênh thông tin khác để nắm kiến thức, học sinh trả lời một số câu hỏi liên quan : 	+ Tại sao thế kỉ XVIII cách mạng bùng nổ ở Bắc Mĩ ?
	 + Sự kiện thông qua tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa gì ?
	 + Tính chất chưa triệt để của cuộc cách mạng này
*Bài mới: Chuẩn bị bài: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ( sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan ) 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Bình Xuyên, ngày . tháng .. năm 201 Duyệt giáo án tuần 18 (tiết 34)
 .
 .
 .
Tổ trưởng tổ GDTX
Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn Ngày dạy Tiết : 35
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (t1).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bài học giỳp Hs hiểu rằng: CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc CMTS điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của CNTB trên toàn thế giới.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện, 
- Phát triển kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ, tác phong
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp CM Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.
4. Năng lực hướng tới :
*Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, phát hiện kiến thức. Năng lực hợp tác.
*Năng lực chuyên biệt:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp CM Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, Tấn công ngục Baxti. Sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp
HS: Học bài, nghiên cứu ý nghĩa bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” và túm tắt tiến trình cách mạng.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
 - Nêu vấn đề, phân tích, miêu tả
	- Tường thuật, liên hệ, so sánh.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
	Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Tên học sinh vắng
10A1
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Trình bày ý nghĩa, Tính chất của CT giành độc lập ở Bắc Mĩ? 
3. Nội dung bài mới:
Giáo viên đưa 2 hình ảnh về tình cảnh nông dân Pháp và sự kiện phá ngục Baxti 
- Giáo viên đặt câu hỏi 
 1. Hình ảnh trên cho thấy nước Pháp cuối thế kỷ XVIII có đặc điểm gì nổi bật? 
 2. Em biết gì về pháo đài ngục Baxti?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1( Cá nhân): Tìm hiểu đặc điểm nổi bật về tình hình KT-XH Pháp trước cách mạng.
*Phương thức:
Giáo viên đưa ra bức hình về tình cảnh nông dân Pháp 
- Đặt câu hỏi: Căn cứ vào đâu để nãi rằng, cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu?
- HS dựa vào SGK để trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: 
- GV hướng dẫn HS thể đọc đoạn trích dẫn, phân tích bức tranh từ đó rút ra tình hình chính trị, xã hội
Hoạt động 2( Cá nhân): Nội dung, vai trò của Triết học Ánh sáng
GV: Những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp đó có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng?
- Gv nhấn mạnh vai trò to lớn của tư tưởng trong phong trào cách mạng và đời sống xã hội. Tư tưởng khi đó thõm nhập vào quần chúng sẽ trở thành sức mạnh vật chất, tư tưởng cách mạng có thể góp phần thúc đẩy xã hội đi lên.
Hoạt động 3( Cá nhân-Cả lớp): Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp của cách mạng, sự thành lập nền quân chủ lập hiến.
*Phương thức:
GV cho HS tóm tắt sự kiện dẫn đến thành lập nền Quân chủ Lập hiến
GV lưu ý sự kiện 14-7-1789-mốc mở đầu của CMTS Pháp. GV sử dụng phần tài liệu tham khảo để tường thuật về sự kiện này.
- í nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 14-7-1789?
Em biết gì về Tuyên ngụn nhân quyền và dân quyền?
-Với khẩu hiệu Tự do-Bình đẳng-Bác ái
Liên hệ đến Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945
GV đặt câu hỏi để tiếp tục dẫn dắt vào tiết 2: 
- Vì sao quần chúng cách mạng Pháp lại tiếp tục nổi dậy?
Hoạt động 4(Cặp đôi): Tìm hiểu về thời kỳ tư sản công thương cầm quyền và sự thành lập nền cộng hoà.
*Phương thức:
- GV hướng dẫn HS thảo luận: Những việc làm của phái Gi-rong-đanh, đáp ứng được những yêu cầu cấp bách mà cách mạng Pháp đòi hỏi chưa?
GV cần chốt lại vấn đề: 
I. TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế, xã hội.
 a. Kinh tế:
- Là nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bóc lột nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.
b. Chính trị- Xã hội:
- Chế độ chuyên chế phản động.
- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ + Quý tộc: có nhiều đặc quyền, không phải nộp thuế.
+ Đẳng cấp thứ ba: (tư sản, nông dân và bình dân) bị 2 đẳng cấp trên bóc lột nặng nề
àmâu thuẫn xã hội gay gắt.
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
- Cuối thế kỷ XVIII, ở Pháp xuất hiện trào lưu “Triết học Ánh sáng”\
+ Đại biểu 
+ Nội dung Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.
- Tác dụng: Trào lưu Triết học Ánh sáng → dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
II. TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG
 1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến:
- Ngày 5/5/1789, Lu-I XVI triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp để tăng thuế.
- Để phản đối chính sách của vua Lui XVI, 17-6- 1789, đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội – cơ quan duy nhất có quyền thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quý tộc chuẩn bị đàn áp.
- 14-7-1789 quần chúng nhân dân đó tấn công vào ngục Baxti thắng lợi, Phái đại tư sản tài chính lên cầm quyền.
- 26/8/1789, Quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyên ngụn nhân quyền và dân quyền.
- 9- 1791, Hiến pháp được thông qua và thiết lập nền quân chủ lập hiến.
- Lu I XVI bớ mật chống phỏ: cấu kết với phong kiến Áo-Phổ chuẩn bị tấn công Pháp. 
- Tháng 4/1792, chiến tranh bùng nổ.
- 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” kêu gọi quần chúng đứng lên.
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoà được thành lập.
	- Phái tư sản công thương(Phái Gi-rong-đanh) lãnh đạo nhân dân lật đổ Phái lập hiến,
- Ngày 10-8-1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (Phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu. 
	- Ngày 21-9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hoà thứ nhất, xử tử nhà vua(21/1/1793).
	- Phái Gi-rong-đanh chưa thực hiện chính sách triệt để trong khi Pháp gặp khó khăn: Liên minh phong kiến châu Âu đe doạ cách mạng.
	- Ngày 31-5-1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Ghi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh 
4. Củng cố dặn dò
- Sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp
- Vai trò của quần chúng được thể hiện qua tiến trình cách mạng như thế nào?
- Qua tiết học giáo viên giúp học sinh nắm được: 
	+ Bản chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp
	+ Những mặt tích cực của chính sách thời kì cầm quyền Phái Gia-cụ-banh 
	+ Liên hệ đến tác động của cách mạng tư sản Pháp đến Việt Nam
- Các em có thể sự dụng nhiều kênh khác nhau; qua truyền thông, Internet để hiểu thêm về nước Pháp thế kỉ XVIII và nước Pháp ngày nay 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài cũ:
- Học sinh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để học bài cũ
- Hoàn thành Sơ đồ tiến trình cách mạng.
Bài mới: Nghiên cứu tiếp Các mục còn lại của bài.
Bình Xuyên, ngày . tháng .. năm 201 Duyệt giáo án tuần 19 (tiết 35)
 .
 .
 .
 .
Tổ trưởng tổ GDTX
Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn Ngày dạy Tiết : 36
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (t2).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bài học tiếp tục giúp Hs hiểu rằng: CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc CMTS điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của CNTB trên toàn thế giới.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện, 
- Phát triển kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ, tác phong:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp CM Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.
4. Năng lực hướng tới :
*Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, phát hiện kiến thức. Năng lực hợp tác.
*Năng lực chuyên biệt:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng, quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp CM Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, Tấn công ngục Baxti. Sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp
HS: Học bài, nghiên cứu ý nghĩa bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” và tóm tắt tiến trình cách mạng.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Nêu vấn đề, phân tích, miêu tả
	- Tường thuật, liên hệ, so sánh.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
	Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Tên học sinh vắng
10A1
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Tình hình nước Pháp trước cách mạng ntn?
3. Nội dung bài mới:
GV dẫn dắt học sinh vào bài: Như vậy chắc chắn ở nước Pháp sẽ diễn ra một cuộc cách mạng vừa để xóa bỏ chế độ phong kiến lỗi thời mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, để hiểu thêm về cuộc cách mạng này chúng ta đi vào tìm hiểu tiếp bài 31: Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII - một cuộc Đại cách mạng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 5(Cả lớp): Tìm hiểu về nền chuyên chính Gia-cụ-banh, đỉnh cao của cách mạng
*Phương thức:
GV cho HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi sau:
Tại sao nãi thời kỳ chuyên chính Giacobanh là đỉnh cao của cách mạng? 
	- GV sử dụng ảnh chân dung giới thiệu Rô-be-xpi-e, nhấn mạnh những phẩm chất nổi bật như ý chí sắt đá tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định “không thể đảo ngược được”.
GV hướng dẫn để HS:
Có thể biểu diễn sự thoái trào của cách mạng Pháp qua sơ đồ sau:
Gia-cụ-banh (Cộng hoà: 6 -1793)
	Đốc chính (27-7-1794)
	Độc tài (Đế chế 1: 11-1799)
	Quân chủ (11 - 1815)
Hoạt động 6(Cá nhân): Rút ra ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.
GV cho HS dựa vào SGK để rút ra
3. Nền chuyên chính Giacôbanh đỉnh cao của cách mạng
	- Phái Gia-cô-banh đứng đầu là Robexpie đó thực hiện nhiều chính sách triệt để: 
	+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân. 
	+ Thông qua hiến pháp mới(6/1793) tiến bộ: tự do dân chủ, xãa bỏ đẳng cấp...
	+ Xoá nạn đầu cơ tích trữ ... 
=> được ủng hộ
 + Ban hành lệnh “Tổng động viên” chống thự trong giặc ngoài thắng lợi
à đỉnh cao cách mạng
- Ngày 27-7-1794 Phái Tư sản mới giàu lên đảo chính lật đổ phái GCBàcách mạng Pháp thoái trào.
4. Thời kì thoái trào
	- Phái TS mới giàu lên lập chế độ Đốc chính, thủ tiêu thành quả cách mạng.
	- Cuộc đảo chính (11- 1799) lật đổ 
chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dùng chế độ độc tài. 
	- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
	- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
điển hình, triệt để nhất thời cận đại: 
	+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó. 
	+ Thành lập chuyên chính cách mạng
	+ Thực hiện nhiều chính sách triệt để
	+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. 
à Báo hiệu sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu, sự thắng thế của CNTB trên phạm vi thế giới.
4. Củng cố dặn dò
- Sơ đồ tiến trình cách mạng tư sản Pháp
- Vai trò của quần chúng được thể hiện qua tiến trình cách mạng như thế nào?
- Qua tiết học giáo viên giúp học sinh nắm được: 
	+ Bản chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp
	+ Những mặt tích cực của chính sách thời kì cầm quyền Phái Gia-cụ-banh 
	+ Liên hệ đến tác động của cách mạng tư sản Pháp đến Việt Nam
- Các em có thể sự dụng nhiều kênh khác nhau; qua truyền thông, Internet để hiểu thêm về nước Pháp thế kỉ XVIII và nước Pháp ngày nay 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài cũ:
- Học sinh dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa để học bài cũ
- Hoàn thành Sơ đồ tiến trình cách mạng.
Bài mới: Nghiên cứu bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu ( Sưu tầm tư liệu, ảnh liên quan ) 
Bình Xuyên, ngày . tháng .. năm 201 Duyệt giáo án tuần 20 (tiết 36)
 .
 .
 .
 .
Tổ trưởng tổ GDTX
Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn Ngày dạy Tiết : 37	
Bài 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cùng với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm khổng lồ cho CNTB, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sản xuất mới.
- Hệ quả của cách mạng công nghiệp (về KT, XH) và ý nghĩa của nú đối với sự phát triển của CNTB.
- Tác dụng của cách mạng công nghiệp đối với việc xây dùng đất nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.
3. Thái độ, tác phong
- Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, sự bóc lột đối với công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn, đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
- Qua nhữnh thành tựu HS thấy rõ giá trị của lao động trong đời sống con người.
4. Năng lực hướng tới:
*Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, phát hiện kiến thức.
- Năng lực hợp tác
*Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực tự học, phát hiện kiến thức.
- Năng lực hợp tác - Năng lực đánh giá liên hệ.
- Năng lực khai thác phương tiện thông tin
II. CHUẨN BỊ:
GV- Những hình ảnh trực quan
HS : Lập bảng thống kê Các thành tựu tiêu biểu. Trả lời câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
	- Miêu tả, giải thích, liên hệ
	- Phân tích, đánh giá
- Sử dụng hình ảnh trực quan
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sĩ số.
	Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Tên học sinh vắng
10A1
10A2
10A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: 1.Trình bày diễn biến của CMTS Pháp?
 2. Trình bày ,ý nghĩa, Tính chất của CMTS Pháp?
3. Nội dung bài mới:
Giáo viên đưa hình ảnh Giêm Oát và động cơ hơi nước. 
 	- Giáo viên : + hướng dẫn học sinh quan sát hình ảnh.
 + đặt câu hỏi: Các em biết gì về Giêm Oát và động cơ hơi nước?
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhanh (1 phút), trình bày. Sau khi học sinh trình bày, GV khái quát nhanh về Giêm Oát và động cơ hơi nước
- Gv giới thiệu : 
+ Động cơ hơi nước là một trong những thành tựu của CMCN ở châu Âu XVIII và nó đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, xã hội của các nước châu Âu. 
Để hiểu rõ hơn về những thành tựu của cuộc CMCN ở châu Âu XVIII,chúng ta học bài 32 : CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1(Cá nhân): Tìm hiểu Tiền đề của cách mạng công nghiệp Anh
*Phương thức:
GV cho HS nhớ lại kiến thức để trả lời câu hỏi: “Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?” 
Hoạt động 2(Nhóm): Tìm hiểu Những phát minh về mỏy múc trong CMCN Anh.
* Phương thức: GV tổ chức cho hoạt động theo nhóm nhỏ( Hs trong bàn), đọc sgk và lập bảng thống kờ theo mẫu
Sau khi HS hoàn thành bảng thống kờ, gv sử dụng Các hình ảnh về Các phát minh trong CMCN Anh
Tổ chức cho hs trả lời Các câu hỏi sau: 
1. Phát minh nào quan trọng nhất ? vì sao? 
3. Vì sao ..tiến hành đầu tiên trên lĩnh vực CN nhẹ ?
4. Việc phát minh và sử dụng máy hơi nước có ý nghĩa gì?
à khắc phục được yếu tố địa lí, tốc độ và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc 
5. Những thay đổi của nước Anh sau CMCN?
à Gv kết luận về những thay đổi về kinh tế và xã hội ở nước Anh sau cách mạng công nghiệp.
 Hoạt động 3(Cá nhân): Tìm hiểu những tác động của CMCN đến kinh tế, xã hội Các nước châu Âu.
*Phương thức:
- Gv đưa một số hình ảnh về sự phát triển của CN nước Anh và châu Âu sau CMCN ở châu Âu, những hình ảnh về biến chuyển xã hội.
Yêu cầu HS quan sỏt và trả lời Các câu hỏi 
1. Sự thay đổi về hoạt động kinh tế ở nước Anh, châu Âu trước và sau CMCN ?
2. Sự thay đổi về cơ cấu xã hội, lực lượng lao động ở nước Anh, châu Âu trước và sau CMCN?
- Sau khi HS trình bày xong, gv hướng dẫn HS tự ghi bài.
- GV chốt: Mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và tư sản không ngừng tăng lên làm bùng nổ nhiều cuộc đấu trang giai cấp.
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh:
a.Tiền đề cách mạng công nghiệp Anh
Vào cuối thế kỷ XVIII nước Anh có các điều kiện:
- Kinh tế: tư bản phát triển mạnh, giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn tư bản lớn.
- Nhân công: đông.
- Những cải tiến kỹ thuật: phân công lao động hợp lý, tạo điều kiện để phát minh ra máy móc.
=>Cuối thế kỷ XVIII, CM CN diễn ra đầu tiên ở Anh, bắt đầu từ ngành dệt.
b. Những phát minh về mỏy múc:
T. gian 
Thành tựu
1764
Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra mỏy kộo sợi Gienni.
1769
Ac-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
1779
Crôm-tơn cải tiến mỏy kộo sợi tạo ra sản phẩm bền, đẹp hơn.
1785
Cac-rai chế tạo mỏy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.
1784
Giờm Oỏt phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
1735
phát minh ra pp nấu than cốc để luyện gang thép
1784
lũ luyện gang đầu tiên được xây dùng.
1814
Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức: 
(Hướng dẫn HS đọc thêm)
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
- Kinh tế: + Nâng cao năng suất lao động, làm tăng khối lượng sản phẩm cho xã hội, bộ mặt Các nước tư bản dần thay đổi 
 + Làm xuất hiện nhiều trung tõm công nghiệp.
 + Thúc đẩy GTVT, nông nghiệp phát triển.
- Xã hội: hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: 
 + Tư sản công nghiệp: Sở hữu tư liệu sản xuất
 +Vô sản công nghiệp: Không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê cho tư sản và bị bóc lột nặng nề. Mâu thuẩn xã hội gay gắt.
4. Củng cố, dặn dò:
- Giúp HS hiểu sâu hơn về thành tựu của CMCN Anh và vai trò của máy hơi nước.
- Liên hệ CM Công nghệ 4.0 hiện nay.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Bình Xuyên, ngày . tháng .. năm 201 Duyệt giáo án tuần 21(tiết 37 )
 .
 .
 .
 .
Tổ trưởng tổ GDTX
Nguyễn Thị Hằng
Ngày soạn Ngày dạy Tiết : 38
Bài 33: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MĨ 
GIỮA THẾ KỈ XIX.
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
giúp Hs hiểu được:
- Đến giữa thế kỉ XIX, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản, phong trào dân tộc dân chủ chống chế độ phong kiến diễn ra rộng khắp ở châu Âu và Mĩ dưới nhiều hình thức, điển hình là cuộc đấu tranh thống nhấ Đức, thống nhất Italia, nội chiến Mĩ 
- Những phong trào này đều mang tính chất của cuộc cách mạng tư sản, khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất TBCN.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ.
3. Tư tưởng, tình cảm:
- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến bảo thủ, đòi quyền tự do dân chủ.
4. Năng lực hướng tới :
*Năng lực chung: 
- Năng lực tự học, phát hiện kiến thức.
- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học, phát hiện kiến thức.
*Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực hợp tác, năng lực tường thuật
- Năng lực khái quát tổng kết
II. CHUẨN BỊ:
GV- Lược đồ thống nhất Đức, 
HS :Túm tắt hoàn cảnh, diễn biến qúa trình thống nhất Đức, Nội chiến ở Mĩ.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
	- Tường thuật, giao dự án
- Phân tích, đánh giá
- Sử dụng hình ảnh trực

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc