Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thành tựu cách mạng công nghiệp lần ba và lần tư.

- Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Năng lực

- Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng được tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, để trình bày những thành tựu cơ bản và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thông qua đó vận dụng để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu thành tựu, ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư; có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.

 

doc 43 trang Phan Thành 05/07/2023 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 - Học kì 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thảo Nguyên - Trường THPT Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI 
Môn: Lịch sử, Lớp 10
(Thời gian: 3 tiết - 19,20,21)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Thành tựu cách mạng công nghiệp lần ba và lần tư.
- Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Năng lực
- Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng được tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, để trình bày những thành tựu cơ bản và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; thông qua đó vận dụng để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu thành tựu, ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư; có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm, hợp tác: Có thái độ sẵn sàng nhận nhiệm vụ học tập, tinh thần hợp tác cùng các bạn để giải quyết vấn đề học tập. 
- Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: trung thực, chăm chỉ có ý thức tự tìm tòi khám phá lịch sử; cảm phục sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người để sáng chế ra những phương tiện tiến bộ nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng đời sống của con người, từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc học tập của mình, biết tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên mạng internet, mạng xã hội, sử dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp hiện đại một cách có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các hình ảnh, video, các tư liệu lên quan đến bài học
- Máy tính, máy chiếu.
- Phương tiện làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: HS trình bày được những điều đã biết về những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học hiện đại; kích thích hứng thú học tập; xác định các nhiệm vụ học tập của bài học. 
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho HS xem video Lịch sử phát triển của máy vi tính và tổ chức hoạt động thảo luận cặp đôi, HS xem video và trả lời các câu hỏi theo kĩ thuật 5W-1H
Nội dung: 
-W: Đây là cái gì?
-W: Hiện nay có còn được sử dụng hay không?
-W: Hiện nay hình dáng nó biến đổi ra sao?
-W: Ra đời nhằm phục vụ mục đích gì?
-W: Ai là người sử dụng?
-H: Mô tả hình dáng khi mới ra đời và so với ngày nay.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hình thành cặp đôi, xem video, thảo luận và trả lời các câu hỏi. GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm: HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-W: Đây là cái gì? Đây là máy vi tính
-W: Hiện nay có còn được sử dụng hay không? Có, vẫn đang sử dụng
-W: Hiện nay hình dáng nó biến đổi ra sao? Ngày càng nhỏ, gọn, mỏng, nhẹ
-W: Ra đời nhằm phục vụ mục đích gì? Phục vụ cho cuộc sống con người
-W: Ai là người sử dụng? Tất cả mọi người
-H: Mô tả hình dáng khi mới ra đời và so với ngày nay. Khi mới ra đời thì có hình dáng thô, cồng kềnh...ngày nay thì gọn, đẹp, tinh tế.
- Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi. GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
a. Mục tiêu: HS trình bày được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà.
Nội dung:
* Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: 
- Nhóm 1: Sưu tầm và trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Nhóm 2: Sưu tầm và trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Nhóm 3: Sưu tầm và trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Nhóm 4: Sưu tầm và trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
*Lưu ý: Các nhóm 1,2 tìm hiểu trước nội dung của nhóm 3 và 4 để đặt câu hỏi phản biện và ngược lại.
- Yêu cầu về sản phẩm:
+ Cách thức trình bày: có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau, như: biên tập video, thiết kế trình chiếu Poweroint, trình bày trên giấy A0...
+ Cử đại diện báo cáo sản phẩm trước lớp. Thời gian: Tối đa 5 phút.
+ Đặt câu hỏi phản biện nội dung của nhóm khác.
+ Đánh giá sản phẩm và trình bày của nhóm khác thông qua Bảng tiêu chí chấm.
- Tiết 1: Nhóm 1,2 tiến hành báo cáo sản phẩm và phản biện.
-Tiết 2: Nhóm 3,4 tiến hành báo cáo sản phẩm và phản biện.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm học sinh chuẩn bị trước nội dung ở nhà, phân công đại diện nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm, tìm hiểu nội dung của nhóm khác để đặt câu hỏi phản biện.
Sản phẩm: 
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
1.1. Bối cảnh lịch sử: Giảm tải
1.2. Những thành tựu cơ bản
a. Máy tính
- Máy tính điện tử ra đời đã dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất 
- Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều kiển bằng máy tính
b. Sự ra đời của Internet
- Internet được phát minh năm 1957 bởi văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin ARPA (Mỹ)
- Năm 1969, Internet được khai thác sử dụng, từ năm 1991 Web và internet phát triển một cách nhanh chóng.
c. Sự bùng nổ công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỉ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
- Công nghệ thông tin phát triễn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu
d. Các thiết bị điện tử
- Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và cá mạch điện tử cho phép tự động hóa trong các quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm
Nhiều thiết bị được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế .
- Các mạng công nghiệp còn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chế tạo vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ sinh học 
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.2. Những thành tựu cơ bản
a. Trí tuệ nhân tạo
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng 
b. Internet kết nối vạn vật
- Là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và con người, hình thành nhờ sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
c. Dữ liệu lớn
- Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. 
- Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước 
d. Công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học và sự phát triển của các ngành, đa ngành cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực vật lý, máy in 3D, công nghệ na-nô 
- Báo cáo, thảo luận: 
* Tiết 1
- Nhóm 1, 2 tiến hành báo cáo sản phẩm 
+ Nhóm khác đặt câu hỏi, phản biện, đánh giá sản phẩm của nhóm 1, 2 bằng Bảng tiêu chí chấm
+ GV tổ chức thảo luận: Mỗi nhóm lựa chọn và giới thiệu 1 thành tựu tiêu biểu nhất và giải thích vì sao?
* Tiết 2
- Nhóm 3, 4 tiến hành báo cáo sản phẩm 
+ Nhóm khác đặt câu hỏi, phản biện, đánh giá sản phẩm của nhóm 3, 4 bằng Bảng tiêu chí chấm
+ GV tổ chức thảo luận: Mỗi nhóm lựa chọn và giới thiệu 1 thành tựu tiêu biểu nhất và giải thích vì sao?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Nội dung chấm
Tiêu chí
Thang điểm
Điểm
A. Cách thức trình bày
(20%)
- Trình bày lưu loát, không đọc, không phụ thuộc vào tài liệu.
0,5
- Tự tin, có sử dụng cử chỉ, có kết nối, giao tiếp với người nghe.
0,5
- Tốc độ nói vừa phải, diễn đạt dễ hiểu, có điểm nhấn, thu hút.
0,5
- Thái độ thuyết trình nghiêm túc.
0,25
- Không vi phạm thời gian tối thiểu/tối đa.
0,25
Trung bình điểm tác phong 
2,0
B. Nội dung
(60%)
- Cấu trúc hợp lý, bố cục rõ ràng
1,0
- Đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản về nhiệm vụ được giao
2,0
- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ
1,0
- Mở rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ thực tế
1,0
- Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nhiệm vụ được giao
1,0
Trung bình điểm nội dung 
6,0
C. Trả lời câu hỏi (20%)
- Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi do nhóm khác/GV đặt ra
1,5
- Thuyết phục được người đặt câu hỏi
0,5
Trung bình điểm trả lời câu hỏi 
2,0
Tổng
10,0
- Kết luận, nhận định: 
+ GV kết hợp học liệu Phim tài liệu: Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư chốt nội dung kiến thức cơ bản.
+ GV căn cứ kết quả đánh giá lẫn nhau của các nhóm, nhận xét quá trình hoạt động của HS và đưa ra nhận xét.
Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội, văn hóa. Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức hoạt động cặp đôi, HS quan sát sơ đồ 9.3 và các hình 9.13, 9.14, 9.15 , kết hợp đọc SGK và trả lời câu hỏi bằng cách điền vào phiếu học tập:
Nội dung: 
Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho ví dụ cụ thể.
Hoàn thành phiếu học tập
Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
Kinh tế
Văn hóa
Xã hội
Ví dụ: 
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao, GV theo dõi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Gợi ý sản phẩm:
THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
Kinh tế
-Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Văn hóa
- Thúc đẩy các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau
- Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
Xã hội
- Thúc đẩy sự ra đời của giai cấp công nhân hiện đại.
- Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.
Ví dụ: Bảo tàng ảo...
- Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho các cặp đôi trình bày, thuyết trình về nội dung đã chuẩn bị; GV hướng dẫn các cặp đôi khác nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc nhóm, chuẩn hóa kiến thức và hướng dẫn HS ghi chép 
a. Mục tiêu: HS khái quát, hệ thống hóa, củng cố được kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai là triệu phú”.
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ : GV chuẩn bị trò chơi “Ai là triệu phú”, cung cấp phiếu chấm điểm cho học sinh và giao nhiệm vụ cho học sinh tham gia như sau: 
Nội dung: 
Phần I. Tham gia trò chơi : “ Ai là triệu phú” 
A. Câu hỏi đi tìm người chơi cho chương trình Ai là triệu phú: Hãy sắp xếp câu nhanh nhất theo thứ tự sao cho câu có nghĩa: 
A. Hiện đại. B. Cách mạng. C. Thời kì. D. Công nghiệp.
B. Câu hỏi giành cho người chơi chương trình “Ai là triệu phú”
Câu 1. Máy tính nào được coi là cha đẻ của máy tính hiện đại?
A. Apple. B. Sam Sung. C. Eniac. D. Lenovo.
Câu 2. Ai là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng?
A. U Ga-ga-rin. B. Phạm Tuân. C. Bu A-đin. D. Neo Am-strong.
Câu 3. Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo. B. Máy hơi nước. C. Dữ liệu lớn. D. Điện toán đám mây.
Câu 4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kết hợp giữa các công nghệ ảo và thực tế, thông qua các công nghệ nào?
A.Trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật và dữ liệu lớn.
B. Internet và Dữ liệu lớn. 
C. Dữ liệu lớn kết hợp với trí tuệ nhân tạo.
D.Trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật.
Câu 5. Người máy đầu tiên trên thế giới có quyền công dân là 
A. người máy Asimo. B. người máy Trí Nhân.
C. người máy Sophia . D. người máy ChihiraAico.
Câu 6. Đâu không phải là ý nghĩa kinh tế của cuộc CMCN lần thứ ba và tư?
A. Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao, hiệu quả kinh tế to lớn.
B. Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
C. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới.
D. Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.
Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa văn hoá của cuộc CMCN lần thứ ba và tư?
A. Mở rộng giao lưu, thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
B. Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
C. Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
D. Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
Câu 8. Ý nghĩa xã hội của cuộc CMCN lần thứ ba và tư là làm
A. xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại có trí thức, kĩ năng, trình độ.
B. gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
C. mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa con người với con người.
D. xuất hiện tình trạng văn hoá lai căn. 
Câu 9. Trong những năm gần đây Việt Nam là nước có tốc độ phát triển mạnh mẽ về:
A. đời sống nhân dân. B. viễn thông và công nghệ thông tin.
C. kinh tế du lịch. D. cơ sở hạ tầng. 
Câu 10. Thành tựu nào sau đây của CMCN thời hiện đại đã góp phần vào giải quyết vấn đề lương thực cho nhân loại?
A. Trí tuệ nhân tạo. B. Rô bốt.
C. “Cách mạng xanh”. D. Công nghệ thông tin.
Phần II. Thư ký tổng hợp điểm cho người chơi vào phiếu chấm điểm. Các hs khác chấm chéo điểm của nhau. 
Họ và tên : .. Hs lớp: ..
 PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRÒ CHƠI “ AI LÀ TRIỆU PHÚ” 
Câu
Thang điểm
Thang điểm: 10
Điểm HS chấm
1
200.000
0,25
2
400.000
0,25
3
600.000
0,25
4
1.000.000
0,5
5
3.000.000
1,0
6
4.000.000
1,25
7
6. 000.000
1,25
8
10. 000.000
1,5
9
14.000.000
1,75
10
20. 000.000
2,0
Tổng điểm
10 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi, ghi kết quả vào phiếu chấm điểm của cá nhân. GV quan sát, hỗ trợ.
Sản phẩm: - Học sinh tham gia trò chơi 
	 - Đáp án câu trắc nghiệm 
 A. Đáp án câu hỏi đi tìm người chơi cho chương trình Ai là triệu phú : 
 Thứ tự cụm từ : B-D-C-A: Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại 
B . Đáp án câu hỏi giành cho người chơi chương trình “Ai là triệu phú”
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
B
A
C
D
C
A
B
C
- Báo cáo, thảo luận: GV là người dẫn chương trình, chọn 1 học sinh xung phong nhanh nhất tham gia phần “Đi tìm người chơi cho chương trình Ai là triệu phú”, hs có câu trả lời đúng sẽ được tham gia trò chơi. Một học sinh làm thư kí sẽ tổng hợp kết quả của học sinh tham gia trò chơi, các học sinh khác tìm đáp án đồng thời với hs tham gia thi và ghi kết quả vào phiếu chấm điểm. Khi học sinh tham gia trò chơi trả lời sai, học sinh khác được bổ sung ý kiến đưa ra đáp án chính xác, gv cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến câu hỏi của trò chơi. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét học sinh tham gia trò chơi và tinh thần học tập của cả lớp, chấm điểm cho hs tham gia, và 1 hoặc 2 học sinh phía dưới lớp. Các học sinh khác chấm chéo bài của nhau. Gv kết luận và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
a. Mục tiêu: HS thể hiện được tính độc lập trong suy nghĩ, vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội.
b. Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cung cấp câu hỏi thảo luận và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập:
- Nội dung: GV đặt câu hỏi trong tình huống học tập:
Nhiệm vụ 1: Vừa thi đỗ vào lớp 10, Nam được bố thưởng cho chiếc điện thoại Iphone 13, mừng rỡ, Nam vội đi khoe với nhóm bạn thân. Lâm nói “vậy từ nay chúng mình sẽ được thoả thích với Garena Liên Quân Mobile (trò chơi về Đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi), Warface Mobile (trò chơi về Hành động, bắn súng, chiến thuật) haha”. Hải lại nói “tao sẽ không bao giờ dùng điện thoại thông minh đâu, nói sẽ hại đời tao”.
	Nếu là Nam em sẽ đối thoại như thế nào với 2 bạn của Nam?
Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm (4 nhóm) đưa ra một tình huống cần giải quyết đã gặp trên mạng Internet và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất với tình huống đó
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Tại lớp: HS thực hiện nhiệm vụ 1 ở lớp, phát biểu ý kiến của bản thân qua câu hỏi thảo luận.
+ Ở nhà: các thành viên mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua nhóm Zalo hoặc Messenge liên hệ trao đổi thống nhất sản phẩm của nhóm.
 Sản phẩm : Phần trình bày ý kiến của cá nhân học sinh tại lớp.
Phần SP nhiệm vụ 2 có thể nộp bài cho GV qua Email, zalo. 
- Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho một số HS thảo luận việc giải quyết tình huống ở nhiệm vị 1. Báo cáo kết quả sản phẩm để cả lớp cùng nhận xét, góp ý sản phẩm trong buổi học tiếp theo.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của học sinh tại lớp, cho điểm. Chấm điểm sản phẩm bài tập về nhà của HS. 
THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ.
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
(Thời gian: 1 tiết - 22)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thi hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.
- Chơi trò chơi ô chữ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. 
- Thực hiện dự án học tập về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư. 
- Tham gia câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức cuộc thi tranh biện về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến con người.
- Giới thiệu được một thành tựu của cách mạng công nghiệp tác động đến bản thân em. 
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới để giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
+ Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 4.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. 
- Phiếu đánh giá bài thuyết trình. 
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). 
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS: Nêu suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 4, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Nếu các nhà khoa học kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống của chúng ta sẽ lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Cuộc sống của con người sẽ rơi vào trì trệ và không có động lực lao động. Con người lao động chủ yếu bằng lao động cơ bắp của con người. Kinh tế kém phát triển, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận tải và nông nghiệp. Cuôc sống của con người không được cải thiện và phát triển. Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, tinh thần của con người cũng trở nên lạc hậu, kém phong phú. Không có sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
- GV mời đại diện HS khác, nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống lại kiến thức trong Chủ đề 4 – Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. 
B - C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Thi hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu và thuyết minh được thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất. 
b. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập: Hùng biện về một thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai mà em thấy ấn tượng nhất. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến và đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm.
- GV mở rộng các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. 
Nhiệm vụ 2: Trò chơi ô chữ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chơi trò chơi ô chữ, giải được các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề về cuộc Cách mạng cộng nghiệp thời kì cận đại. 
b. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang và nêu câu hỏi: 
+ Câu 1 (11 chữ cái): Phát minh của Hippolyte Pixii dựa trên nguyên lí Faraday, thúc đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng điện.
+ Câu 2 (13 chữ cái): Phát minh của James Watt, là biểu tượng của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Câu 3 (10 chữ cái): N. Tesla, Edison và Westinghouse đã có những phát minh tiên phong trong lĩnh vực này.
+ Câu 4 (8 chữ cái): Kỉ nguyên sản xuất hình thành với sự ra đời của máy hơi nước.
+ Câu 5 (4 chữ cái): Năng lượng được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”.
- GV yêu cầu HS sau khi giải được các ô chữ hàng ngang, tìm được sản phẩm của ô chữ chủ. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về cách mạng công nghiệp thời kì cận đại để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời từng ô chữ hàng ngang. 
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
M
A
Y
P
H
A
T
D
I
E
N
2
Đ
O
N
G
C
O
H
O
I
N
U
O
C
3
Đ
O
N
G
C
O
Đ
I
E
N
4
C
O
K
H
I
H
O
A
5
X
A
N
G
Sản phẩm của ô chữ chủ (18 chữ cái): CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
- GV mời đại diện HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Dự án học tập về thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được dự án học tập về thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư. 
b. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, sử dụng phương pháp dạy học dự án để HS tìm hiểu về thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư. 
- Tên dự án: Tác động của một số thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống của em.
- Các tiểu dự án: 
+ Tiểu dự án 1: Internet tác động đến cuộc sống của em như thế nào?
+ Tiểu dự án 2: Toàn cầu hóa tác động tích cực và tiêu cực đến em như thế nào? Nêu biện pháp khắc phục tác động tiêu cực. 
+ Tiểu dự án 3: Nên hay không nên công nhận người máy là công dân?
+ Tiểu dự án 4: Điện thoại thông minh có tác động đến việc học tập của em như thế nào?
- GV khuyến khích HS sáng tạo trong việc lựa chọn hình thức báo cáo sản phẩm dự án như: áp phích, thiết kế bài trình chiếu trên máy tính, sơ đồ tư duy, tập san,....
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- GV yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS.
- GV mở rộng kiến thức, phân tích rõ hơn về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, làm gia tăng năng suất lao động nhưng cũng làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo kéo theo một số ảnh hưởng xấu như ô nhiễm môi trường, cháy rừng, dịch bệnh. 
Nhiệm vụ 4: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức cuộc thi tranh biện về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến con người
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tranh biện về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến con người.
b. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động theo nhóm, tổ chức cuộc thi tranh biện về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến con người. Tranh biện về 2 quan điểm:
+ Quan điểm 1: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư có tác động tích cực đến cuộc sống con người. 
+ Quan điểm 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư có tác động tiêu cực đến cuộc sống của con người. 
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có). 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV mở rộng: Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam với sự tiến bộ của công nghệ dẫn đến sự ra đời của các ngành khác nhau, trong đó một số lượng lớn các công việc hoạt đông trên các nền tảng trực tuyến đã ra đời như Uber, Grab, Be hay thương mại điện tử, đã giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến. 
Nhiệm vụ 5: Giới thiệu một thành tựu của cách mạng công nghiệp tác động đến bản thân em
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được một thành tựu của cách mạng công nghiệp tác động đến bản thân em. 
b. Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Chọn một thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư có tác động đến cuộc sống của bản thân (hoặc gia đình). 
Thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
Tác động tích cực
Tác động tiêu cực
 ..
 ..
 ..
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày theo bảng mẫu.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đã học trong Chủ đề 4:
+ Những nét chính về bối cảnh lịch sử, những thành tựu cơ bản, ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. 
+ Tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới đối với xã hội, văn hoá.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. 
CHỦ ĐỀ 5. VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
(Thời gian: 1 tiết- 23)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tranh ảnh, lược đồ để trình bày được hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc khái quát, trình bày được hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trên trục thời gian.
 - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về nền văn minh Đông Nam Á để giới thiệu quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam.
3. Về phẩm chất
- Phát triển phẩm chất yêu nước: thông qua việc tìm hiểu các cơ sở tự nhiên, tộc người, xã hội...trân trọng sự đa dạng và phong phú của văn minh Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Phát triển phẩm chất trách nhiệm: thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á, hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
* Giáo viên: 
- Kế hoạch dạy họ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_10_hoc_ki_2_nam_hoc_2022_2023_tran_thi_thao.doc