Giáo án Lịch sử 10 - Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt - Năm học 2022-2023
1. Về kiến thức: Khái niệm văn minh Đại Việt; Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt; Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
2. Về năng lực:
- Phân tích được khái niệm văn minh Đại Việt.
- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.
- Trình bày được tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian.
- Sưu tầm được một số hình ảnh, tư liệu chứng tỏ văn minh Đại Việt mang đậm dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
3. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng lòng tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Lịch sử 10, phiếu học tập, giấy A1,.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS phân tích được khái niệm văn minh Đại Việt.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
BÀI 14: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT I. Mục tiêu Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018: Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt; Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt: kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc; Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian. 1. Về kiến thức: Khái niệm văn minh Đại Việt; Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt; Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. 2. Về năng lực: - Phân tích được khái niệm văn minh Đại Việt. - Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. - Trình bày được tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian. - Sưu tầm được một số hình ảnh, tư liệu chứng tỏ văn minh Đại Việt mang đậm dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 3. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng lòng tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Lịch sử 10, phiếu học tập, giấy A1,... III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: HS phân tích được khái niệm văn minh Đại Việt. b) Tổ chức thực hiện #1: GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đọc SGK để: 1. Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt. 2. Liệt kê các cơ sở hình thành, nêu thời gian tồn tại và các triều đại gắn liền với văn minh Đại Việt. #2: HS xác định và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, điều hành. Sản phẩm: Kết quả của HS được viết vào vở: (1) Văn minh Đại Việt là nền văn minh của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. (2) Nền độc lập tự chủ, kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc và tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn minh bên ngoài; Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX; Ngô - Đinh - Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. #3: GV tổ chức báo cáo: GV có thể chọn một số HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ; yêu cầu một số HS khác bổ sung. GV tiếp tục nêu vấn đề: Theo em, văn minh Đại Việt có thể kế thừa những thành tựu nào của văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Văn minh Đại Việt có thể kế thừa những thành tựu của nền văn minh nào ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam? HS suy nghĩ trả lời. GV gợi ý và nhận xét các câu trả lời. #4: GV kết luận: Như mục Sản phẩm và dẫn dắt vào nội dung tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt a) Mục tiêu: HS phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt; Trình bày được tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt trên đường thời gian. b) Tổ chức thực hiện #1: GV dẫn dắt, chia lớp thành 06 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ: 1. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt (nhóm 1 - 3). 2. Vẽ đường thời gian khái quát tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt (nhóm 4 - 6). #2: HS xác định và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, điều hành. Sản phẩm: Kết quả của HS được trình bày trên giấy A1: 1. Sơ đồ tư duy với các nhánh chính thể hiện cơ sở hình thành văn minh Đại Việt: Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc; Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt; Tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài. 2. Đường thời gian thể hiện tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX qua các giai đoạn, gắn với các triều đại: thế kỷ X, thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV, thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. #3: GV tổ chức báo cáo và kết luận: 1. GV tổ chức cho 03 nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, tổ chức cho cả lớp quan sát, bình chọn sản phẩm có tính thẩm mĩ và nội dung đầy đủ nhất. Tiếp theo, GV mời đại diện nhóm có sản phẩm tốt nhất theo sự bình chọn của cả lớp lên bảng thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, đặt câu hỏi theo thứ tự từ 02 nhóm cùng nhiệm vụ, sau đó đến các nhóm tiếp theo. Sau khi nhóm thuyết trình phản hồi các ý kiến, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và nêu các câu hỏi mở rộng thêm: Hãy chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn minh bên ngoài. Trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt, cơ sở nào quan trọng nhất? Vì sao? HS suy nghĩ trả lời. GV theo dõi, gợi ý và kết luận như mục Sản phẩm. 2. GV tiến hành tương tự như nhiệm vụ 1. Sau phần phản hồi của nhóm thuyết trình đối với ý kiến của các nhóm, GV tiếp tục nêu các câu hỏi mở rộng: Nêu nhận xét về tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Vì sao văn minh Đại Việt chỉ tồn tại và phát triển đến giữa thế kỉ XIX? HS suy nghĩ trả lời. GV theo dõi, gợi ý và kết luận như mục Sản phẩm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: HS khái quát được nội dung kiến thức về cơ sở hình thành và tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt. b) Tổ chức thực hiện #1: GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Nội dung: HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu tóm tắt nội dung bài học: PHIẾU TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC A. THÔNG TIN Họ và tên: ............................................................................................................................. Lớp: ...................................................................................................................................... Tên bài học: ......................................................................................................................... B. NỘI DUNG Yêu cầu Nội dung chi tiết 03 từ khóa về bài học (liệt kê và giải thích) 03 nội dung quan trọng trong bài học 03 điều thú vị muốn chia sẻ về bài học 01 câu hỏi hoặc thắc mắc về bài học 01 điều muốn tìn hiểu thêm về bài học #2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ và gợi ý. Sản phẩm: Phiếu tóm tắt nội dung bài học hoàn thiện của HS theo mẫu gợi ý ở trên. #3: GV tổ chức thảo luận và kết luận: GV có thể lựa chọn từ 3-5 HS hoàn thành sản phẩm sớm và đầy đủ nhất trình bày kết quả trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung và hoàn thiện phiếu cá nhân của mình. GV theo dõi, nhận xét và củng cố lại nội dung kiến thức của bài học. HS lắng nghe, sau đó điều chỉnh và ghim sản phẩm vào vở ghi của mình. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS sưu tầm được một số hình ảnh, tư liệu chứng tỏ văn minh Đại Việt mang đậm dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. b) Tổ chức thực hiện #1: GV dẫn dắt và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. Nội dung: HS chọn 01 trong 02 nhiệm vụ và thực hiện ở nhà: 1. Bằng nhiều cách khác nhau, sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu chứng tỏ văn minh Đại Việt mang đậm dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. 2. Sưu tầm một tư liệu, hình ảnh tiêu biểu thể hiện dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với văn minh Đại Việt để trình bày nội dung và đánh giá về giá trị của tư liệu, hình ảnh đó. #2: HS tiếp nhận và thực hiện. GV hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua các ứng dụng trên internet. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được ghi vào vở hoặc giấy A4: 1. Hình ảnh, tư liệu về dấu ấn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với văn minh Đại Việt. 2. Bài trình bày về nội dung và giá trị của tư liệu, hình ảnh do HS lựa chọn. #3: GV tổ chức thảo luận và kết luận: GV thu bài làm của HS, ở tiết học tiếp theo: (1) GV nhận xét sản phẩm của HS và chấm điểm đối với các sản phẩm tốt nhất. (2) GV có thể chọn một số HS trình bày sản phẩm của mình. Tiếp theo, GV mời một số HS khác nhận xét. Cuối cùng, GV chính xác hóa thông tin do HS trình bày và chấm điểm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_10_bai_14_co_so_hinh_thanh_va_qua_trinh_phat.docx