Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Phạm Thị Khâm Thiên

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Phạm Thị Khâm Thiên

I. MỤC TIÊU

1. Kỹ năng:

- Biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.

2. Thái độ:

- Tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.

- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.

 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh (xem tài liệu: Bộ Giáo dục và đào tạo - Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng).

- Xây dựng một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị một vài bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ nói về một số nghề trong xã hội.

- Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai.

III. TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.

2. Tiến trình

 

doc 11 trang yunqn234 6801
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 10 - Chương trình học kỳ II - Phạm Thị Khâm Thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Chủ đề : BẠN NGHĨ SAO VỀ VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP?
I. MỤC TIÊU
1. Kỹ năng:
- Biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
2. Thái độ:
- Tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh (xem tài liệu: Bộ Giáo dục và đào tạo - Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng).
- Xây dựng một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận. 
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị một vài bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ nói về một số nghề trong xã hội.
- Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mình ước mơ về một nghề tương lai.
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Tiến trình
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề hoạt động
Chọn một nghề không phải là chuyện giản đơn, chọn nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc bởi nghề nghiệp không phải dễ thay đổi trong một sớm, một chiều. Trước tiên phải xác định được bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào. 
Hoạt động 2: Thảo luận: Bạn suy nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp?
GV: Phân nhóm và vị trí làm việc cho từng nhóm.
GV: Lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, quy định thời gian thảo luận và hướng dẫn HS cách thảo luận.
Câu 1; 2: Nhóm 1; 2
Câu 3; 4: Nhóm 3; 4
1) Theo em, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấn đề lập nghiệp không? Vì sao?
2) Em biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay? Nguồn thông tin của em từ đâu mà có?
3) Bước đầu của lập nghiệp là chọn cho mình một nghề. Vậy theo em, khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điểm gì?
4) Có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp của bản thân là do cha mẹ quyết định, miễn là có nhiều tiền”. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?
Đáp án (gợi ý)
1) Có. Vì đây là vấn đề không sớm cũng không muộn để tìm hiểu về nghề tương lai, có đủ thời gian chọn lựa ra một nghề phù hợp nhất với điều kiện của bản thân và chuẩn bị tốt mọi điều kiện, tiền đề, phát huy mặt thuận lợi, khắc phục các khó khăn, trở ngại để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp của mình.
2) Có thể là phong trào lập nghiệp dựa vào con đường học tiếp lên đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT hay trực tiếp tham gia lao động sản xuất Nguồn thông tin có được từ sách, báo, tờ rơi, tài liệu tư vấn hướng nghiệp, phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua mạng internet...
3) Khi chọn nghề cho bản thân, chúng ta cần lưu ý xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: sở thích, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp.
Đây là quan niệm chưa đúng vì cha mẹ không nên áp đặt, lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho các con, mà chỉ giữ vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến để các con tham khảo. Để lựa chọn được một nghề phù hợp với bản thân chúng ta cần xem xét, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng như: hứng thú, năng lực bản thân, định hướng phát triển kinh tế - Xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Không phải bất cứ ai khi chọn nghề cũng cân nhắc xem nghề đó có hái ra được nhiều tiền hay không mà họ còn phải xem xét đến các yếu tố khác như sự đam mê nghề nghiệp, năng lực của bản thân Có những nghề không mang lại nhiều tiền nhưng nhiều người vẫn chọn và luôn hài lòng với sự lựa chọn của mình vì tình yêu, sự hứng thú đối với nghề.
 - Tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức. 
- Từng cá nhân trong từng nhóm nhỏ phát biểu quan điểm của mình. Tất cả các ý kiến được tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng làm báo cáo của nhóm nộp cho GV.
- Trên cơ sở các ý kiến trên, nhóm quyết định chọn từ 3 – 4 người đại diện cho nhóm để trao đổi ý kiến, cũng như phản biện với nhóm cùng câu hỏi tại buổi thảo luận chung của lớp.
- Ngồi đúng vị trí nhóm được phân công và tiến hành thảo luận.
Hoạt động 3: Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động.
- Lập nghiệp là tìm được việc làm ổn định cho bản thân, nhờ đó có thể làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho XH.
Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ góp phần cải tạo XH, thúc đậy sự phát triển của XH.
Định hướng nghề nghiệp sai, không thiết thực sẽ dẫn đến tốn kém, gây tâm lí dao động, hoang mang và mất phương hướng trong cuộc sống.
- Muốn lập nghiệp phải ra sức học tập, rèn luyện, trao dồi kiến thức, phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể lực, sao cho có đủ năng lực đáp ứng nghề đã chọn.
- Yêu cầu HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ những bài ca viết về Bác Hồ theo nhóm cho tiết sinh hoạt lớp ngày 16/5.
- Lắng nghe kết luận của GV.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Chủ đề : CÔNG LAO CỦA BÁC HỒ ĐỐI VỚI DÂN TỘC
VĂN NGHỆ: NHỮNG BÀI CA DÂNG BÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kỹ năng:
- Tham gia vào các tiết mục văn nghệ những bài ca viết về Bác Hồ.
2. Thái độ:
- Tích cực tìm hiểu các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.
- Nhận thức được công lao của Bác với dân tộc.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu các tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ.
- Xây dựng một số câu hỏi. 
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị một vài bài hát, bài thơ nói về Bác Hồ.
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Tiến trình
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề hoạt động
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người cha già của dân tộc. Nhân ngày sinh nhật Bác 19/5 chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồi nét về tiểu sử của Bác.
Lần lượt nêu các câu hỏi:
1. Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào? Tại đâu?
3. Quê của Bác Hồ là ở đâu?
4. Bác Hồ mất năm nào?
5. Khi ra đi tìm đường cứu nước Bác đã làm nghề gì trên tàu buôn của Pháp?
6. Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Bác trở về nước và nơi đầu tiên Bác trở về là tại đâu?
1. 19/5/1890.
2. Năm 1911. Tại bến Nhà Rồng.
3. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
4. Năm 1969.
5. Nghề phụ bếp.
6. Pác Pó, Cao Bằng.
Hoạt động 3: Giáo viên nêu vài nét về cuộc đời cách mạng của Bác Hồ
 Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.
 Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Hồ Chí Minh được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Hồ Chí Minh đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
- Lắng nghe GV.
Hoạt động 3: Văn nghệ: Những bài ca dâng Bác
- Yêu cầu các nhóm trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Các nhóm lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Chủ đề : NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Giải thích được cơ sở chọn nghề cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
	2. Kỹ năng: 
Lập được bản "Kế hoạch nghề tương lai" phù hợp với năng lực và hứng thú bản thân.
	3. Thái độ: 
Chủ động tự tin trong công việc đề ra kế hoạch thực hiện ước mơ của mình.
	II Chuẩn bị
	1. Giáo viên: - Chuẩn bị trước các mẫu phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp.
	- Định hướng trước cho học sinh hình thức và nội dung buổi thảo luận.
	2. Học sinh: - Chuẩn bị ý kiến của mình về xu hướng nghề.
	- Đóng góp trò chơi về chủ đề nghề tương tai mà mình thích.
	III. Nội dung của chủ đề.
	1. Ổn định lớp.
	2. Tiến trình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung cơ sở của việc chọn nghề.
- Chia lớp thành nhiều nhóm.
- Thế nào là chọn nghề tối ưu?
- Gợi ý:
Chúng ta đã nhìn rõ là để chọn được nghề tối ưu thì mỗi người khi chọn nghề phải trả lời được các câu hỏi:
- Tôi thích nghề gì? (Câu hỏi này xác định hứng thú nghề nghiệp của cá nhân với nghề nào đó)
- Tôi có thể làm được nghề gì? (Câu hỏi này nhằm xác định năng lực của bản thân đối với nghề. Đặc biệt chỉ cho chúng ta thấy có sự phù hợp giữa yêu cầu của nghề với những đặc điểm tâm sinh lí mà người đó có hay không?)
- Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao? (Câu hỏi này nhằm xác định tính khả thi khi chọn nghề. Dù chúng ta có yêu nghề và thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nghề thì chúng ta cũng không thể có cơ hội làm việc theo nghề đó nếu như chúng ta không quan tâm với nhu cầu của xã hội với nghề, tới triển vọng của nghề sau này).
GV: Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì và thực hiện như thế nào?
GV: Lắng nghe ý kiến phát biểu, nhận xét.
GV kết luận:
- Mỗi học sinh cần phải xác định một dự định nghề nghiệp để phấn đấu, nhờ có dự định này mà nó trở thành động cơ để thúc đẩy học sinh học tập tốt các môn học liên quan đến nghề định chọn. Do đó mỗi học sinh tự bản thân mình cần nói lên nguyện vọng nghề nghiệp tương lai. Trong quá trình xây dựng kế hoạch nghề nghiệp thì học sinh nên tham khảo ý kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, những ý kiến của người đi trước để chúng ta có thể vạch ra được con đường để đạt được ước mơ đó.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
Để làm được điều này học sinh cần:
- Có kế hoạch cụ thể để phấn đấu trong học tập, trong tu dưỡng đạo đức, trong rèn luyện sức khỏe.
- Chú ý sưu tầm những tài liệu liên quan đến nghề định chọn.
GV: Lắng nghe các kế hoạch nghề nghiệp và nhận xét.
GV: Theo dõi các bài phát biểu và nhận xét kết quả đạt được sau buổi thảo luận
Hoạt động 3. Kết thúc thảo luận
Mời đại diện các nhóm lên phát biểu cảm tưởng của mình và những thu hoạch được qua buổi thảo luận.
- HS thảo luận trả lời.
HS phát biểu theo từng nhóm
- Thảo luận và trả lời.
HS: Trao đổi đưa ra ý kiến trong nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm theo dõi nhận xét.
- Các nhóm trình bày ý kiến.
Hướng dẫn học sinh tự học 
- Tìm hiểu các bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ về các nghành nghề để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt lớp tới.
 RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Chủ đề : TÌM HIỂU VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kỹ năng:
- Biểu đạt ý kiến của mình về nghề nghiệp trong tương lai, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
2. Thái độ:
- Tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
- Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của nghề nghiệp đối với bản thân.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để có tư liệu giới thiệu cho học sinh.
- Xây dựng một số câu hỏi gợi ý cho thảo luận. 
2. Học sinh: 
- Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội để chuẩn bị ý kiến phát biểu.
- Tìm hiểu các bài hát, ca dao, tục ngữ, thơ về các nghành nghề
III. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
2. Tiến trình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
 Muốn xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, em phải bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các ngành nghề
Những câu ca dao, những bài hát về nghề.
Thi đọc các câu ca dao, hát những bài hát về nghề.
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm đọc 1 bài thơ, ca dao, hoặc hát về nghề. Xoay vòng cho đến khi một nhóm nào đó không đọc được nữa.
Ví dụ: Thi đọc các câu ca dao, tục ngữ:
1. Cần Thơ là tỉnh
Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mảng lo buôn bán không về thăm em.
2. Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ.
 Thi đoán nghề nghiệp:
+ Yêu cầu: Mỗi đội cử ra 2 bạn tham gia trò chơi. Trong đó một bạn sẽ lên bốc thăm (một tờ giấy có ghi tên 2 nghề khác nhau) và có nhiệm vụ diễn tả bằng động tác (không dùng lời nói) để gợi ý cho nhóm mình đoán xem đó là nghề gì. Thời gian chuẩn bị là 30 giây, thời gian dự thi là 2 phút.
+ Gợi ý một số thăm:
1) Bác sĩ, giáo viên
2) Thợ điện, nhà thơ
3) Nông dân, ca sĩ
4) Thợ nhiếp ảnh (chụp hình), người mẫu thời trang
5) Công an giao thông, đầu bếp
6) Thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch.
7) Người dẫn chương trình, kiến trúc sư,
8) Thú y, kế toán.
9) Họa sĩ, luật sư.
Phần thi đố vui về nghề:
+ Yêu cầu: Đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời.
Câu hỏi đố vui và đáp án:
1) Ngành nghề nào kinh doanh một hàng hóa rất đặc biệt, thường dùng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa và làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa? 
Đáp án: Kinh doanh tiền tệ.
2) Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh có đào tạo một ngành sư phạm giáo dục rất đặc biệt. Vậy, hãy cho biết chuyên ngành đó là gì?
Đáp án: Giáo dục Đặc biệt (mã ngành 904, khối C, D1).
3) Ngành nào của trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh chỉ quan sát sự thay đổi của mây trời mà vẫn có lương?
Đáp án: Khí tượng học.
4) Nghề nào đi làm được đi đây đi đó, ăn ngon, mặc đẹp, gặp nhiều người, biết nhiều nơi?
Đáp án: Hướng dẫn viên du lịch.
- Các nhóm cử đại diện thực hiện.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
Đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời.
Hoạt động 3: Kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động.
Tự tìm hiểu về các ngành nghề giúp HS rèn luyện tính chủ động, lòng tự tin, nâng cao hiểu biết cho bản thân về nghề nghiệp.
- Mỗi nghề có những yêu cầu, đặc điểm (mỗi nghề gồm rất nhiều chuyên môn khác nhau) và những điều kiện riêng của nó.. Vì vậy khi tìm hiểu, chọn nghề, chúng ta hãy tự nhìn nhận lại bản thân để xác d9nh5 chính xác nghề tương lai của mình.
- Hướng phát triển các ngành nghề trong XH hiện nay gắn với đặc điểm, tình hình của mỗi vùng miền, mỗi địa phương, với yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
- Chú ý lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_10_chuong_trinh_hoc.doc