Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trinh Đình Ka

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trinh Đình Ka

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 - Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giũ nước của dân tộc Việt Nam

2. Về thái độ

 - Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

 - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

II. NỘI DUNG

 Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ dựng nước Văn Lang cho đén nay.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Nghiên cứu bài 1 trong SGK.

 - Tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 2. Học sinh:

 - Đọc trước bài bài 1 trong SGK.

 - Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.

 

doc 99 trang Dương Hải Bình 01/06/2022 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trinh Đình Ka", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM	(4 TIẾT)
TIẾT 1:	LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
	- Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giũ nước của dân tộc Việt Nam
2. Về thái độ
	- Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
	- Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
	Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ dựng nước Văn Lang cho đén nay.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.
	- Tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 2. Học sinh:
	- Đọc trước bài bài 1 trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	-Giới thiệu chung về môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh chương trình THPT:
	Từ năm học 2006 - 2007, BGDĐT đã đưa môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh vào chương trìnht học chính thức trong phân phối chương trình của các trường THPT. Trước đây, môn học này được các trường tổ chức dạy tập trung trong thời gian khoảng 1 tuần vào đầu học kỳ 1 hoặc học kỳ 2 với lí do là để tạo điều kiện về mặt thời gian cho những môn học chính khóa.
Chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp 10 mở đầu cho việc dạy và học bộ môn giáo dục quốc phòng - an ninh cấp Trung học phổ thông
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
 Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, ông cha ta phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:
- Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Lãnh thổ khá rộng và ở vào vị trí địa lí quan trọng. Từ buổi đầu, ông cha ta đã xây dựng nên nền văn minh Sông Hồng, còn gọi là văn minh Văn Lang mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn rực rỡ.
- Do có vị trí địa lí và điều kiện kinh tế, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó.
	Cuộc kháng chiến chống quân Tần:
- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo.
- Quân Tần: 50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ huy.
Sau khoảng 5-6 năm chiến đấu, quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết chết.
 Đánh quân Triệu Đà:
- Do An Dương Vương lãnh đạo: xây thành cổ loa, chế nỏ Liên châu đánh giặc. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc. Đất nước rơi vào thảm hoạ 1000 năm Bắc thuộc.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (TK I - X):
- Từ TK I – TK X nước ta liên tục bị các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ : nhà Triệu, nhà Hán, Lương đến nhà Tuỳ, Đường.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lí Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm 548), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (năm 766) và Ngô Quyền (năm 938) với chiến thắng Bạch Đằng, dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X – TK XIX):
- Nước Đại Việt thời Lí, Trần với kinh đô Thăng Long là một quốc gia cường thịnh ở Châu Á, là một trong những thời kì phát triển rực rỡ nhất, thời kì văn minh Đại Việt.
- Dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là:
+ Các cuộc kháng chiến chống Tống:
Lần thứ nhất (năm 981) Lê Hoàn lãnh đạo
Lần thứ hai (1075 - 1077) dưới triều Lý.
+ Các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1258 - 1285).
Lần thứ nhất (1258)
Lần thứ hai (1285)
Lần thứ ba (1287 - 1288)
+ Cuộc kháng chiến chống quân Minh ( đầu TK XV).
Do Hồ Quý Ly lãnh đạo.
Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối TK XVIII)
* Nét đặc sắc về NTQS ( TK X – cuối TK XV)
Tiên phát chế nhân.
Lấy đoản binh thắng trường trận.
Lấy ít địch nhiều, yếu chống mạnh.
Lúc địch mạnh ta rút lui, địch yếu ta bất ngờ chuyển sang tiến công tiêu diệt.
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến:
- Tháng 9 – 1858 thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, triều Nguyễn đầu hàng. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kiên cường.
- Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn:
 + Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930- 1931
 + Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1940 – 1945 mà đỉnh cao là cách mạng tháng 8 – 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ): 
- Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngày 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Từ năm 1947 – 1954 quân dân ta lập nhiều chiến công trên khắp các mặt trận:
 + Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.
 + Chiến thắng biên giới năm 1950.
 + Chiến thắng Đông Xuân năm 1953 – 1954, đỉnh cao là chiến dịch ĐBP, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ và rút quân về nước.
6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975):
- Đế quốc Mĩ thay thực dân Pháp xâm lược nước ta, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài nước ta.
- Nhân dân miền nam lại một lần nữa đứng lên chống Mĩ:
+ Từ năm 1959 – 1960 phong trào Đồng khởi, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền nam.
+ Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt năm 1961 – 1965.
+ Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ năm 1965 – 1968.
+ Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh năm 1968 – 1972, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari, rút quân về nước.
+ Đại thắng mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH.
* Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, mọi tinh hoa truyền thống đánh giặc, giữ nước qua mấy nghìn năm của cả dân tộc đã được vận dụng một cách sáng tạo. Đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa vừa đánh vừa đàm, đánh địch trên ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược.
- GV nêu câu hỏi: Từ thuở khai sinh nước ta có tên gọi là gì? Do ai lãnh đạo. Có đặc điểm gì nổi bật.
- Vì sao nước ta lại bị các thế lực phương bắc dòm ngó?
- Vì sao An Dương Vương lại chủ quan khi mà quân Triệu Đà luôn có ý muốn xâm lược nước ta?
- Từ TK X – TK XIX có những cuộc đấu tranh tiêu biểu nào? Em hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa đó và do ai lãnh đạo?
Từ những gì đã học em có thể cho biết những nét đặc sắc trong cách đánh của dân tộc ta?
- Em hãy kể một số anh hùng tiêu biểu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến? Nguyên nhân nào các phong trào đó đều thất bại?
-Vì sao Mỹ rời bỏ bàn đàm phán vào phút cuối và không ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ?
HS xem SGK và tìm câu trả lời.
- HS trả lời: Do đã giảng hoà và gả con gái Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ.
- Do An Dương Vương cậy có nỏ thần.
- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời: có các cuộc đấu tranh chống quân Tống, Nguyên – Mông, Xiêm – Mãn Thanh.
Có 4 nét nghệ thuật quân sự đặc sắc.
- HS trả lời: Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
- Thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
-Vì Mỹ đã có ý đồ xâm lượt nước ta.
HOẠT ĐỘNG 2: Tổng kết bài
- Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc, các thế hệ ông cha ta đã viết nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào và những bài học quý báu đối với các thế hệ mai sau.
- Nêu câu hỏi: em biết gì về truyền thống đánh giặc giữ nước của địa phương mình?
- GV tổng kết bài và nêu các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS trả lời.
- Dặn dò: học bài cũ, đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lắng nghe GV tổng kết và nghe câu hỏi để tìm câu trả lời.
BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM(4 TIẾT)
TIẾT 2: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC.
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
	- HS nắm được kiến thức cơ bản về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước, về truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
 2. Về thái độ:
	- Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
 - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
	Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước
	- Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.
	- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 2. Học sinh:
	- Đọc trước mục II bài 1 trong SGK.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	- Kiểm tra bài cũ:
	Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được chia làm mấy thời kì, em hãy nêu tên các thời kì đó?
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 	HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Ngay từ buổi đầu dựng nước, chống giặc ngoại xâm đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Đây là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta.
- Từ cuối TK thứ III TCN đến nay, dân tộc ta phải tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh BVTQ, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Tổng thời gian có chiến tranh là hơn 12 TK.
- Chúng ta đã đẩy lùi quân xâm lược, đập tan bọn tay sai giữ vững nền độc lập, bởi vì:
* Thời kì nào chúng ta cũng cảnh giác, chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình.
* Khi chiến tranh xảy ra, thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất.
* Giặc đến cả nước đánh giặc, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước và chuẩn bị đối phó với mưu đồ của giặc.
- Mọi người đều xác định: nhiệm vụ đánh giặc giữ nước hầu như thường xuyên cấp thiết và gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Đất nước giàu mạnh là điều kiện có ý nghĩa quyết định ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
- Tại sao dân tộc ta phải kết hợp nhiệm vụ dựng nước và giữ nước?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận: Vì đây là một quy luật tồn tại của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc: Do vị trí chiến lược của nước ta ở khu vực ĐNA.
- Trong lịch sử dân tộc, truyền thống đó được thể hiện như thế nào?
- GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm câu trả lời và kết luận.
- GV tổng kết nội dung. Gọi một vài em nhắc lại sau đó cho HS ghi vào vở.
- HS đọc và tìm hiểu kĩ mục 2 trong SGK, tìm câu trả lời.
- HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV.
HOẠT ĐỘNG 2: Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra, về so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, kẻ thù thường đông và mạnh hơn ta nhiều lần:
* TK XI trong cuộc kháng chiến chống Tống nhà Lí có 10 vạn quân – kẻ thù có 30 vạn.
* Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông ở TK XIII: nhà trần có 15 vạn; kẻ thù có 50 – 60 vạn.
* Cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh: Quang trung có 10 vạn, địch có 29 vạn.
* Cuộc kháng chiến chống quân Mỹ kẻ thù nhiều hơn ta gấp nhiều lần.
=> Các cuộc chiến tranh đó chúng ta đều giành chiến thắng, một trong các lí do đó là:
* Chúng ta biết lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc giữ nước.
* Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều là một tất yếu, trở thành truyền thống trong đấu tranh giữ nước của dân tộc ta.
- GV đặt câu hỏi: nhân dân ta có truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Vậy truyền thống đó xuất phát từ đâu?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS trả lời: từ đối tượng của các cuộc chiến tranh, từ thực tế về tương quan lực lượng giữa ta và địch nên phải vận dụng truyền thống đó.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài
- Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước và truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều được đúc rút từ rất nhiều trận đánh và được ông cha ta vận dụng một cách triệt để. Với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, cách đánh sáng tạo ông cha ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử 
- BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Dặn dò: đọc trước mục 3,4(phần II, bài 1) trong SGK.
- GV tổng kết bài và nêu các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS trả lời.
- Dặn dò: học bài cũ, đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi trong SGK..
- HS lắng nghe GV tổng kết
BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM(4 TIẾT)
TIẾT 3: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC.
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
	- HS tiếp tục tìm hiểu truyền thống cả nước chung sức đánh giặc; toàn dân đánh giặc đánh giặc toàn diện. Về truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo.
 2. Về thái độ:
	- Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
 - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
	Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước:
	- Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện:
	- Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, nghệ thuật quân sự.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 2. Học sinh:
	- Đọc trước mục II bài 1 trong SGK.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	- Kiểm tra bài cũ:
	Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước thể hiện ở điểm nào? ( thời kì nào cũng cảnh giác, chuẩn bị mọi mặt đề phòng giặc ngay từ thời bình. Vừa chiến đấu vừa sản xuất, thắng giặc rồi cả nước chăm lo xây dựng đất nước ).
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 	HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta.
- Bài học về sử dụng lực lượng:
* Thời nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, chủ yếu là vì “bấy giờ vua tôi dồng lòng, an hem hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”.
* Nghĩa quân Lam Sơn , đánh thắng quân Minh bởi vì “ tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”, “nêu hiệu làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”.
* Thời kì chống Pháp, thực hiện theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.
- Bài học về kết hợp các mặt trận đấu tranh:
* Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta đã đưa cuộc chiến tranh nhân dân lên ,một tầm cao mới. Đẩy mạnh chiến tranh toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh của nhân dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế với đấu tranh quân sự của lực lượng vũ trang lên một quy mô chưa từng có trong lịch sử.
- GV giảng giải.
- HS lắng nghe, ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 2:Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự đọc đáo.
- Trí thông minh sáng tạo được thể hiện trong tài thao lược kiệt xuất của dân tộc thông qua các cuộc chiến tranh giữ nước. Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như:
* Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
* Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông.
* Phát huy uy lực của mọi thứ vũ khí có trong tay.
* Kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt.
- NTQS Việt Nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam, nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ:
* Tổ chức lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt.
* Kết hợp đánh địch bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), trên cả 3 vùng chiến lược (đồng bằng, miền núi, thành thị)
 Tất cả tạo nên thế cài răng lược, xen giữa ta và địch. Buộc địch phải phân tán, đông mà hoá ít, mạnh mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, luôn bị động đối phó với cách đánh của ta.
GV lấy ví dụ về cách đánh thông minh, sáng tạo của cha ông ta:
+ Lý Thường Kiệt: tiên phát chế nhân.
+ Trần Quốc Tuấn: Biết chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu: “Dĩ đoản chế trường”.
+ Lê Lợi: “ lấy yếu chống mạnh”
+ Quang Trung: Biết đánh thần tốc
- HS lắng nghe, ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài.
- Với truyền thống cả nước chung sức đánh giặc và đánh giặc bằng trí thông minh sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo. Dù kẻ thù từ phương bắc hay từ châu Âu, châu Mĩ thủ đoạn xảo quyệt đến mấy cũng không thể phát huy được sở trường và sức mạnh: Buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta và cuối cùng đều phải thất bại thảm hại.
- BTVN: em lấy VD cụ thể về cách đánh mưu trí, sáng tạo của ông cha ta mà em biết.
- Dặn dò: Đọc trước mục 5.6 bài 1 SGK
- GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của truyền thống đánh giặc của dân tộc ta?
- GV tổng kết bài và nêu các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS trả lời.
- Dặn dò: học bài cũ, đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời: Đó là dám đánh, biết đánh và biết thắng giặc bằng mưu trí và nghệ thuật quân sự độc đáo
BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM(4 TIẾT)
TIẾT 4: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC.
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
	- HS tìm hiểu về truyền thống đoàn kết quốc tế, truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
 2. Về thái độ:
	- Bước đầu hình thành ý thức chân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
 - Xác định trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
	Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước:
	- Truyền thống đoàn kết quốc tế.
	- Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
 2. Học sinh:
	- Đọc trước mục 5,6 phần II bài 1 trong SGK.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	- Kiểm tra bài cũ: 
	Trí thông minh, sáng tạo trong chiến đấu của cha ông ta được thể hiện như thế nào?( TL: Biết phát huy những cái ta có để tạo nên sức mạnh lớn hơn địch, thắng địch như: Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều; Lấy chất lượng cao thắng số lượng đông; kết hợp nhiều cách đánh giặc phù hợp, linh hoạt).
	- Giới thiệu bài: Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc của dân tộc ta lại được phát huy lên một tầm cao mới. Dân tộc ta đã đánh thắng hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Đó là do nước ta có đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn, và một lòng theo Đảng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
	HOẠT ĐỘNG 1: Truyền thống đoàn kết quốc tế.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước khác trên thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn.
- Đoàn kết quốc tế được thể hiện trong lịch sử:
* Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, có sự hỗ trợ của một cuộc đấu tranh của nhân dân Camphuchia ở phía nam; có sự tham gia của một đội quân người trung quốc trong đạo quân Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của quân Nguyên – Mông.
* Trong kháng chiến chống Pháp, Nhật và nhất là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân ta, đã tạo được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
* Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Việt Nam – Lào – Camphuchia
- Mục đích của đoàn kết quốc tế là gì?
- HS trả lời: vì ĐLDT của mỗi quốc gia, cùng chống lại sự thống trị của kẻ thù xâm lược.
- HS đọc sách tìm hiểu nội dung câu hỏi.
. HOẠT ĐỘNG 2: Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Đây là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng qua các thời kì, thể hiện trong lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang cách mạng tháng tám năm 1945 đến cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Sauk hi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước năm 1975, đất nước ta đứng trước bao thử thách như chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới, nền kinh tế có nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Trong giai đoạn cách mạng mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước gian khổ và đầy vinh quang, tự hào
- Sau khi thống nhất tổ quốc. Cả nước tiến lên CNXH đã gặp phải những khó khăn nào? Và dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước từng bước vượt qua khó khăn như thế nào?
- GV gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận kĩ nội dung này và đặt một vài câu hỏi giúp HS củng cố kiến thức
- Học sinh trả lời câu hỏi từ đó rút ra kết luận: nhân dân ta luôn tin tưởng vào Đảng, vào nhà nước, vững bước đi lên con đường CNH, HĐH.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài.
- Dân tộc Việt Nam có một truyền thống đánh giặc giữ nước rất vẻ vang, rất đáng tự hào.
- Truyền thống cao quý của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày nay giữ gìn, kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN giai đoạn mới.
- Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
- BTVN: em lấy VD cụ thể về truyền thống đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam với các nước Đông Dương, giữa Việt Nam với các nước XHCN và giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới
- GV nêu câu hỏi: em hãy tổng kết bài học, từ đó chứng minh rằng truyền thống đó đã và đang được thế hệ sau giữ gìn, kế tiếp và phát triển?
- Dặn dò : Đọc trước bài 2 trong SGK.
- HS trả lời dựa vào hiểu biết về các bài học đã học và cho ví dụ.
BÀI 2: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ
CÔNG AN NHÂN DÂN (5 TIẾT)
TIẾT 5: LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
 1. Về kiến thức:
	- Học sinh hiểu được lịch, quá trình hình thành, quá trình xây dựng, trưởng thành, và chiến thắng của quân đội nhân dân Việt Nam.
 2. Về thái độ:
	- Trên cơ sở lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam, học sinh ý thức niềm tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó xác định trách nhiệm trong học tập môn học cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
 Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
	- Thời kỳ hình thành
	- Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội nhân dân
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 2 trong SGK, phần A, mục I.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
 2. Học sinh:
	- Đọc trước bài 2 trong SGK, phần A, mục I.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	- Kiểm tra bài cũ:
	Truyền thống nào là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng VN qua các thời kỳ?
	- Giới thiệu bài mới: Quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam là bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước. Trải qua trên 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Quân đội nhân dân và công an nhân dân đã lập bao chiến công hiển hách, xây dựng truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước và niềm tin tưởng của nhân dân.
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
 	HOẠT ĐỘNG 1: Thời kì hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chính cương vắn tắt của Đảng, tháng 2/1930 đã đề cập tới việc: “ tổ chức ra quân đội công nông”.
 Tiếp đó luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định chủ trương xây dựng đội “tự vệ công nông”.
Trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng các đội vũ trang đã ra đời như: Đội tự vệ đỏ, Xích vệ đỏ trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh; đội du kích Nam Kì; đội du kích Bắc Sơn; đội du kích Ba Tơ 
- Ngày 22/12/1944 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
- Tháng 4/1945, hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành: “Việt Nam giải phóng quân”.
- Giáo viên giảng giải, phân tích.
- Học sinh lắng nghe, ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 2: Thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
*Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Quá trình phát triển:
+ Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn liền với nhiệm vụ cách mạng qua từng thời kì. Sau CMTT, đội Việt Nam giải phóng quân được đổi thành “Vệ quốc đoàn”. Ngày 22/5/1946 thành lập quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1951, đổi tên là QĐNDVN.
- Quá trình chiến đấu và chiến thắng:
+ Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông 1947.
+ Chiến thắng Biên giới năm 1950.
+ Chiến thắng Tây Bắc 1952.
+ Chiến dịch Thượng Lào 1953.
+ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện biên phủ.
*Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 - 1975).
- Từ năm 1954 – 1965, lực lượng quân đội ta ở miền Bắc bước vào xây dựng chính quy, luyện tập lập công, góp phần thắng lợi trong công cuộc cải tạo và khôi phục kinh tế, làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Ngày 15/1/1961 các lực lượng vũ trang tại miền Nam được thống nhất với tên gọi: “ Quân giải phóng”.
+ Năm 1961 – 1965 đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ Từ năm 1965 – 1968 đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ Từ 1968 – 1972 đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
+ Quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái.
+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
*Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
- Với chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, xứng đáng là công cụ bạo lực của Đảng, nhà nước và nhân dân.
- Hiện nay, quân đội ta xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống; đồng thời tham gia công tác phòng chống thiên tai, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
- Giáo viên giảng giải, phân tích.
- Học sinh lắng nghe, ghi chép.
HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài.
- Quân đội nhân dân Việt Nam trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của mình đã thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong thành công của cách mạng Việt Nam.
- Hiện nay quân đội nhân dân Việt Nam đang cùng với các lực lượng khác tiếp tục tăng cường sức chiến đấu và nâng cao sức chiến đấu và nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu.
- Xuống lớp.
- GV tổng kết bài và nêu các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS trả lời.
- Dặn dò: học bài cũ, đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lắng nghe GV tổng kết.
TIẾT 6: TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức:
	-Học sinh hiểu được lịch sử, truyền thống của quân nhân dân Việt Nam: quá trình hình thành, quá trình xây dựng, trưởng thành, và chiến thắng.
 2. Về thái độ:
	- Trên cơ sở lịch sử, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, học sinh ý thức niềm tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó xác định trách nhiệm trong học tập môn học cũng như trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
	Truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam:
	- Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
	- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
	- Gắn bó máu thịt với nhân dân.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu phần II (mục 1,2,3) trong SGK.
	- Tìm hiểu thêm các tài liệu về truyền thống quân đội nhân dân..
 2. Học sinh:
	- Đọc trước phần II (mục 1,2,3) trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống quân đội nhân dân.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1. Tổ chức lớp học:
	- Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số, trang phục, tác phong; phổ biến nội quy, quy định buổi học.
	- Kiểm tra bài cũ:
	Em hãy trình bày tóm tắt quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam?
	- Phổ biến ý định bài giảng: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức, phương pháp.
- Giới thiệu bài: Trong quá trình xây dựng và trưởng thành quân đội nhân dân Việt Nam đã viết nên những truyền thống vẻ vang, những truyền thốn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_10_chuong_trinh_ca_n.doc