Bài giảng Hình học Lớp 10 - Tiết 10, Bài 4: Hệ trục tọa độ (Tiết 1) - Trần Thị Thanh Huyền

Bài giảng Hình học Lớp 10 - Tiết 10, Bài 4: Hệ trục tọa độ (Tiết 1) - Trần Thị Thanh Huyền

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm: trục, độ dài đại số trên trục, tọa độ của điểm, tọa độ của véc tơ trên trục.

- Phân biệt được độ dài đại số của véc tơ và độ dài đoạn thẳng.

- Nhớ được cách xác định độ dài đại số của véc tơ trên trục, tọa độ của véc tơ trong mặt phẳng, điều kiện để hai véc tơ bằng nhau.

2. Kĩ năng

- Xác định được tọa độ của điểm trên trục, độ dài đại số của véc tơ trên trục.

- Xác định được tọa độ của điểm và của véc tơ trên mặt phẳng tọa độ.

- Tìm đươc tọa độ của một điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, thái độ tích cực, say mê trong học tập.

II. Phương pháp, phương tiện

1. Phương pháp

- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải.

2. Chuẩn bị của giáo viên

- Hình vẽ minh họa

3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học, các kiến thức về tích của một véc tơ với một số.

 

doc 21 trang Hồng Thoan 24/10/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 10 - Tiết 10, Bài 4: Hệ trục tọa độ (Tiết 1) - Trần Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
--------------------------------------
Bài giảng:
Tiết 10- Bài 4: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ (T1)
Môn Hình học, lớp 10 (Chương trình Chuẩn)
Giáo viên: Trần Thị Thanh Huyền
Email: tranthithanhhuyen.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn
Điện thoại di động: 0963832612
Trường THPT Văn Quán
Xã Văn Quán, Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 10/2016
PHẦN I: THIẾT KẾ GIÁO ÁN (KỊCH BẢN)
Tiết 10: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ (T1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được các khái niệm: trục, độ dài đại số trên trục, tọa độ của điểm, tọa độ của véc tơ trên trục.
- Phân biệt được độ dài đại số của véc tơ và độ dài đoạn thẳng.
- Nhớ được cách xác định độ dài đại số của véc tơ trên trục, tọa độ của véc tơ trong mặt phẳng, điều kiện để hai véc tơ bằng nhau.
2. Kĩ năng
- Xác định được tọa độ của điểm trên trục, độ dài đại số của véc tơ trên trục.
- Xác định được tọa độ của điểm và của véc tơ trên mặt phẳng tọa độ.
- Tìm đươc tọa độ của một điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, thái độ tích cực, say mê trong học tập.
II. Phương pháp, phương tiện 
1. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải.
2. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình vẽ minh họa
3. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học, các kiến thức về tích của một véc tơ với một số.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
Lớp
10A1
10A2
10A4
Ngày dạy



Sĩ số



2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bằng 2 câu hỏi trắc nghiệm.
Câu hỏi 1: Cho véc tơ và số . Véc tơ có tính chất nào sau đây?
	A. Luôn cùng hướng với 
	B. Luôn ngược hướng với 
	C. Cùng hướng với nếu , ngược hướng với nếu và có độ dài bằng 
	D. Cùng hướng với nếu , ngược hướng với nếu và có độ dài bằng 
Câu hỏi 2: Cho hình bình hành ABCD. Trên hai cạnh AB và AD lần lượt lấy hai điểm M, N sao cho . Hãy phân tích véc tơ theo hai véc tơ .
	A. B. 
	C. D. 
3. Bài mới
GV đặt vấn đề: Các em thân mến! Qua theo dõi bản tin vừa rồi chúng ta thấy rằng: Các nhà khí tượng thủy văn đã căn cứ vào hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định vị trí tâm bão trên bề mặt trái đất. Như vậy trong địa lí, với mỗi cặp số chỉ khinh độ và vĩ độ người ta xác định được một địa điểm trên bề mặt trái đất. Vậy trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng và xét mối liên hệ giữa các đối tượng hình học ta làm thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều này.
Bài 4: Hệ trục tọa độ (T1)
HĐ của GV_HS
Nội dung

GV: Đưa ra hình ảnh trục tọa độ với O là điểm gốc và vectơ là vtơ đơn vị. 
HS:- Theo dõi sự trình bày của gv.
 - Ghi nhận kiến thức.
GV: Nhận xét vectơ và ?
HS: Cùng phương 
HS: Thực hành xác định tọa độ của điểm trên trục
GV: Nhận xét vectơ và ?
HS: Cùng phương .
O
O
x
y
GV: Độ dài đại số của véc tơ có thể là số âm được không?
HS trả lời câu hỏi
HS thực hành xác định độ dài đại số của véc tơ
GV: Cho HS làm HĐ 1(SGK_21)
HS: Quân xe ở cột D hàng 3
 Quân mã ở cột F hàng 7
GV: Hãy phân tích hai véc tơ theo hai véc tơ ở trong hình
HS: thực hành xác định tọa độ của véc tơ 
GV: Treo bảng phụ để HS làm HĐ3- tr24
GV: Cho M(-2; 3) và N(1; 4). Tọa độ của véc tơ là?
HS làm bài tập

1. Trục và độ dài đại số trên trục
a, Trục tọa độ
Trục tọa độ (gọi tắt là trục) là một đường thẳng trên đó đã xác định một điểm O gọi là điểm gốc và một vectơ đơn vị 
Ta kí hiệu trục đó là 
O
M
b, Tọa độ của điểm trên trục
Cho điểm M tùy ý trên trục , Khi đó có duy nhất một số k sao cho . Ta gọi số k đó là tọa độ của điểm M đối với trục đã cho.
c, Độ dài đại số của véc tơ trên trục
Cho hai điểm A, B trên trục . Khi đó có duy nhất một số a sao cho . Ta gọi số a đó là độ dài đại số của vectơ đối với trục đã cho và kí hiệu là .
Nhận xét:
Nếu vectơ cùng hướng với thì , còn nếu vectơ ngược hướng với thì .
Nếu hai điểm A, B trên trục có tọa độ lần lượt là a và b thì 
2. Hệ trục tọa độ.
a, Định nghĩa: (SGK_21).
Mặt phẳng trên đó xác định một hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng Oxy.
y
x
O
O
b, Tọa độ của vectơ 
Trong mặt phẳng Oxy cho một vectơ tùy ý.

Nhận xét:
c, Tọa độ của một điểm
d, Liên hệ giữa tọa độ điểm và tọa độ vectơ trong mặt phẳng .
Cho hai điểm và . Ta có 
4. Củng cố bài học
Câu hỏi 1: Độ dài đại số của véc tơ có thể là số âm được không?
A. Có thể là số âm
B. Không thể là số âm
Câu hỏi 2: Cho trục và các điểm A, B, C, D có tọa độ lần lượt là 2; -2; -3; 3. Xét tính đúng, sai của các khẳng định sau.
5. và ngược hướng (D)
Câu hỏi 3: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Mọi điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0
B. Mọi điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0
C. Điểm A(3;4) trùng với điểm B(4;3)
D. Điểm M có hoành độ và tung độ bằng nhau khi và chỉ khi M nằm trên đường phân giác của góc phàn tư thứ nhất
Câu hỏi 4: Cho điểm . Để thì tọa độ của điểm B là?
1. B(5; 1) 2. B(-5;-1) 3. B(3;5) 4. B(5;3)
Câu hỏi 5: Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm A(-1;2); B(3;-2) và C(-4;1). Tìm tọa độ điểm D để tứ giác ABCD là hình bình hành?
1. D(8; -3) 2. D(-8; 5) 3. D(-3; 8) 4. D(8; -5)
 5. Hướng dẫn học ở nhà: 
Học sinh về nhà làm các bài tập 3, 4, 5, 6 (tr 26-27SGK)
Hướng dẫn:
Bài tập 3: 
Bài tập 6: Tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi 
PHẦN II: THUYẾT MINH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 
TT
Nội dung các hoạt động (các slide)
Kiến thức, kỹ năng HS lĩnh hội
Đa phương tiện
Tài nguyên
(tác giả,
bản quyền)
1

Lời giới thiệu
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Tác giả
2

Video khái quát lại các kiến thức đã học và đưa câu hỏi kiểm tra bài cũ
Sử dụng video
Nguồn: Tác giả
3

Kiểm tra bài cũ, học sinh nắm được kiến thức về tích của một véc tơ với một số
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Tác giả
4

Kiểm tra bài cũ, học sinh biết cách phân tích một véc tơ theo hai véc tơ không cùng phương
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Tác giả
5

Video giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lọc thông tin khi theo dõi bản tin
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Tác giả
6

Video: Tin bão khẩn cấp. Học sinh theo dõi bản tin và phát hiện các cặp số liệu quan trọng về vị trí tâm bão
Sử dụng hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Internet
7

Video giới thiệu bài học

Nguồn: Tác giả
8

- Bài mới
- Hình ảnh, âm thanh
Nguồn: 
- Internet
-Tác giả
9

Nêu mục tiêu bài học

Nguồn: Tác giả
10

Cấu trúc bài học

Nguồn: Tác giả
11

- Kiến thức: Học sinh nhớ thế nào là trục tọa độ
- Kĩ năng: Vẽ minh họa được trục tọa độ
Sử dụng hình ảnh, âm thanh.
Nguồn: Tác giả
12

- Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về tích của một véc tơ với một số
- Kĩ năng: biết biểu diễn các véc tơ theo véc tơ đơn vị
Sử dụng hình ảnh.
Nguồn: Tác giả
13

- Kiến thức: 
+ Nhớ cách xác định tọa độ của một điểm trên trục
+ Nhận biết được khi nào điểm có tọa độ âm, tọa độ dương
- Kĩ năng: 
+ Xác định được tọa độ của điểm trên trục

Nguồn: Tác giả.
14

- Kiến thức: Biết cách xác định tọa độ của điểm trên trục
- Kĩ năng: thành thạo việc xác định tọa độ cảu điểm
Hình ảnh, âm thanh
Nguồn: Tác giả
15

- Kiến thức: củng cố thêm về tích của một véc tơ với một số
- Kĩ năng: Biểu diễn thành thạo các véc tơ theo véc tơ đơn vị
Âm thanh
Nguồn: Tác giả
16

- Học sinh tổng kết các kết quả ở câu hỏi trong slide 15.

Nguồn: Tác giả
17

- Kiến thức: HS hiểu khái niệm độ dài đại số của véc tơ, phân biệt được độ dài đại số của véc tơ và độ dài đoạn thẳng
- Kĩ năng: Xác định được độ dài đại số của véc tơ trên trục
Hình ảnh trục tọa độ
Nguồn: Tác giả.
18
 
Thực hành xác định độ dài đại số của véc tơ trên trục

Hình ảnh: trục tọa độ
Nguồn: Tác giả
19

HS nhận thấy sự cần thiết xây dựng hệ trục tọa độ để xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng
Hình ảnh: Bàn cờ Vua
Nguồn: Internet
20

- Kiến thức: học sinh nắm được định nghĩa hệ trục tọa độ, các yếu tố liên quan đến hệ trục tọa độ


Nguồn: Tác giả
21

- Kiến thức: Học sinh biết cách phân tích một véc tơ bất kỳ theo hai véc tơ đơn vị
- Kĩ năng: Phân tích được một véc tơ bất kỳ theo hai véc tơ đơn vị
Tranh ảnh
Nguồn: Tác giả
22

- Kiến thức: Học sinh nắm được cách xác định tọa độ véc tơ khi biết phân tích của véc tơ đó theo hai véc tơ đơn vị
- Kĩ năng: Xác định được tọa độ của véc tơ
Hình ảnh
Nguồn: Tác giả
23

- Kiến thức: HS thực hành xác định tọa độ của véc tơ


Nguồn: Tác giả
24

- Kiến thức: Nắm được điều kiện để hai véc tơ bằng nhau
- Kĩ năng: Xác định được điều kiện để hai véc tơ bằng nhau

Nguồn: Tác giả
25

- Kiến thức: Nắm được cách xác định tọa độ của một điểm trong mặt phẳng
- Kĩ năng: Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
Hình vẽ
Nguồn: Tác giả
26

- Kiến thức: HS thực hành xác định tọa độ của điểm trong mặt phẳng

Hình vẽ
Nguồn: Tác giả
27

- Kiến thức: HS nắm được cách tìm tọa độ véc tơ khi biết tọa độ điểm đầu và điểm cuối
- Kĩ năng: Chứng minh được đẳng thức vec tơ

Nguồn: Tác giả
28

- Kiến thức: Học sinh thực hành xác định tọa độ của véc tơ khi biết tọa độ điểm đầu và điểm cuối
- Kĩ năng: Thành thạo cách xác định tọa độ của véc tơ

Nguồn: Tác giả
29

Bảng tổng kết Quiz câu hoỉ tương tác trong bài

Nguồn: Phần mềm Adobe Presenter
30

- Kiến thức: Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản của bài


Nguồn: Tác giả
31

- Kiến thức: Học sinh phân biệt được độ dài đại số của véc tơ và độ dài đoạn thẳng


Nguồn: Tác giả
32

- Kiến thức: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về tọa độ của điểm trên trục, độ dài đại số của véc tơ trên trục
- Kĩ năng: Vận dụng kến thức bài học vào xét tính đúng, sai của các khẳng định

Nguồn: Tác giả.
33

Học sinh vận dụng các kiến thức trong bài học để tìm ra mệnh đề sai

Nguồn: Tác giả
34

Học sinh biết cách tìm tọa độ của điểm khi biết tọa độ cảu véc tơ

Nguồn: Tác giả.
35

Học sinh vận dụng kiến thức về điều kiện cần và đủ để một tứ giác là hình bình hành để tìm được tọa độ một đỉnh còn lại của hình bình hành.

Nguồn: Tác giả.
36

Bảng tổng kết Quiz câu hỏi củng cố

Nguồn: Phần mềm Adobe Presenter
37

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố 4

Nguồn: Tác giả.
38

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố 5

Nguồn: Tác giả.
39

Hướng dẫn học sinh học ở nhà

Nguồn: Tác giả
40

Tài liệu tham khảo
Sử dụng âm thanh
Nguồn: - Internet.
- Tác giả
41

Lời cảm ơn
Sử dụng âm thanh, hình ảnh
Nguồn: Internet

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_hinh_hoc_lop_10_tiet_10_bai_4_he_truc_toa_do_tiet.doc