Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi

Đọc nội dung mục Mục 1 và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm đất trồng về vị trí, vai trò và nguồn gốc hình thành của đất.

Bộ rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào?

 

pptx 18 trang Phan Thành 05/07/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ 10 - Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Chu Thị Phượng - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG 
GV: Chu Thị Thanh Nhàn 
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI 
MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 
KHỞI ĐỘNG 
Quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái. 
Hình A: Đất than bùn: có màu nâu đen 
Hình B: Đất bạc màu: có màu nâu trắng 
Hình C: Đất bạc màu trên phù sa cổ: có pha màu trắng và vàng 
Hình D: Đất đỏ nâu trên đá vôi: có màu nâu vàng 
01 
02 
03 
04 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Độ phì nhiêu của đất 
Một số tính chất của đất trồng 
Thành phần đất trồng 
Khái niệm đất trồng 
Bộ rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào? 
1. Khái niệm đất trồng 
Đọc nội dung mục Mục 1 và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm đất trồng về vị trí, vai trò và nguồn gốc hình thành của đất. 
Rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt - tầng đất canh tác. Đây là tầng đất cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng. 
2.Thành phần đất trồng 
Thảo luận nhóm 
PHIẾU HỌC TẬP 
Nghiên cứu Mục 2 trang 21 SGK và kiến thức đã học từ Bài 3, hoàn thành nội dung theo bảng sau: 
Thành phần đất trồng 
Đặc điểm 
Vai trò 
Nước 
Không khí 
Chất rắn 
Sinh vật 
Thành phần đất trồng 
Đặc điểm 
Vai trò 
Nước 
Tồn tại ở các dạng khác nhau (nước liên kết hoá học, nước hấp thụ, hơi nước, nước tự do,...). Cây trồng hấp thụ chủ yếu là nước tự do. 
. 
Không khí 
Tương tự trong khí quyển nhưng ít O 2 và nhiều CO 2 hơn. 
Cung cấp O 2 cho rễ cây và hệ sinh vật đất hô hấp; cung cấp N 2 cho quá trình cố định đạm trong đất,... 
Chất rắn 
Các hạt khoáng là phần cốt lõi và quan trọng nhất của chất rắn, có nguồn gốc chính là từ đá mẹ và mẫu chất. 
Chất hữu cơ, có nguồn gốc từ xác sinh vật. 
Quyết định các tính chất của đất, chứa các chất khoáng cần thiết cho cây trồng như N, P, K và các chất dinh dưỡng khác. 
Quyết định các tính chất và độ phì của đất. 
Sinh vật 
Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất. 
Dưới tác động của vi sinh vật, chất hữu cơ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và hình thành hợp chất mùn cho đất. 
3. Một số tính chất của đất trồng 
3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất 
Thảo luận nhóm 
1. Thành phần cơ giới của đất là gì? Dựa vào căn cứ nào để gọi tên các loại đất (đất cát, đất thịt, đất sét) 
2. Độ thoáng khí của đất là gì? Khả năng giữ nước của đất là gì? 
3. Độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất có vai trò gì đối với cây trồng? 
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon (bụi) và sét có trong đất. 
Dựa vào thành phần cơ giới, người ta chia đất trồng thành các loại với tên gọi khác nhau: 
 Đất cát 
Đất thịt 
 Đất sét 
Độ thoáng khí là khả năng di chuyển của không khí qua các tầng đất. 
3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất 
 Khả năng giữ nước của đất là lượng nước mà đất có thể giữ lại, cây trồng sử dụng được. 
Độ thoáng khí của đất quyết định tốc độ trao đổi khí giữa đất và khí quyển (quyêt định lượng O 2 và CO 2 trong đất). Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của rễ cây, quá trình phân giải chất hữu cơ,...cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 
Đất có khả năng giữ nước tốt (chứa nhiều hạt limon, sét) sẽ kịp thời cung cấp nhu cầu nước cho cây trồng. 
3.1. Thành phần cơ giới, độ thoáng khí và khả năng giữ nước của đất 
Q uan sát Hình 4.4 trang 23 SGK đê mô tả cấu tạo keo đất, phân biệt keo âm, keo dương, vai trò của keo đất đối với cây trồng. 
3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
Keo đất là những phân tử chất rắn có kích thước dưới 1mm . không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (Hình 4.4). 
Keo đất giữ vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định nhiều tính chất cơ bản của đất về mặt lí học, hoá học. đặc biệt là đặc tính hấp phụ của đất. 
Lớp ion nằm sát nhàn là lớp ion quyết định diện (quyết định là keo âm hay keo dương). Lớp ion không di truyền và lớp ion khuếch tán mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện. Lớp ion khuếch tán trao đổi ion với dung dịch đất. 
3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
Khả năng hấp phụ của đất là gì? Các dạng hấp phụ của đất là gì? 
 Khả năng hấp phụ của đất là khả năng đất có thể giữ lại các chất tan, chất lỏng, chất khí hoặc làm thay đổi nồng độ của các chất đó trên bề mặt của hạt đất. 
Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng: 
 Hấp phụ sinh học (thực vật, vi sinh vật hút các chất khoáng từ đất, vi sinh vật cố định đạm lấy nitrogen (từ khí trời). 
 Hấp phụ cơ học (giữ các vật chất nhỏ trong khe hở của đất) 
Hấp phụ lý học (sự thay đổi nồng độ của các phần tử chất lỏng và chất khí trên bề mặt hạt đất) 
Hấp phụ hoá học (sự tạo thành các muối ít tan từ các muối dễ hòa tan trong đất) 
 Hấp phụ lý hoá học (trao đổi ion trên bề mặt keo đất với ion của dung dịch đất tiếp xúc). 
3.2. Keo đất và khả năng hấp phụ của đất 
3.3. Phản ứng của dung dịch đất 
Dung dịch đất là gì? 
Trị số pH của dung dịch đất cho biết điều gì? 
Thế nào là phản ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng trung tính của đất? 
Dung dịch đất là nước và chất hoà tan ở trong đất. Phản ứng dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoà tan các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. 
Phản ứng của dung dịch đất là tính chua, kiềm hay trung tính của đất, được biểu thị bằng trị số pH (pH = - lg[H + ]). 
 Đất chua khi pH < 6,5. 
Đất trung tính có pH từ 6,5 - 7,5. 
Đất kiềm khi pH > 7,5. 
Đa số cây trồng sống được khi đất có pH từ 4,5 - 8,5 nhưng thích hợp nhất là từ 5,5 - 7,5. 
Phản ứng chua của đất: Độ chua của đất do H + trong dung dịch đất hoặc H + và Al 3+ trên bề mặt keo đất gây nên. Độ chua ảnh hưởng trực tiếp đến cây, đến các quá trình oxy hoá - khử trong đất. 
Phản ứng kiềm của đất: Do đất chứa nhiều ion K + , Na + , Ca 2+ , Mg 2+ ,... thuỷ phân tạo thành NaOH và Ca(OH) 2 ,... làm cho đất hoá kiềm. 
Phản ứng trung tính của đất: Trong dung dịch đất có nồng độ [H ] = [OH - ]. 
3.3. Phản ứng của dung dịch đất 
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khí và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. 
Phân loại: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: 
Độ phì nhiêu tự nhiên: được hình thành do kết quả quá trình hình thành đất, không có sự tác động của con người. 
Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người. 
4. Độ phì nhiêu của đất 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Hoàn thành các câu hỏi được giao: 
Ở địa phương em có những loại đất trồng nào? Người ta thường trồng những loại cây gì trên đất đó? 
Xem trước nội dung bài 5. 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM 
ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_10_bai_4_san_xuat_giong_cay_trong_tiep_t.pptx